Tranh cãi mô hình trường chuyên: Xoá bỏ hay chỉ cần đổi mới?

Theo dõi VGT trên

Nhiều chuyên gia cho rằng, mô hình trường chuyên vẫn cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, thay vì xoá bỏ, chúng ta nên đổi mới cho phù hợp hơn.

Nên giữ hay bỏ trường chuyên?

Trong mùa tuyển sinh vào lớp 6 năm 2020, các đối tượng học sinh muốn đăng ký dự thi vào lớp 6 trường chuyên Hà Nội – Amsterdam, phải trải qua vòng sơ tuyển cam go. Nếu kết quả học lực trung bình môn trong 5 năm học tiểu học đạt hầu hết 10 điểm ở các môn thì mới đủ điều kiện dự thi. Đây không phải năm đầu tiên trường chuyên Amsterdam- Hà Nội đưa ra điều kiện sơ tuyển như vậy.

Trước sự việc trên, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành- một cựu học sinh trường Amsterdam khoá 1992-1995 đã đề xuất nên xóa bỏ mô hình trường chuyên trên cả nước, để tránh áp lực cho học sinh.

Ông cho rằng, mô hình trường chuyên tồn tại nhiều bất cập như: Bất công- mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Trường sử dụng ngân sách nhà nước từ thuế của nhiều bố mẹ khác để đầu tư cho học sinh trong trường là không công bằng.

Đồng thời, việc chạy đua để vào trường chuyên khiến nảy sinh các tiêu cực như phụ huynh chạy chọt để con em có bảng điểm đẹp, có g.iải t.hưởng, làm gia tăng dạy thêm, học thêm

Mô hình “trường chuyên” hay “trường năng khiếu” ra đời hơn 40 năm nay, được coi là một thiết chế giáo dục công lập đặc biệt ở Việt Nam – nơi tuyển chọn và đào tạo những cá nhân suất sắc nhất của một lứa học sinh.

Kết quả nổi bật nhất của các trường chuyên công lập là những g.iải t.hưởng học sinh giỏi quốc tế, quốc gia. Việc được học trường chuyên cũng là niềm tự hào của nhiều học sinh, gia đình. Trường chuyên cũng làm nên danh tiếng, thương hiệu của nhiều địa phương.

Tranh cãi mô hình trường chuyên: Xoa bo hay chỉ cần đổi mới? - Hình 1

Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam. (Ảnh minh hoạ)

Thế nhưng, vấn đề “giữ” hay “bỏ” mô hình trường chuyên đã được đặt ra nhiều lần. Thực tế, trong Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020 tới đây), trong các loại hình nhà trường của hệ thống giáo dục quốc dân, không có mô hình trường chuyên, lớp chọn.

Dù luật không quy định, nhưng thực tế, hiện nay trên cả nước, mỗi tỉnh đều có ít nhất 1 trường chuyên. Các địa phương rất quan tâm và đầu tư nhiều kinh phí, t.iền bạc cho các trường chuyên với kỳ vọng hằng năm sẽ gặt hái được thành tích.

Quan điểm của ông Thành những ngày qua đã gây ra nhiều tranh cãi, nhiều người đồng ý nên xoá bỏ trường chuyên, lớp chọn để học sinh được hưởng sự công bằng và không áp lực học tập. Ngược lại nhiều ý kiến cho rằng, duy trì trường chuyên là sự tiến bộ và cần thiết.

Video đang HOT

Không xóa bỏ nhưng cần đổi mới

TS Vương Thanh Nga, một chuyên gia tư vấn và định hướng giáo dục t.rẻ e.m nhận định, mô hình trường chuyên lớp chọn vẫn cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Thay vì xoá bỏ, chúng ta nên có những đổi mới cho phù hợp hơn. “Nếu chỉ vì những cuộc chạy đua điểm số khốc liệt mà xoá bỏ trường chuyên là lối tư duy cực đoan”.

Vị chuyên gia chỉ ra, chúng ta cần xác định rõ đâu là nguồn cơn tạo nên áp lực học tập và những cuộc chạy đua khốc liệt đó. Chính phụ huynh là người luôn muốn con học trường chuyên để làm rạng danh gia đình nên mỗi mùa tuyển sinh đến đều ép con trẻ vào guồng học, guồng chạy đua đó.

Có những phụ huynh không tiếc t.iền bạc, thời gian để đầu tư cho con có một bảng kết quả học tập 100% các môn đều điểm 10. Rồi thuê gia sư cho con đi học thêm ngày đêm với mong muốn con có được một suất vào trường chuyên; lớp chọn. Mong muốn tương lai của con tốt đẹp là không sai, nhưng nhiều phụ huynh đang bị cuồng mác trường chuyên, TS Nga nói.

Các trường chuyên, lớp chọn họ vẫn đang làm đúng mục tiêu là chọn ra những tinh hoa để đào tạo nhân tài cho mai sau. Các trường chuyên không sai. Chỉ tiêu tuyển sinh vào trường mỗi năm có hạn, trong khi hồ sơ nộp dự tuyển quá nhiều, buộc lòng nhà trường phải đưa ra tiêu chí xét tuyển học bạ, g.iải t.hưởng để sàng lọc.

TS Nga cho rằng, quan trọng nhất là phụ huynh cần thay đổi tư duy và nhận thức trong việc lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp với con em mình. Không phải đ.ứa t.rẻ nào cũng phù hợp với trường chuyên, lớp chọn, cần xét đến năng lực học tập, tố chất và đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Tranh cãi mô hình trường chuyên: Xoa bo hay chỉ cần đổi mới? - Hình 2

Học sinh khối THCS. (Ảnh minh hoạ)

Ngoài áp lực trong việc chạy đua về điểm số, một số lập luận cho rằng các trường chuyên được đầu tư quá nhiều, vô tình trở thành trường học của con nhà giàu.

Bác bỏ ý kiến trên, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, mục tiêu của trường chuyên là để đào tạo “người tài” cho mỗi địa phương, cho đất nước. Các trường chuyên phải được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và giáo viên là điều dễ thấy, dễ hiểu.

Nếu có thay đổi, thì chỉ nên xem xét điều chỉnh phương thức đào tạo, phương thức tuyển chọn và phương thức huy động các nguồn lực của xã hội cho việc đổi mới phương thức đào tạo của các trường chuyên, không nên quá cực đoan cho việc đổi mới trường chuyên lớp chọn, vị này nói.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, mô hình trường chuyên, lớp chọn là để phát hiện khuyến khích, đào tạo những học sinh tinh hoa, có năng lực xuất sắc.

Từ lâu, mô hình trường chuyên được coi là chuẩn mực, đầu tàu tạo ra những thế hệ học sinh “học tập tốt, rèn luyện tốt, ý thức tốt”. Chính vì lí do đó, khiến phụ huynh đã không tiếc t.iền chạy đua cho con trẻ 1 suất vào môi trường học tập tốt toàn diện. Các trường chuyên vẫn luôn là niềm tự hào, là đặc sản giáo dục của mỗi địa phương.

Tranh cãi về mô hình trường chuyên: Đã lỗi thời hay bất công?

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - một cựu học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, khoá 1992-1995 đã đề xuất nên xóa bỏ mô hình trường chuyên để tránh áp lực cho học sinh. Những ngày qua, quan điểm này nhận được sự quan tâm, với nhiều ý kiến trái chiều.

Những ngày qua, bảng điểm đẹp với toàn điểm 10 của học sinh có nguyện vọng đăng ký thi vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã nhận được sự quan tâm của dư luận.

Tranh cãi về mô hình trường chuyên: Đã lỗi thời hay bất công? - Hình 1


Danh sách đủ điều kiện dự thi vào lớp 6 năm học 2019-2020 của Trường Amsterdam với học bạ toàn điểm 10.

Khi nhìn bảng điểm toàn điểm 10 này, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - một chuyên gia kinh tế, cựu học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã chia sẻ quan điểm không nên tồn tại mô hình trường chuyên, hoặc chuyển mô hình trường này cho tư nhân.

Lập luận được đưa ra là trường chuyên tồn tại nhiều bất cập như: Bất công, là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Đồng thời việc chạy đua để vào ngôi trường này khiến có thể nảy sinh các tiêu cực như phụ huynh chạy chọt để con em có bảng điểm đẹp, có g.iải t.hưởng...

Lập luận trên đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, phụ huynh, học sinh.

Mô hình trường chuyên vẫn cần thiết

Theo bà Nguyễn Thị Thu - người đồng sáng lập Trường mầm non Tsubaki, mô hình trường chuyên vẫn cần thiết và nên có những đổi mới thay vì xóa bỏ.

Vì tư duy của phụ huynh luôn muốn con học trường chuyên để làm rạng danh gia đình nên có rất nhiều bộ hồ sơ dự thi vào trường chuyên Amsterdam. Vì chỉ tiêu tuyển sinh có hạn trong khi hồ sơ nộp vào nhiều nên nhà trường buộc phải đưa ra tiêu chí xét tuyển học bạ, g.iải t.hưởng để sàng lọc.

Tuy nhiên đó lại giống như liều doping, phụ huynh tiếp tục đưa con mình vào một cuộc đua để có được bảng điểm đẹp, có các g.iải t.hưởng. Đó là lý do để tiêu cực xuất hiện.

"Tư nhân hóa trường chuyên Amsterdam hay các trường chuyên không phải là cách giải quyết gốc rễ vấn đề. Có cầu thì phải có cung. Nên điều quan trọng là phụ huynh cần thay đổi tư duy và nhận thức trong việc lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp với con em mình"- bà Thu nêu quan điểm

Còn theo Bùi Nguyên - cựu học sinh Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam khóa 2014-2017 bày tỏ không đồng tình với quan điểm cho rằng trường chuyên là trường dành cho con nhà giàu, có tiềm lực mới đua được vào trường chuyên.

"Trường Amsterdam là một trong những trường đi đầu về hoạt động ngoại khóa. Trong trường không chỉ có các câu lạc bộ học thuật mà còn có nhiều câu lạc bộ nghệ thuật, qua đó giúp học sinh nhìn nhận được những điểm mạnh của bản thân và tỏa sáng với chính điểm mạnh đó" - Nguyên cho biết.

Tranh cãi về mô hình trường chuyên: Đã lỗi thời hay bất công? - Hình 2


Các em nhỏ và phụ huynh hồi hộp xem học sinh trường Amsterdam làm thí nghiệm khoa học. Ảnh: Bích Hà.

Liên quan đến quan điểm có nên tư nhân hóa trường chuyên, chị Nguyễn Thu Hường (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng việc tư nhân hóa trường chuyên lúc này là không nên bởi sự thay đổi này cần phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

"Người Việt Nam chủ yếu có thu nhập thấp, việc đầu tư cho giáo dục của các gia đình Việt Nam đã cải thiện hơn nhưng không phải là quá nhiều (trừ gia đình có điều kiện).

Tư nhân hóa một cơ sở công lập tức là học phí cũng tăng lên, vì vậy sẽ có nhiều học sinh nghèo học giỏi sẽ mất đi cơ hội được học trong các ngôi trường chuyên nhiều anh tài. Nếu tất cả các trường chuyên tư nhân hóa thì có lẽ sân chơi tri thức bậc sâu sẽ chỉ chủ yếu dành cho gia đình có điều kiện" - chị Hường phân tích.

Giữ mô hình nhưng cần thay đổi tư duy giáo dục

Bên cạnh các ý kiến phản đối, cũng có một số ý kiến bàn luận về vấn đề thay đổi tư duy trong cách giáo dục tại mô hình trường chuyên trên cả nước.

Chị Vũ Thị Huyền (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Thái Bình) đề xuất nên có nhiều trường năng khiếu hơn là trường chuyên.

"Giỏi âm nhạc, hội họa, thể thao hay giỏi về kiến thức khoa học, xã hội cũng đều là giỏi. Tuy nhiên ở Việt Nam đa phần chỉ có trường chuyên cho kiến thức. Còn tài năng khác thì được xếp vào trường năng khiếu.

Tư duy này tạo nên cuộc chạy đua, áp lực đặc biệt cho các trường chuyên, lớp chọn không chỉ riêng ở chuyên Amsterdam. Nếu tất cả được nhìn nhận một cách công bằng thì nên phát triển thành các trường năng khiếu. Các em học sinh cũng sẽ giảm bớt được sức ép, căng thẳng và có thời gian học tập những gì mình yêu thích" - chị Huyền cho hay.

Đồng quan điểm với chị Huyền, bà Nguyễn Thị Thu cũng cho rằng tư duy về giáo dục phải thay đổi theo hướng khai phóng để học sinh được phát triển toàn diện.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chân dung chủ homestay nghi "gian díu" với Nam Thư, em gái tố bản tính dơ bẩn
16:02:40 05/07/2024
Vụ giám thị ký nhầm: kiểm điểm cán bộ, lập tổ phân tích bài làm của thí sinh
16:18:17 05/07/2024
Mẹ tôi được biếu 8 triệu/tháng nhưng vẫn đòi đi làm giúp việc cho nhà hàng xóm, biết mức lương bà nhận được mà tôi choáng
16:26:25 05/07/2024
Một Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cưới gấp để "chạy bầu"?
20:05:20 05/07/2024
Thoại Mỹ xót xa nhắc về Vũ Linh, phản ứng bất ngờ trước tin đồn bị Vũ Luân ghét
16:14:45 05/07/2024
Phì cười với biểu cảm hài hước của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh, ai cũng bình luận: Sao y bản chính bố Bình
20:01:15 05/07/2024
Nam diễn viên nổi tiếng về quê sống, để vợ ở lại Sài Gòn: "Mỗi ngày tôi chỉ ăn một bữa cơm"
16:07:17 05/07/2024
Phùng Thiệu Phong đòi hàn gắn Triệu Lệ Dĩnh, mẹ chồng cũ "hạ mình" làm 1 điều
16:01:21 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thú vị hang luồn Cái Đé (Quảng Ninh)

Du lịch

21:41:01 05/07/2024
Từ bến tầu Cái Rồng (Vân Đồn), đi khoảng 1 tiếng đồng hồ về phía bắc, qua đảo Cái Lim chừng 3 cây số, là đến được hang luồn Cái Đé.

Xào mướp mà bỏ qua bước này, đừng hỏi sao mướp hay bị thâm đen

Ẩm thực

21:38:36 05/07/2024
Bí quyết làm mướp xào của các đầu bếp thường có một khâu quan trọng, xào mướp mà bỏ qua bước này, thành phẩm dễ bị thâm đen, kém hấp dẫn.

Hở van tim hai lá có nguy hiểm không?

Sức khỏe

21:28:13 05/07/2024
Điều trị hở van tim bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa để giảm triệu chứng, điều trị biến chứng suy tim, ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục m.áu đông.

Hơn 200 người giúp ông Trịnh Văn Quyết phạm tội nhưng không phải hầu tòa

Pháp luật

21:18:30 05/07/2024
Theo quyết định của TAND TP Hà Nội, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và 49 bị cáo khác sẽ ra hầu tòa vào ngày 22/7 tới vì những hành vi phạm tội đã gây ra.

'Kiều nữ làng hài' Nam Thư: U40 vẫn lẻ bóng, từng lỡ dở với diễn viên 'L.ật m.ặt'

Sao việt

21:15:40 05/07/2024
Nam Thư là một trong những diễn viên hài nổi tiếng của showbiz Việt. Sở hữu nhan sắc xinh đẹp, gợi cảm, cô được khán giả đặt cho danh hiệu kiều nữ làng hài .

Quyền Linh ngỡ ngàng cặp vợ chồng U.80 quyết định kết hôn sau 1 ngày gặp mặt

Tv show

21:02:33 05/07/2024
Tập 12 chương trình Hôn nhân tuyệt vời cùng MC Quyền Linh mang đến câu chuyện nhiều cảm xúc của cặp vợ chồng đều ở t.uổi xế chiều.

'Những nẻo đường gần xa' tập 30: Nữ chính Cù Thị Trà yêu phải 'trai đểu'?

Phim việt

20:59:02 05/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 29 có những tình tiết bắt đầu hấp dẫn hơn khi mối quan hệ giữa sếp Vinh và Đông bắt đầu bùng nổ .

5 cung hoàng đạo thích t.iền nhưng sống tình cảm

Trắc nghiệm

20:57:56 05/07/2024
Dù rất đam mê t.iền bạc nhưng 5 cung hoàng đạo này nếu phải lựa chọn giữa tình và t.iền, họ sẽ lựa chọn tình cảm. Bọ Cạp - Scorpio (23/10 - 21/11)

Mộ cổ có rắn thần khổng lồ canh gác, chuyên gia mạo hiểm đi vào: Nhìn bên trong, ai cũng ớn lạnh

Lạ vui

20:57:06 05/07/2024
Thời xa xưa, khi các bộ lạc xuất hiện trên Trái đất, người ta thường chọn vật tổ làm biểu tượng của bộ tộc. Họ sử dụng một số sinh vật tự nhiên làm kiểu dáng vật tổ, trong đó có con rắn, một sinh vật luôn gắn liền với con người.

Khán giả bình phim Việt: Từ 'Trạm cứu hộ trái tim', người xem đang rất dễ dãi?

Hậu trường phim

20:55:52 05/07/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim đã kết thúc nhưng đây cũng là bộ phim gây tranh cãi rất nhiều trên mạng xã hội bởi những hạt sạn từ nhỏ đến lớn nhưng phim vẫn hot , cho thấy khán giả Việt đang rất dễ dãi.

Loạn nhịp tim em rồi, anh biết không!

Góc tâm tình

20:50:44 05/07/2024
Em vừa đi vừa cười thầm, sao trên đời vẫn có những gã trai... hâm thế nhỉ! Em tặc lưỡi, kệ đi, cũng chỉ là người qua đường tốt bụng.