Tuyển thủ cũng trốn nợ vì cá độ bóng đá
Không còn chốn nương thân và để thoát khỏi sự đeo bám của các chủ nợ, Đắc Khánh đã phải trốn.
Đắc Khánh từng là tài năng xứ Nghệ. Ảnh: TT24H.
Trong câu chuyện Euro, chủ đề hot và bao giờ cũng để lại nhiều dư vị nhất luôn là chuyện “bóng banh” của dân bóng đá. Có rất nhiều câu chuyện buồn và một trong số đó liên quan đến một trong số những tài năng triển vọng của bóng đá Việt Nam, từng được tập trung các đội trẻ lẫn tuyển Việt Nam: Đắc Khánh.
Đắc Khánh sinh ra ở huyện miền biển Quỳnh Lưu, Nghệ An. Năm 11 tuổi, năng khiếu của Khánh được phát hiện qua các giải bóng đá phong trào và rất nhanh, anh lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển chọn SLNA. Từ biệt gai đình, làng xóm, Khánh khăn gói vào Vinh theo tập. Cùng với những Văn Bình, Quang Tình, Đình Đồng, Ngọc Anh… Khánh đã mong chóng tạo tên tuổi thông qua các giải trẻ với vô số thành tích.
Chơi đa năng nên Khánh có rất nhiều lợi thế và năm 19 tuổi, anh đã được đôn lên đội một. Vài mùa giải, vị trí hậu vệ cánh của Khánh ở SLNA là bất khả xâm phạm và thường xuyên đóng vai chính ở các đội trẻ rồi năm 2009 được gọi tập trung đội tuyển quốc gia rồi nằm trong thành phần U23 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 25.
Video đang HOT
Khánh trở nên có giá và Ninh Bình đặt vấn đề mua lại với giá 5 tỷ đồng. Cơ bản SLNA đồng ý và khi chỉ còn chờ chữ ký là xong thì tất cả đổ bể. Một trong những nguyên nhân là sự thật phía sau những tin đồn tràn lan về cuộc sống ngoài sân cỏ của cầu thủ trẻ này, đặc biệt là chuyện nợ nần vì cá độ, cờ bạc.
Theo nhận xét của nhiều thành viên SLNA, trong đó có những người đã trực tiếp đào tạo thì Đắc Khánh trước đây không phải là “thành phần cá biệt”. Từ ngày gia nhập SLNA cho đến khi lên đội một, Khánh hiền lành, chăm chỉ tập luyện và được rất nhiều người yêu mến. Nhưng rồi nghiệp cầu thủ, thời gian rảnh nhiều lại ở môi trường khá phức tạp, Khánh đã tìm đến bài bạc. Ban đầu chỉ là những cuộc vui vài ba trăm ngàn nhưng dần dần, Khánh quen hơn với các “đàn anh đàn chị” trong thế giới đỏ đen ở thành Vinh và trở nên nhờn mặt ở các chiếu bạc.
Có cái tên và có tiền, Khánh càng ngày càng lấn sâu hơn vào cờ bạc không thể dứt ra được. Và không dừng lại ở đó, kỳ World Cup 2010, Khánh bắt đầu bập vào cá độ bóng đá và sau đó nghiện luôn. Vì thua nhiều, Khánh bỗng chốc trở thành con nợ lớn, với số tiền lên tới cả tỷ đồng.
Dính vào cờ bạc và nợ nần, Khánh sao nhãng chuyện tập luyện, thậm chí nhiều lần vi phạm nội quy đội. Rồi có ngày, tất cả vỡ lở khi đám đông dân xã hội xuất hiện tại trụ sở CLB SLNA với tối hậu thư: “Thanh toán nợ nần hoặc chơi theo… luật rừng”.
Ban đầu vì thương cầu thủ, lãnh đạo SLNA và HLV Hữu Thắng đã nhiều lần đứng ra bảo lãnh, xin khất nợ để Khánh có thêm thời gian và cơ hội. Lần ấy, sau vụ ra Ninh Bình bất thành, SLNA đã đề xuất gia hạn hợp đồng với Khánh cũng là giúp anh có tiền trang trải. Được cứu, tưởng như Khánh sẽ tìm cách trả ơn những người đã cưu mang, hết lòng lo lắng cho mình và đứng lên làm lại.
Cờ bạc, bóng bánh và những thú vui khi màn đêm buông xuống giống như con nghiện khiến Khánh không thể dứt ra được. Nợ chồng nợ và không thể cứu. Đến hẹn, các chủ nợ lại tìm đến thẳng trụ sở CLB để tìm. Không thể kiên nhẫn được thêm, kết hợp với việc Khánh thường xuyên vi phạm kỷ luật, SLNA đành phải dứt khoát đưa ra án kỷ luật là đuổi khỏi CLB.
Không còn chốn nương thân và để thoát khỏi sự đeo bám của các chủ nợ, Khánh đã phải trốn. Suốt một thời gian dài, kể cả bạn bè thân thiết cũng không biết anh đi đâu. Sau này có thông tin rằng, Khánh vào miền Nam và làm đủ nghề để kiếm sống.
Rất may là dù cờ bạc có tiếng và nợ nần nhưng Khánh không nghiện ma túy. Đó cũng là lý do giúp anh có cơ hội làm lại. Được biết, sau một thời gian trôi dạt sống cảnh khổ cực, Khánh đã quyết định quay về lại quê nhà tại huyện Quỳnh Lưu. Sau khi được nhiều người động viên, Khánh đã đầu tư và mở quán nhôm kính ngay gần nhà.
Một tài năng, tuyển thủ quốc gia ngày nào, từ niềm tự hào, hy vọng của gia đình và làng xóm, giờ phải kiếm từng đồng từ nghề nhôm kính, nhiều người không khỏi xót xa cho Khánh khi chật vật để sống và trả số nợ khổng lồ. Và một câu chuyện buồn, như một tấm gương để ai đó soi vào.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Dùng "luật rừng" để giành khách đi xe
Lái xe buýt của Công ty cổ phần Xe buýt Quảng Ninh vừa chở khách đến khu vực bến xe Ba Tầng thì bất ngờ bị một tài xế thuộc Nghiệp đoàn Xe khách chặn lại, xông thẳng lên cabin đánh túi bụi.
Khoảng 8 giờ 20 phút ngày 27.5, anh Lâm Văn Thiên - lái xe buýt của Công ty cổ phần Xe buýt Quảng Ninh chở khách đến khu vực bến xe Ba Tầng, TP.Cẩm Phả thì bất ngờ bị một lái xe thuộc Nghiệp đoàn Xe khách chặn lại, xông thẳng lên cabin đánh túi bụi.
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 26.5 tại khu vực Cảng 10.10, phường Cẩm Phú, TP.Cẩm Phả, đối tượng tên là Lưu là chủ xe 14L-8252 thuộc Nghiệp đoàn Xe khách dùng xe máy chặn đầu xe buýt của anh Nông Văn Giáp đang điều khiển.
Do sợ bị đánh nên nhiều lái xe buýt đã xin nghỉ việc.
Sau khi xe dừng lại, Lưu xông lên xe đánh anh Giáp. Không dừng lại ở đó, khoảng 15 phút sau, một nhóm người trên xe khách BKS 14L-8252 xông lên xe buýt tiếp tục hành hung anh Giáp. Hoảng sợ, anh Giáp phải để khách ở trên xe chạy đến Công an phường Cẩm Phú trình báo.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Trần Văn Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần Xe buýt Quảng Ninh cho biết, tất cả, những lần bị hành hung, lái xe buýt đều đến cơ quan công an trình báo. Tuy nhiên, chưa có vụ việc nào được giải quyết triệt để.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có đến 10 tuyến xe buýt. Tuy nhiên, do cạnh tranh thiếu lành mạnh trong vận chuyển này đang dẫn đến sự mất an toàn cho du khách, đồng thời làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Theo Dân Việt
Đòi nợ bằng "luật rừng", chuốc họa vào thân Cho nhau vay mượn tiền hoặc khúc mắc trong làm ăn, không ít người đã lựa chọn hóa giải mâu thuẫn theo cách "giang hồ". Chỉ đến khi phải đứng trước vành móng ngựa, họ mới thực sự nhận ra mất mát. Đòi nợ bằng "luật rừng", Đỗ Thị Phương (trên cùng) cùng đồng phạm phải hầu tòa Ngày 6-4 mới đây, CATP...