Tranh cãi gay gắt vụ 100 teen bị rời lớp vì quần ống hẹp
Trên các diễn đàn, mạng xã hội, sự việc này đã trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi với hai luồng ý kiến trái chiều.
Sự việc trường THPT Hà Huy Giáp ở TP. Cần Thơ buộc gần 100 học sinh về nhà thay trang phục vì mặc quần ống hẹp nhanh chóng trở thành chủ đề bàn luận, và nảy sinh hai luồng ý kiến trái chiều trên các diễn đàn, mạng xã hội.
Trang phục thể hiện ý thức
Tuy nhiên, nhiều thành viên lại tỏ thái độ ủng hộ với cách xử lý của nhà trường. Chàng trai Trần Tùng cho rằng: “Trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà còn giáo dục, xây dựng nhân cách cho các em. Vì vậy, việc nhà trường nghiêm khắc trong trang phục của học sinh là điều dễ hiểu. Điều đó giúp các em xây dựng tính kỷ luật, nề nếp”.
Đồng quan điểm, thành viên Saigonthang8 nhấn mạnh quy định này nhà trường đã ban hành và thực hiện được 4 năm, không hề mới mẻ, xa lạ với học sinh. Hơn nữa, trong môi trường giáo dục, trang phục không phải là chuyện nhỏ bởi điều đó thể hiện ý thức, thái độ của học sinh. Vì vậy, việc các em vi phạm chứng tỏ sự vô kỷ luật và cầm xử lý nghiêm.
Còn bạn Aika cũng cho rằng: “Cần nhìn nhận sự việc ở góc độ các học sinh đã không tuân thủ theo quy định của nhà trường là không đúng. Bất cứ môi trường nào cũng cần có nguyên tắc và các thành viên phải tuân theo thì mới có thể đảm bảo sự công bằng, nghiêm túc. Nếu không làm được điều đó, nhà trường sẽ trở nên lộn xộn, không thể quản lý, giáo dục. Giả sử, học sinh cho rằng quy định đó không cần thiết thì nên đề đạt nguyện vọng để các thầy cô xem xét thay vì vi phạm”.
Hơn nữa, việc học sinh mặc đồng phục đến trường còn tạo nên hình ảnh đẹp, trong sáng, đúng với lứa tuổi của các em.
Để bảo vệ quan điểm của mình, thành viên này còn đưa ra ví dụ nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc vẫn yêu cầu học sinh mặc đồng phục khi đến trường. Bởi quy định này vừa giúp rèn luyện tính nghiêm túc, tuân thủ nội quy, vừa thể hiện sự bình đẳng giữa tất cả các học sinh với nhau. Còn việc phát huy sự sáng tạo của học sinh nên thể hiện trong các hoạt động khác.
Video đang HOT
Quy định cứng nhắc
Trong đó, rất nhiều ý kiến cho rằng việc “đo ống quần học sinh” của nhà trường quá cứng nhắc, không cần thiết. Thậm chí có bạn còn ví quy định này là… luật rừng, kỳ quái.
Một thành viên trên diễn đàn webtretho cho rằng: “Nhà trường nên quan tâm đến việc giảng dạy chứ không nên quá chú trọng vào những tiểu tiết nhỏ như vậy. Miễn sao các em mặc đồng phục đúng áo trắng quần xanh đeo thắt lưng đen là được”.
Bạn Linhdang còn thể hiện thái độ phản đối kịch liệt khi cho rằng: “Đây là việc làm không cần thiết và dường như còn vi phạm quyền tự do cá nhân của học sinh. Hơn nữa, nếu nhà trường cho rằng việc mặc đồng phục để tránh tình trạng phân biệt giàu nghèo thì là điều hoàn toàn không thể. Bởi việc phân biệt này còn được thể hiện qua thái độ, cách ứng xử chứ không chỉ thông qua bộ quần áo. Bên cạnh đó, việc phân biệt giàu nghèo là chuyện khó tránh khỏi trong mọi lứa tuổi, môi trường”.
Từ sự việc này, nhiều thành viên còn thể hiện quan điểm về việc đa số các trường phổ thông đều bắt buộc học sinh mặc đồng phục.
Thành viên Cauvong cũng băn khoăn: “Đi học thì phải tập trung vào việc học chứ để ý đến quần áo của các bạn khác rồi tự ti, suy nghĩ để làm gì? Hơn nữa, nếu nhà trường xây dựng tư duy cào bằng, ai cũng như ai liệu có tốt cho các em học sinh”.
Còn Lan Anh chia sẻ: “Mình không nghĩ đồng phục sẽ giúp học sinh tự tin, cảm thấy bình đẳng như các bạn. Mình cho rằng chỉ cần các em không mặc đồ hở hang, gọn gàng, lịch sự là được. Hơn nữa, vốn dĩ chúng ta sinh ra không ai giống ai, điều đó làm xã hội muôn màu. Vì vậy, bề ngoài dù có khác biệt cũng chưa chắc đã là hư đốn. Thiết nghĩ, điều cốt lõi nhà trường nên giáo dục các em đó là sống tốt và tôn trọng lẫn nhau”.
Bên cạnh việc đồng tình với quan điểm này, chàng trai Thanh Tùng còn lo ngại về việc nhiều trường phổ thông yêu cầu học sinh mỗi năm thay đồng phục một lần gây tốn kém cho các bậc phụ huynh. Hơn nữa chất lượng của một số bộ trang phục không tốt còn gây khó chịu cho các em.
Bên cạnh việc tranh luận sôi nổi xung quanh quy định này, sự việc còn khiến nhiều bạn trẻ nhớ lại thời cắp sách cũng từng phải mang cặp chữ nhật màu đen, mặc quần màu xanh dương đậm, không được đeo 2, 3 khuyên trên 1 tai, trang sức đắt tiền hay trang điểm khi đến trường…
'Không nên đuổi học sinh về thay quần ống hẹp'
Trước thông tin Trường THPT Hà Huy Giáp ở huyện Cờ Đỏ buộc học sinh quay về nhà thay quần ống hẹp, phải mặc quần ống rộng đến lớp, Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ tổng kiểm tra các trường còn lại để chấn chỉnh.
Sáng 15/8 vẫn còn nhiều học sinh Trường THPT Hà Huy Giáp ở huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) bị giám thị nhắc nhở phải sửa ống quần rộng ra, nếu không muốn nhà trường mời cha mẹ hoặc có hình thức kỷ luật.
Sự khắt khe này được cho là làm học sinh thiếu tự tin khi ngồi học trong lớp, có thể ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài vở. Không ít gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ các em đang cố gắng tìm cách kiếm tiền mua 2 chiếc quần cho con thay đổi được bán tại trường với giá dao động từ 130.000-145.000 đồng.
Học sinh Trường Hà Huy Giáp xôn xao trước thông tin kiểm tra quần ống hẹp. Ảnh: Tố Trâm
Một học sinh cho biết Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Phú trả lời báo chí chỉ khoảng 100 học sinh bị cho là vi phạm nội quy "mặc quần ống hẹp" trong ngày kiểm tra đầu tiên nhưng thực tế sáng 13/8 có gần 300 em không vào lớp được, đứng chen lấn nhau trước cổng trường gây tắc đường vào chợ Cờ Đỏ. Học sinh nào mang theo nhiều tiền được phép bước vào phòng bán quần "đạt chuẩn" nằm trong khuôn viên trường mua 1 cái thay để vào lớp ngay. Hầu hết các em chỉ có 10.000-20.000 đồng dằn túi nên chọn phương án quay về nhà.
"Bảo vệ với thầy phụ trách Đoàn đứng trước cổng trường kiểm tra ống quần. Quần em ống rộng 18 cm nhưng không được vào lớp. Thầy chỉ nhìn bằng mắt thường mà không lấy thước đo làm nhiều bạn bị oan nên có lớp chỉ còn 4-6 bạn vào học", nam sinh khối 11 bức xúc và cho biết quy định của trường là ống quần phải rộng từ 20 cm trở lên chứ không phải 18-20 cm như Hiệu trưởng phát biểu.
Ông Phú cho biết 2 tuần trước khi nhập học trường đã thông báo cho các em về việc siết chặt nội quy trang phục, trong đó có kích thước ống quần. Buổi sinh hoạt dưới cờ vào sáng 12/8 trường tiếp tục nhắc nhở, thông báo ngày hôm sau tiến hành kiểm tra nhưng nhiều học sinh không chấp hành nội quy.
"Trường với phụ huynh các em đã họp, thống nhất quy định về ống quần và chọn công ty may trang phục bán tại trường để các em mua mặc cho phù hợp với môi trường giáo dục. Giám thị tiếp tục nhắc nhở các em không được mặc quần bó sát, nếu tiếp tục vi phạm thì mời cha mẹ, nặng hơn sẽ kỷ luật", ông Phú khẳng định.
Cũng theo ông Phú, không ít cha mẹ các em phản ánh thấy con mặc quần ống rộng tại nhà nhưng đến trường thì mặc quần ống hẹp. Qua kiểm tra phát hiện những học sinh này lén bỏ quần ống hẹp chỉ khoảng 12 cm vào cặp rồi ghé nhà người quen thay quần để vào trường theo sở thích cá nhân.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 15/8, bà Trần Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ cho biết quan điểm của ngành thì giáo dục, nhắc nhở các em thực hiện tốt nội quy của trường. Trường THPT Hà Huy Giáp buộc các em quay về nhà thay quần cho thấy công tác quản lý học sinh chưa được phù hợp, cần chấn chỉnh. Hiện Sở đang rà soát lại tất cả các trường trong phạm vi quản lý để tránh trường hợp tương tự.
"Trường Hà Huy Giáp cho các em quay về là không nên, Sở đang yêu cầu báo cáo. Tuy nhiên, có những trường hợp học sinh cố tình vi phạm như mang theo quần ống hẹp để thay thì cần có biện pháp xử lý nhưng cũng phải mềm mỏng", bà Thắm cho biết thêm.
Duy Khang
Theo VNE
Gần trăm học sinh bị đuổi khỏi lớp vì mặc quần ống hẹp Siết chặt nội quy áp dụng từ 4 năm nay, Trường THPT Hà Huy Giáp ở TP Cần Thơ buộc gần 100 học sinh ra khỏi lớp, về nhà thay trang phục vì mặc quần ống hẹp. Hai ngày qua Trường THPT Hà Huy Giáp ở thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) tổng kiểm tra trang phục của hơn...