Tránh ăn gì trong mùa COVID-19? Những lựa chọn thực phẩm nào có thể thay thế?
Để củng cố được hệ miễn dịch trong mùa dịch thì có những thực phẩm nên tránh và các lựa chọn thực phẩm thay thế khác. Vậy không nên ăn gì để phòng dịch COVID-19?
1. Những thực phẩm cần tránh mùa dịch COVID-19
Virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp được biết đến ban đầu bắt nguồn từ chợ động vật Vũ Hán (Trung Quốc). Dù chưa xác định rõ ràng nguồn gốc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ động vật sang người như thế nào nhưng các chuyên gia y tế, sức khoẻ đều đã cảnh báo việc tiêu thụ động vật hoang dã đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm loại virus mới này.
Một số nghiên cứu mới đây cũng đã liệt kê danh sách các động vật hoang dã có thể là nguồn lây truyền virus Covid-19 như dơi, rắn và chuột.
Mới đây 6 chủng biến thể của virus corona mới được tìm thấy ở loài dơi tại Myanmar (Ảnh: Metro)
Để phòng chống dịch Covid-19 thì WHO cũng đã ra thông báo về việc không ăn những loại động vật hoang dã, trong đó có rắn, dơi và chuột – đây là nhóm động vật được dùng làm món ăn tại một số vùng thuộc Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Bên cạnh không tiêu thụ thịt động vật hoang dã thì những thực phẩm tươi sống như gỏi cá, hải sản tươi sống, tiết canh cũng là những món ăn không nên được đưa vào thực đơn gia đình trong mùa dịch này do chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng.
Thực tế, cơ chế lấy nhiễm Covid-19 trên động vật và con người chưa được làm rõ bởi vậy vi khuẩn, ký sinh trùng, thậm chí là virus có thể sẽ ẩn mình trong máu của các loài động vật này.
Trong gỏi cá có thể chứa nhiều ký sinh trùng như giun sán (Ảnh: Ba lô và Dép lào)
Trong khi đó, các loại gỏi cá, đặc biệt là cá nước ngọt, có thể khiến người ăn bị nhiễm các loại sán như sán ruột nhỏ, sán lá gan nếu không qua xử lý nhiệt.
Video đang HOT
Các món hải sản như hàu vắt chanh, hay sushi, sashimi, các loại hải sản có thể ăn sống như mực, bạch tuộc dễ mang theo mầm bệnh lây nhiễm cho con người khi chỉ được sơ chế với nước hoặc muối.
2. Những lựa chọn thực phẩm thay thế khác
Thay vì tiêu thụ các thực phẩm làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus corona chủng mới thì thực đơn trong mùa Covid-19 nên ưu tiên những món ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thông qua việc bổ sung đầy đủ các khoáng chất và protein có lợi chẳng hạn như hải sản, cá béo (omega-3), thịt bò, thịt lợn hay thịt gà. Cụ thể:
- Thịt bò là thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường sức đề kháng đối với những bệnh có liên quan tới virus nhờ cơ chế sản sinh bạch cầu giúp hệ miễn dịch được hoạt động tốt hơn.
- Thịt gà có tính ấm, vị ngọt có tác dụng ngăn ngừa việc tích nước trong cơ thể.
- Hải sản có vỏ như tôm, sò, nghêu giàu kẽm, phốt pho, sắt, protein, vitamin A và vitamin C đều tốt cho hệ miễn dịch.
Hải sản có vỏ giàu kẽm, rất tốt cho hệ miễn dịch (Ảnh: Internet)
- Cá là món ăn dễ tiêu hoá, đặc biệt là nhóm cá béo rất giàu omega-3 và vitamin Q có tác dụng giảm viêm và tăng cường hoạt tính của bạch cầu cũng như đại thực bào; từ đó bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn có hại.
- Các loại kháng sinh tự nhiên như gừng, tỏi. Theo kết quả một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên năm 2014 cho thấy những người có thói quen ăn tỏi thường ít bị cảm lạnh và nếu bị sẽ nhanh hồi phục hơn so với nhóm không ăn tỏi.
- Trái cây, rau và hạt
Trong một nghiên cứu dựa trên nhóm người cao tuổi có thói quen ăn trái cây và rau củ ít hơn từ 2 – 5 khẩu phần hàng ngày cho thấy, nhóm thường xuyên ăn trái cây và rau củ có hệ miễn dịch tốt hơn đối với vaccine viêm phổi tuy nhiên lại có phản ứng không tốt đối với vaccine uốn ván.
Và mặc dù chúng ta chưa thể kết luận được chắc chắn rằng loại trái cây hay rau củ nào cũng có thể cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch, tuy nhiên một chế độ ăn uống khoa học có bổ sung trái cây và rau củ thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác.
Lưu ý:
Nhìn chung thì việc tăng cường sức khoẻ, hệ miễn dịch cần đảm bảo được các vấn đề sau:
1. Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để giảm lượng đường trong máu
2. Ngừng hút thuốc
3. Kiểm soát tình trạng căng thẳng, stress
4. Có giấc ngủ ngon
5. Duy trì thói quen rèn luyện, tập thể dục
6. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và hít thở không khí trong lành.
Thực phẩm có thèm tới mấy bạn cũng không nên ăn trong mùa hè
Thực phẩm có thèm tới mấy bạn cũng không nên ăn trong mùa hè - hãy tìm hiểu ngay lập tức!
Ăn theo mùa không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có lợi cho tài chính của bạn. Dưới đây là năm loại thực phẩm nằm trong danh sách nên hạn chế ăn vào mùa hè.
Hải sản là món ăn được nhiều người ưa chuộng
Thịt bò
Thịt bò băm viên là món ăn không thích hợp trong mùa hè, nhưng thực tế là món thịt bò có thể làm tăng thân nhiệt của bạn. Các thực phẩm có chứa một lượng lớn protein và chất béo làm cơ thể nóng hơn một chút khi tiêu hóa thức ăn. Chúng di chuyển từ từ qua hệ tiêu hóa, khiến cơ thể sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, sự tăng đột biến về thân nhiệt không đủ để làm bạn đổ mồ hôi và hạ nhiệt - điều này chỉ xảy ra khi bạn ăn thức ăn cay vào những ngày nóng.
Trà, cà phê
Đây là các loại đồ uống lợi tiểu, nên chúng có lẽ không phải là thức uống tốt cho ngày bạn phải hoạt động nhiều, thường xuyên đi lại và khí trời nóng nực.
Nước uống lợi tiểu không những khiến bạn đi vệ sinh nhiều hơn mà còn làm mất nước, muối trong cơ thể. Bạn nên uống nước ép trái cây tự nhiên thay thế.
Bột yến mạch
Carbs phức hợp - như bột yến mạch, gạo nâu, và lúa mì nguyên chất - thuộc nhóm các thực phẩm giàu protein. Cơ thể khó tiêu hóa ngũ cốc hơn, vì vậy việc cơ thể phải hoạt động nhiều để tiêu hóa ngũ cốc khiến thân nhiệt tăng nhẹ. Bạn nên thay chúng bằng bữa ăn sáng với món lạnh.
Măng tây
Măng tây được thu hoạch đúng vào mùa xuân, và tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, thu hoạch măng tây sẽ không phải là tốt nhất đối với bạn. Bạn vẫn có thể tìm thấy măng tâytrên các kệ hàng vào đầu mùa hè, nhưng nó sẽ mềm và kém hương vị. Măng tây có thể được nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới, thông thường được nhập khẩu từ Mexico hay Peru. May mắn là có rất nhiều loại rau xanh tươi khác phát triển trong mùa hè, như đậu và đậu đũa.
Hải sản có vỏ
Bạn đã bao giờ nghe nói rằng bạn chỉ nên ăn sò trong 1 tháng và không nên ăn trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8? Hải sản cũng có mùa thu hoạch giống như trái cây và rau. Chúng thường được coi là "trái mùa" nếu thu hoạch khi chúng đang đẻ trứng - xảy ra vào mùa hè đối với hầu hết các loại sò, trai, hến. Thu hoạch hải sản có vỏ đang mùa sinh sản trước khi chúng có cơ hội sinh đẻ có thể có nguy cơ. Thêm vào đó, chúng không chỉ không ngon khi đang mang trứng mà còn yếu và mềm.
Thức ăn chiên nướng, thức ăn nhanh
Những loại này nên giảm thiểu trong mùa hè vì chúng không chỉ gây tăng cân mà còn tăng độ acid và gây khó tiêu trong mùa nóng.
Trái lựu
Nếu bạn muốn ăn lựu tươi trồng ở Mỹ, bạn sẽ được thưởng thức nó cho đến mùa đông. Tại các thời điểm khác trong năm, lựu được nhập khẩu từ Chile, chúng có thể được phun thuốc trừ sâu để tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh qua các biên giới quốc tế. Quà vặt thay thế cây nhà lá vườn, như trái đào và xuân đào, trong những tháng còn lại cho đến mùa lạnh.
Suýt chết vì ăn gỏi cá Sau khi ăn món cá sống, người đàn ông 54 tuổi sốt, chân phải tê và không thể cử động được vì nhiễm độc "tả biển". Bệnh nhân ở Hải Phòng, là lao động tự do, làm việc tại các công trình xây dựng địa phương. Ngày 7/4, ông cùng bạn bè ăn món gỏi cá rô phi. Hôm sau, ông bắt đầu...