Trang trại điện mặt trời rộng bằng 70 sân bóng đá
Trang trại điện năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới đặt tại đập Sirindhorn ( Thái Lan) đã bắt đầu hòa lưới điện từ 31/10.
Trang trại nằm cách Bangkok khoảng 660 km về phía đông, được cấu thành bởi 145.000 tấm pin mặt trời với nhiệm vụ tạo ra điện vào ban ngày. Ban đêm, nhà máy tiếp tục sản xuất điện bằng ba tuabin cỡ lớn sử dụng sức nước phía dưới.
Công nhân đang kiểm tra tấm pin mặt trời tại trang trại điện mặt trời ở đập Sirindhorn.
Với kích thước tương đương 70 sân bóng đá (500.000 mét vuông), trang trại được xem là dự án năng lượng mặt trời nổi trên mặt nước lớn nhất thế giới, đạt công suất tạo điện 45 MW. Ban đầu, dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2020 nhưng tiến độ bị lùi gần một năm do đại dịch.
Để xây dựng, chính phủ Thái Lan đầu tư 34 triệu USD và đây cũng là một trong 16 dự án tương tự phục vụ mục tiêu trung hòa carbon của nước này đến năm 2065.
Video đang HOT
Giống như đa số các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan chủ yếu dựa vào khí đốt tự nhiên để tạo ra điện phục vụ cho gần 70 triệu dân. Hiện năng lượng từ khí đốt tự nhiên vẫn chiếm 2/3 sản lượng điện cả nước, trong khi điện mặt trời, điện gió và thuỷ điện chưa tới 10%.
Khác với một số quốc gia cam kết mục tiêu đưa lượng carbon phát thải về 0 vào năm 2050, chính quyền Thái Lan muốn lùi mục tiêu này sang năm 2065.
Nông thôn dùng điện mặt trời phục vụ tưới tiêu
Nông dân ở nhiều khu vực xa điện lưới bắt đầu sử dụng các hệ thống điện năng lượng mặt trời để phục vụ tưới tiêu.
Ông Trần Long, huyện Cư Jút (Dak Nông) vừa đầu tư hệ thống tưới cỡ nhỏ để phục vụ vườn cây ăn quả của gia đình. Hệ thống của ông gồm một bơm chìm dạng trục đứng (bơm hỏa tiễn) dùng điện một chiều 24V công suất 370W giá 4 triệu đồng, hai tấm pin năng lượng mặt trời 350W (tổng công suất 700W) giá 4,5 triệu đồng và dây dẫn. Tổng chi phí gần 10 triệu đồng. Ông cũng đầu tư 5 triệu đồng để khoan giếng lấy nước.
Do khu vườn xa khu dân cư, trước đây, ông Long thường phải tưới nước thông qua nguồn điện của máy phát điện, với chi phí khoảng 250.000 đồng cho mỗi lần tưới. Mùa mưa, mỗi tuần ông tưới một lần, vào mùa khô là 2 lần. Ông từng tính đến phương án kéo điện lưới, nhưng sau đó chuyển sang điện năng lượng mặt trời. "Chi phí kéo điện lưới đến khu vực này cũng xấp xỉ 10 triệu đồng, lại phải trả tiền điện hàng tháng. Cách lắp điện mặt trời có lợi về lâu dài hơn, nhất là việc chủ động thời gian, không phụ thuộc vào các yếu tố khác", ông Long tính.
Một hệ thống bơm dùng pin năng lượng mặt trời và hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu cho trang trại
Anh Phan Sơn ở huyện Krông Búk (Dak Lak) cũng đầu tư hệ thống tưới nước dùng điện mặt trời cho vườn tiêu của mình với tổng giá trị khoảng 150 triệu đồng và đưa vào sử dụng hơn nửa năm qua. Hệ thống điện năng lượng mặt trời của anh Sơn gồm 10 tấm pin với công suất 530 W mỗi tấm (tổng công suất hơn 5 KW), Inverter chuyên dụng cho bơm nước (Inverter Solar Pump), ba máy bơm bề mặt loại 2 HP (1 HP = 746 W), pin lưu trữ loại 200 AH cùng dây dẫn, cảm biến mực độ nước, giàn đặt tấm pin mặt trời. Số tiền trên chưa bao gồm chi phí đào hồ chứa nước và hệ thống ống dẫn nước.
Theo tính toán của anh Sơn, việc đầu tư hệ thống bơm tưới dùng điện mặt trời cho trang trại cao hơn khoảng 20% so với một hệ thống dùng điện lưới hoặc máy phát điện. Tuy nhiên, anh cho rằng về lâu dài hệ thống sẽ tránh phụ thuộc. Sau nửa năm sử dụng, anh Sơn hài lòng với quyết định của mình. Điện sinh ra không chỉ đủ duy trì hệ thống tưới, mà còn đủ phục vụ các nhu cầu khác, chẳng hạn thắp sáng hoặc chạy một số thiết bị điện tại trang trại của anh - cách hơn 5 km so với đường điện gần nhất.
Thời gian qua, tại nhiều vùng nông thôn phía Nam, người dân đã bắt đầu sử dụng các hệ thống bơm tưới sử dụng năng lượng mặt trời (Solar Pump). Điểm chung của các mô hình này là phục vụ các khu vực điện lưới chưa thể tiếp cận, hoặc nơi nguồn điện không ổn định, bị cắt điện thường xuyên.
Theo những người đã lắp đặt, các thiết bị điện năng lượng không tiết kiệm chi phí hơn cách truyền thống như dùng điện lưới hay chạy máy phát điện, nhưng chúng giúp việc bơm tưới chủ động hơn.
Máy bơm trục đứng và Inverter trong hệ thống tưới dùng năng lượng mặt trời.
Theo ông Nguyễn Hiệp, Giám đốc công ty Đầu tư và Xây dựng Điện miền Trung, các hệ thống tưới tiêu hiện nay có thể chia làm hai loại, dựa trên công suất bơm. Đầu tiên là hệ thống công suất bơm dưới 1 HP, chủ yếu phục vụ các mục đích tưới tiêu nhỏ lẻ. Loại thứ hai là hệ thống công suất bơm trên 1 HP dùng cho những nơi rộng lớn hơn như trang trại, vườn cây ăn quả, tắm rửa cho vật nuôi. Hoặc cũng có thể phân loại theo công suất pin mặt trời: dưới 1 KW cho mục đích tưới nhỏ lẻ và trên 1 KW cho các khu vực rộng lớn hơn.
Đối với các hệ thống dưới 1 KW, thiết bị thường khá đơn giản với pin năng lượng mặt trời, bơm chìm (dùng đặt dưới giếng khu vực ao, suối có độ sâu lớn) dùng điện một chiều và hệ thống dây dẫn. Việc lắp đặt khá đơn giản, người dùng có thể tự mình thực hiện.
Với các hệ thống công suất cao hơn, việc lắp đặt phức tạp và cần đến nhiều thiết bị hơn. Ngoài tấm pin mặt trời, hệ thống còn dùng bộ Inverter Solar Pump để chuyển đổi dòng điện từ một chiều sang xoay chiều, kết hợp bộ điều khiển bơm để điều chỉnh các chức năng của máy bơm và pin trữ điện. Do hệ thống dùng bơm công suất lớn, tốc độ hút nước nhanh, người dùng cần trang bị thêm cảm biến đo mực nước đặt dưới hồ để hệ thống có thể tự ngắt nếu cạn nước.
Ông Hiệp khuyến cáo việc lắp đặt cần lưu ý đến tấm pin mặt trời bởi chúng quyết định đến việc sản sinh ra dòng điện phục vụ cho máy bơm. "Tấm pin cần phải lắp đặt những vị trí hấp thụ được ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt, tránh bóng râm của cây cối nhà cửa và cần vệ sinh thường xuyên", ông Hiệp khuyến cáo.
Ngô Thu, một người có nhiều năm kinh nghiệm về điện năng lượng mặt trời, đánh giá các hệ thống bơm tưới dạng này có nhiều ưu điểm, như khả năng chủ động bơm nước bất cứ thời điểm nào trong ngày miễn có nguồn nước, sử dụng nhiên liệu sạch, chi phí vận hành thấp. Tuy vậy, nhược điểm của mô hình này là chi phí đầu vào cao, cũng như nguy cơ thải các tấm pin và ac-quy lưu trữ sau khi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường. Anh Thu cũng cho rằng đây chỉ là giải pháp dùng cho các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi chưa tiếp cận điện lưới, không thực sự mang lại hiệu quả kinh tế ở các khu vực có điện lưới ổn định.
Theo anh Thu, khi mua các thiết bị tưới tiêu dùng năng lượng mặt trời, người dùng nên lựa chọn các nhà cung cấp hoặc đơn vị thi công đã có tiếng trên thị trường. Bên cạnh đó, cần xem xét về thời gian áp dụng chính sách bảo hành, cũng như những hỗ trợ kỹ thuật sau lắp đặt.
Apple hỗ trợ dự án điện mặt trời tại Việt Nam Apple cho biết đang thúc đẩy mục tiêu sử dụng năng lượng sạch, cũng như hỗ trợ 10 dự án năng lượng tái tạo, trong đó có ở Việt Nam. Việc hỗ trợ dựa án của Apple được thông qua chương trình Power for Impact tại nhiều nước phát triển và đang phát triển trên toàn cầu. Trong đó, khu vực Đông Nam...