Tranh cãi “nảy lửa” xung quanh việc bỏ cộng điểm nghề khi tuyển sinh lớp 10
“Kỹ năng trong bộ môn giáo dục hướng rất cần thiết nhưng nhiều học sinh chỉ đăm đăm suy nghĩ việc mình học nghề được xếp loại gì và được cộng bao nhiêu điểm chứ không hề chú tâm vào môn học và ý nghĩa thực sự của nó”, ông Nguyễn Quang Tùng cho hay.
Học sinh học nghề cắm hoa
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Đáng chú ý Bộ GD&ĐT lấy ý kiến cơ sở về việc không sử dụng kết quả các cuộc thi do các địa phương, đơn vị tổ chức làm căn cứ tuyển sinh đầu cấp.
Vì thế, có thể sắp tới học sinh có chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở GD&ĐT tổ chức ở cấp THCS cũng được cộng điểm khuyến khích khi tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10.
về điều này, một phụ huynh xin được giấu tên : “Con gái tôi năm nay học lớp 8 trường THCS Khương Thượng (Đống Đa) cũng đã đi học nghề cắm hoa ở trường gần hết một học kỳ. Nói thật, nếu không phải do quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc các cháu được cộng điểm thi tuyển sinh vào 10 nếu có chứng chỉ nghề thì tôi sẽ không cho con đi học.
Video đang HOT
Bởi lẽ, vừa lãng phí tiền của mà gia đình tôi định hướng học hết THPT con sẽ đi du học nên việc học nghề là không thật cần thiết. Vì thế, nếu Bộ GD&ĐT định thay đổi thì tôi mong rằng có lộ trình nhất định để đảm bảo quyền lợi cho các học sinh”.
Trái ngược với ý kiến trên, ông Nguyễn Quang Tùng- Hiệu trưởng THCS Lomonoxop cho hay: “Tôi hiểu được sự phản đối về việc bỏ cộng điểm nghề khi học sinh thi tuyển sinh vào 10 của các bậc phụ huynh.
Trước sự thay đổi mới đương nhiên sẽ có những người phải hi sinh quyền lợi nhưng nếu chúng ta không dám làm thì không bao giờ tiến bộ được. Tôi mong các phụ huynh chỉ nghĩ đơn giản thế này: Chúng ta sẽ vẫn duy trì việc học nghề ở bậc THCS chỉ thay đổi là trước kia các con được cộng điểm khi tuyển sinh vào 10 thì giờ không được cộng điểm nữa.
Thực tế, những kỹ năng trong bộ môn giáo dục hướng nghiệp như: Cắm hoa, điện, thêu thùa…rất cần cho học sinh sau này. Nhất là những học sinh ở thành phố dường như không phải làm gì nên những kỹ năng như khâu vá, kiến thức cơ bản về điện…các con dường như không biết. Còn việc duy trì một cuộc thi tốt nghiệp nghề để cộng điểm vào cấp 3 thực sự rất cồng kềnh và tốn kém.
Đó là chưa kể, nhiều học sinh chỉ đăm đăm suy nghĩ việc mình học nghề được xếp loại gì và được cộng bao nhiêu điểm khi tuyển sinh chứ không hề chú tâm vào môn học và ý nghĩa thực sự của nó. Đó cũng là một biểu hiện của bệnh hình thức trong giáo dục. Vì vậy, tôi ủng hộ dự thảo mới này của Bộ GD&ĐT”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho hay: “Bộ GD&ĐT đưa việc bỏ cộng điểm nghề trong tuyển sinh vào lớp 10 vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và THPT là để lấy lại mục đích và ý nghĩa của việc giáo dục hướng nghiệp cũng là để chấn chỉnh tình trạng loạn các cuộc thi ở địa phươngtheo lối hình thức gây mệt mỏi cho phụ huynh và học sinh”.
Theo Infonet.vn
Hà Nội: Tuyển sinh lớp 10 năm nay sẽ thế nào?
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn hiệu trưởng các trường THPT chuẩn bị tốt các điều kiện để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018 - 2019.
ảnh minh họa
Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu hiệu trưởng các trường THPT chuẩn bị tốt các điều kiện để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018 - 2019. Cụ thể, các trường phải thực hiện 3 công khai, chấn chỉnh tình trạng thu, chi theo quy định. Đồng thời, căn cứ vào cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để xây dựng kế hoạch trường lớp và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với cơ sở giáo dục ngoài công lập, Sở GD-ĐT yêu cầu nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường quản lý hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định của Sở GD-ĐT về ban hành quy định điều kiện tuyển sinh vào lớp 10 thực hiện với các trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ngoài công lập. Bản đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2018 - 2019 của trường ngoài công lập phải được Chủ tịch HĐQT (hoặc chủ trường) và Hiệu trưởng ký tên theo quy định.
Với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 dự kiến sẽ rất áp lực, không chỉ đối với thí sinh mà còn đối với ngành Giáo dục thủ đô bởi sự gia tăng đáng kể số lượng thí sinh tham gia. So với con số hơn 76,2 nghìn thí sinh dự thi năm học 2017-2018, năm nay sẽ có thêm khoảng trên 20 nghìn em dự thi. Thông tin lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra trước đó là năm nay, Hà Nội sẽ tiếp tục tuyển sinh lớp 10 THPT theo phương thức đang được áp dụng, không thay đổi so với mọi năm, thí sinh thi hai môn Ngữ văn và Toán, chưa triển khai thi thêm môn Ngoại ngữ.
Về định hướng tuyển sinh năm 2018, ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở cho biết, nếu việc đánh giá năng lực ở một số trường được Bộ GD-ĐT cho phép áp dụng, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ khảo sát, đánh giá các trường này để có phương án phù hợp nhất. Theo ông Đại, việc Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo cho phép một số trường có số học sinh đăng ký vượt quá so với chỉ tiêu được tổ chức đánh giá năng lực là phù hợp.
Được biết, tại Hà Nội, bên cạnh Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam có tuyển sinh lớp 6 toàn thành phố, một số trường chất lượng cao cũng tuyển học sinh không cần đúng tuyến như Trường THCS Cầu Giấy, THCS Nam Từ Liêm... Ngoài ra, một số trường ngoài công lập có tiếng như Trường Nguyễn Siêu, Marie Curie, Lương Thế Vinh, Đoàn Thị Điểm... cũng thường xuyên có nhu cầu tổ chức thi tuyển bởi lượng học sinh đăng ký dự thi quá đông so với chỉ tiêu.
Riêng đối với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, Sở GD-ĐT Hà Nội đang trình thành phố phương án tổ chức theo hướng đảm bảo đúng tỷ lệ như mọi năm số học sinh được học công lập. Việc điều chỉnh môn thi cần được nghiên cứu để tránh học lệch, học "tủ" nhưng cùng phải cân đối đến trình độ học sinh khu vực thành phố, nông thôn. Do vậy, các thông tin chính thức về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2018 sẽ không có nhiều biến đổi và dự kiến sẽ được công bố trong tháng 3/2018.
Theo Phapluatvn.vn
Ninh Bình thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có công văn về việc tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh. ảnh minh họa Nội dung thanh tra, kiểm tra gồm: Các nội dung theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; Qui chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư...