Tranh cãi đề thi môn Văn THPT 2021 trích dẫn sách của 1 tác giả “ngụy khoa học”: Bộ GD-ĐT chưa trả lời
Đoạn trích phần trong đề thi môn Văn THPT 2021 đang nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Trong đề thi môn Văn THPT 2021 năm nay, phần Đọc hiểu có trích dẫn một đoạn từ cuốn Bí Mật Của Nước của tác giả Masaru Emoto (NXB Lao Động, 2019, trang 90-93).
Nội dung đoạn trích trong đề thi môn Văn THPT quốc gia 2021 hoàn toàn bình thường khi muốn nói về: Quá trình đi từ sông ra biển của nước.
Tuy nhiên, điều gây tranh cãi, một số ý kiến cho rằng các nghiên cứu của tác giả Masaru Emoto, hay ngay cả cuốn sách này cũng thể hiện vấn đề “ ngụy khoa học”.
Ngụy khoa học là gì?
=> Là một loại hình của kiến thức hay các quy trình nào đó, mà nói chung không được giới khoa học công nhận là 1 môn khoa học do không đáp ứng được các nguyên tắc khoa học cơ bản.
Đồng thời nó luôn cố gắng chứng tỏ đó là môn khoa học, và có cơ sở khoa học bằng các nghiên cứu và dẫn chứng, tuy nhiên không đủ thuyết phục.
Ví dụ:
Video đang HOT
1. Bạn bị bố mẹ phản đối việc kết hôn với người yêu vì “không hợp tuổi”, khi bạn cãi lại thì bố mẹ nói rằng việc xem tuổi là khoa học, được tiến hành từ ngàn đời nay, không tuân theo sẽ nhận hậu quả xấu.
2. Bạn đang theo theo 1 chương trình ăn uống thực dưỡng của 1 FB-er quảng cáo và tin rằng những thứ tự nhiên đúng liều lượng sẽ giúp bạn tránh khỏi bách bệnh vì “mọi bệnh đều đến từ miệng”. FB-er cũng nói rằng đã có nhiều người chữa được bệnh ung thư (kể cả giai đoạn cuối) nhờ theo chế độ ăn uống đề xuất này.
Tác giả Masaru Emoto là ai?
Masaru Emoto là một tác giả người Nhật Bản. Ông từng nói rằng: “Ý thức của con người có ảnh hưởng đến cấu trúc phân tử nước”. Cuốn sách “Bí Mật Của Nước” do ông sáng tác đã trở thành tác phẩm bán chạy do tạp chí New York Times bình chọn, được dịch ra 24 thứ tiếng và bán được hơn 1 triệu bản trên toàn thế giới.
Tác giả Masaru Emoto
Quay lại với cuốn “Bí Mật Của Nước” của tác giả Masaru Emoto. Cuốn sách được coi là công trình nghiên cứu của tác giả về việc tâm trí con người có thể ảnh hưởng đến các cấu trúc của dòng nước. Cuốn sách thuộc loại phi giả tưởng, qua những tuyên bố về thí nghiệm và ảnh chụp dẫn chứng mà tác giả trình bày trong sách.
Song có một số đoạn trong cuốn sách mang lại cho người đọc cảm giác “ngụy khoa học”.
Ví dụ: “Khi ngắm Mặt Trời mỗi sáng, ông bắt đầu nhận ra rằng cuộc sống là một món quà và ông bắt đầu nói rất nhiều từ ‘Cám ơn’. Không hề lơ là căn bệnh ung thư, ông nói lời cảm ơn với các tế bào và kết quả chúng bắt đầu hồi phục. Bệnh ung thư thuyên giảm cho tới khi các bác sĩ tuyên bố ông đã lành hẳn bệnh”.
Trao đổi với báo Thanh Niên, thạc sĩ Lê Nguyên Phương (tác giả bộ sách Dạy Con Trong Hoang Mang ) cho biết: “Học viên của lớp Tâm lý học thiết yếu (EPP) sẽ biết ngay Masaro Emoto là nhà khoa học dỏm và nghiên cứu của ông về nước là ngụy khoa học. Vì thí nghiệm của ông ta vi phạm các nguyên tắc khoa học như tính chuẩn xác [validity], tính nhất quán [reliability], tính tái lập thí nghiệm [replicability]. Ở đây chưa đề cập đến phần thông tin tác giả học về quan hệ quốc tế tại Yokohama Municipal University và năm 1992 được cấp chứng chỉ tiến sĩ y khoa thay thế [Alternative Medicine] bởi Indian Board of Alternative Medicine”.
Như vậy, theo nhiều ý kiến: Việc để một tác giả và cuốn sách có những vấn đề chưa được khoa học xác minh vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia là điều không nên.
Song ở hướng ngược lại, cũng có không ít ý kiến cho rằng, nên tách riêng Văn học và Khoa học. Trong Văn học cũng vốn có những câu văn, câu thơ phá đi quy luật khoa học, để khiến cuộc sống trong cái nhìn văn thơ được trở nên sinh động và lãng mạn hơn.
Bên cạnh đó, những ý tưởng của đoạn trích được đưa vào phần Đọc Hiểu. Những luận điểm từ phần này sẽ để là cơ sở để thí sinh phóng tác thành bài văn, quan điểm sống. Chứ không phải dựa vào đó để kết luận mang tính khoa học, hay yêu cầu thí sinh phải tin theo.
Hiện tại, việc có nên cho đoạn văn bản này vào đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 vẫn nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Bộ GD-ĐT lên tiếng về đề Văn gây tranh cãi thế nào?
Trong buổi họp báo sau kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 vào chiều ngày 8/7, có một PV đã đặt thắc mắc: Có nên cho hay không một đoạn trích trong phần Đọc Hiểu được trích từ cuốn sách của 1 tác giả được cho là “ngụy khoa học”.
Ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Kiểm định Chất lượng) cho biết không thể trả lời câu này do Hội đồng ra đề môn Văn tốt nghiệp THPT không có ở buổi họp báo.
Nói thêm về đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 năm nay, ông Trinh cho hay: “Để đánh giá một đề thi khó dễ, phụ thuộc vào sự chủ quan của mỗi người. Tuy nhiên, quy trình khi xây dựng đề thi là dựa vào một ma trận đề thi, chứ không phải chúng ta xây dựng không có cơ sở khoa học. Ma trận đề thi được xây dựng theo mục tiêu đánh giá của kỳ thi tốt nghiệp THPT, thể hiện qua số câu hỏi và độ khó dễ,…”
Về đáp án, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đáp án theo tiến độ chấm thi. Đáp án của môn Ngữ văn sẽ công bố trước, sau đó đến các môn thi trắc nghiệm.
Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2021: Tác phẩm Sóng, nhiều thí sinh "tủ đè"
Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2021 năm nay được các thí sinh đánh giá khá vừa sức, hay.
Sáng ngày 7/7, các sĩ tử đã bước vào môn thi đầu tiên. Phần lớn thí sinh đều nhận xét: Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2021 bám sát nội dung kiến thức chương trình đã học, có kết cấu giống với đề thi minh họa đã được Bộ GD-ĐT công bố trước đó.
Đề thi năm nay yêu cầu phân tích vẻ đẹp trữ tình của người con gái trong bài "Sóng" của Xuân Quỳnh.
Theo ghi nhận, nhiều thí sinh kêu "hơi khó" phần Đọc Hiểu. Phần Làm Văn ra về 3 khổ thơ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh.
Đề thi năm nay không có các dạng câu nhận định về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ giúp thí sinh kiếm điểm.
Về phần đọc hiểu đơn thuần chỉ là "đọc và hiểu". Đoạn văn nói về sự đóng góp và cống hiến.
Dưới đây là đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2021
Kỳ thi THPT 2021: Thí sinh dự đoán đề Văn hướng đến tình yêu thương con người Kỳ thi THPT diễn ra khi tình hình dịch COVID-19 căng thẳng, nhiều thí sinh dự đoán đề thi môn Văn sẽ hướng đến tình yêu thương con người. Sáng nay, 7-7, các thí sinh chính thức bước vào kỳ thi THPT 2021 với môn thi đầu tiên là môn Văn. Nhiều thí sinh dự đoán đề thi môn Văn năm nay sẽ...