Tranh cãi tội phạm kép: Tương lai bất định của CFO Huawei
Phán quyết về việc bà Mạnh có phạm tội phạm kép hay không có thể sẽ công bố sau vài tháng.
Giám đốc Tài chính ( CFO) của Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Châu sáng 20/1 (theo giờ địa phương) đã tới Tòa án tối cao tỉnh British Columbia để bắt đầu phiên tòa xem xét việc dẫn độ bà tới Mỹ.
Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu tại phiên tòa sáng 20/1.
Tại phiên điều trần về “tội phạm kép”, phía Mỹ cáo buộc bà Mạnh nói dối Ngân hàng HSBC về mối quan hệ của Huawei với Công ty liên kết Skycom tại Iran. Vụ việc khiến HSBC có nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Tehran.
Bộ Tư pháp Mỹ thông báo trong hồ sơ trình tòa: “Có bằng chứng cho thấy bà ấy đã lừa dối ngân hàng để khiến họ tiếp tục cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Huawei”.
Trong khi đó, các công tố viên Canada khẳng định Huawei kiểm soát hoạt động của Skycom ở Iran, nhân viên của Skycom đã sử dụng tài khoản email và huy hiệu bảo mật của Huawei và tài khoản ngân hàng của họ do Huawei kiểm soát.
Phía bà Mạnh đã bác bỏ mọi cáo buộc trên. Bà Mạnh cho biết chính bà đã trình bày trước Giám đốc điều hành của HSBC hồi năm 2013 rằng Huawei không còn sở hữu Skycom nữa và bà đã rút khỏi hội đồng quản trị công ty này.
Bà Mạnh tuyên bố bà vô tội và phản đối lệnh dẫn độ một phần vì hành vi của bà bị cáo buộc là “tội phạm kép” không phải là bất hợp pháp ở Canada.
Video đang HOT
Luật sư bào chữa chính của bà Mạnh, ông Richard Peck cho rằng, Canada không áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran tại thời điểm các quan chức Canada được ủy quyền bắt đầu quá trình dẫn độ, thực hiện bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu tại sân bay Canada. Việc bắt giữ bà Mạnh chiểu theo các lệnh trừng phạt của Mỹ và như vậy không thể coi bà Mạnh đã vi phạm quy tắc “tội phạm kép”.
Việc cố gắng ép bà Mạnh phạm tội này sẽ “làm suy yếu quy tắc tội phạm kép”.
“Mỹ tuyên bố hành vi của bà Mạnh là hành vi gian lận đối với ngân hàng. Đây là một sự giả tạo. Canada thực sự bị yêu cầu thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran” – luật sư của bà Mạnh phản biện.
Giai đoạn một của phiên tòa xem xét dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sẽ kéo dài khoảng 5 ngày. Song phán quyết có thể sẽ đến muộn hơn nhiều – có thể trong vài tháng.
Giai đoạn hai của phiên tòa này sẽ được mở vào tháng 6/2020, tranh luận liệu quyết định bắt giữ bà tại sân bay quốc tế Vancouver ngày 1/12/2018 có vi phạm quyền của bà này hay không. Theo thống kê của Bộ Tư pháp Canada, trong giai đoạn 2008-2018, gần 90% số người bị bắt giữ tại Canada theo đề nghị của Mỹ, đã bị dẫn độ về Mỹ.
Trước khi phiên tòa diễn ra, Trung Quốc đã hối thúc Canada thả bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei bị bắt giữ tại Canada cách đây hơn một năm, trước phiên tòa ngày 20/1.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đưa ra bình luận trên trong cuộc họp báo thường ngày hôm 20/1. Ông Cảnh cũng nói rằng Canada nên khắc phục sai lầm, theo Reuters.
“Quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc trong việc bảo vệ các quyền hợp pháp của công dân Trung Quốc là vững chắc và không hề nao núng” – ông Cảnh Sảng cho biết.
Ông gọi trường hợp của bà Mạnh là “vấn đề chính trị nghiêm trọng”.
Bà Mạnh bị bắt tại Vancouver hồi tháng 12/2018 và đang được bảo lãnh tại ngoại chờ xét xử về việc dẫn độ bà sang Mỹ. Trong ngày 20/1 (giờ Canada), bà ra hầu tòa cho giai đoạn đầu của quá trình xét xử.
Đại sứ Trung Quốc tại Canada đã nói việc thả bà Mạnh là “điều kiện tiên quyết” để cải thiện quan hệ song phương. Hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor đã bị bắt giữ tại Trung Quốc sau vụ bắt giữ của bà Mạnh. Trung Quốc không phủ nhận thông tin này, khẳng định vụ bắt giữ là đúng luật.
Tuy nhiên, Ottawa vẫn duy trì lập trường rằng họ sẽ không can thiệp vào quá trình tố tụng.
“Chúng tôi tôn trọng các cam kết của Hiệp ước dẫn độ. Ưu tiên rõ ràng của tất cả mọi người trong chính phủ của chúng tôi… là sự phóng thích và quyền lợi của công dân Michael Kovrig và Michael Spavor. Đó là trung tâm của tất cả các công việc chúng tôi đang làm” – Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland nhấn mạnh.
Hải Lâm
Theo baodatviet.vn
Canada bắt đầu phiên tòa xem xét dẫn độ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu
Canada đã bắt đầu phiên tòa xem xét việc dẫn độ về Mỹ đối với Giám đốc Tài chính (CFO) tập đoàn Huawei của Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Châu-động thái vấp phải nhiều chỉ trích từ phía Trung Quốc.
Bà Mạnh Vãn Châu trên đường tới dự phiên tòa. (Ảnh: Bangkok Post)
Giám đốc Tài chính (CFO) tập đoàn Huawei của Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Châu sáng 20/1 (theo giờ địa phương) đã tới một tòa án của Canada để bắt đầu phiên tòa xem xét việc dẫn độ bà về Mỹ.
Bà Mạnh Vãn Châu mặc một bộ trang phục màu đen để lộ ra vòng theo dõi điện tử mà nhà chức trách Canada đã ra lệnh cho bà phải đeo như một điều kiện để bà được tại ngoại. CFO của Huawei đã không trả lời câu hỏi của phóng viên khi bước vào tòa án.
Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ tại Canada hồi đầu tháng 12/2018 theo yêu cầu của Washington. Bà được bảo lãnh tại ngoại và sống tại một trong hai dinh thự của mình tại Vancouver trong thời gian chờ đợi phiên tòa diễn ra suốt một năm qua. Để được tự do, CFO Huawei và các luật sư của bà cần phải thuyết phục được thẩm phán rằng các cáo buộc của Mỹ nhằm vào bà này là không phù hợp với luật Canada và có C.
Giới chức Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu có hành vi lừa dối ngân hàng HSBC về mối quan hệ giữa Huawei và một chi nhánh tại Iran tên là Skycom, đẩy ngân hàng HSBC vào nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran. Trong cáo trạng, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng có bằng chứng cho thấy bà Mạnh Vãn Châu đã lừa dối HSBC để ngân hàng này tiếp tục cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Huawei. CFO Huawei phủ nhận mọi cáo buộc.
Giai đoạn một của phiên tòa xem xét dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sẽ kéo dài khoảng 5 ngày. Giai đoạn hai của phiên tòa này sẽ được mở vào tháng 6/2020, tranh luận liệu quyết định bắt giữ bà tại sân bay quốc tế Vancouver ngày 1/12/2018 có vi phạm quyền của bà này hay không. Theo thống kê của Bộ Tư pháp Canada, trong giai đoạn 2008-2018, gần 90% số người bị bắt giữ tại Canada theo đề nghị của Mỹ, đã bị dẫn độ về Mỹ.
Việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu đã đẩy Canada vào "thế kẹt" trong mối quan hệ với hai siêu cường là Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh Huawei là một tập đoàn hàng đầu tại Trung Quốc. Mối quan hệ đang trong giai đoạn sóng gió giữa Canada và Trung Quốc không chỉ bị chi phối do liên quan đến bà Mạnh Vãn Châu, mà còn bởi quyết định của Ottawa có cho phép Huawei tham gia vào mạng 5G ở "xứ sở lá phong" hay không./.
Theo TTXVN/Vietnamplus.vn
Canada không chia sẻ thông tin riêng của 'công chúa' Huawei với FBI Bộ trưởng Tư pháp Canada khẳng định không chia sẻ thông tin từ các thiết bị điện tử của Giám đốc Tài chính (CFO) Huawei Mạnh Vãn Châu cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ. Bà Mạnh, 47 tuổi, bị Mỹ buộc tội vi phạm lệnh trừng phạt của nước này đối với Iran và bị yêu cầu dẫn độ về Mỹ. CFO...