Trang phục, tác phong của phụ huynh thế nào là phụ hợp khi tới trường?
Mỗi phụ huynh phải tự nâng cao ý thức cho bản thân mình tới nơi công cộng đặc biệt là môi trường giáo dục thì trang phục, tác phong phải đàng hoàng, lịch sự.
Từ chuyện đồng phục
Từ trước đến nay, hình như ngành giáo dục chưa có một quy định cụ thể nào về trang phục của phụ huynh khi đến trường, nơi mà con em họ học tập.
Dù thế, nhiều trường học đã ra quy định riêng và thông báo trong cuộc họp phụ huynh đầu năm khi đến trường thì trang phục mặc kín đáo, lịch sự.
Thế nhưng, nhiều phụ huynh không để ý đến chuyện này, họ tiện đâu mặc đó và vô tư xuất hiện giữa môi trường giáo dục, vô tình tạo nên những hình ảnh không đẹp trong mắt các em nhỏ.
Phụ huynh cần tự ý thức về trang phục khi đến trường. Ảnh minh họa: VOV
Cô N. là giáo viên một trường tiểu học tại tỉnh Bình Thuận cho biết, lớp cô có một phụ huynh ngày nào cũng mặc quần đùi, áo ba lỗ vào trường đưa đón con, thậm chí thường xuyên vào tận lớp, kể cả những lúc cần gặp cô giáo để trao đổi về con mình.
Cô đã trực tiếp góp ý nhưng vị phụ huynh vẫn không nghe, thậm chí còn buông lời sỗ sàng “Mặc thế nào là quyền của tôi. Đến ăn mặc của mình cũng phải được phép hay sao?”.
Cô báo sự việc lên Ban giám hiệu nhà trường và trực tiếp Phó hiệu trưởng cũng mời làm việc.
Dù thế, vị phụ huynh này cũng chỉ ăn mặc đàng hoàng vài lần rồi lại trở về thói quen cũ.
Phụ huynh nam hay mặc quần đùi, phụ huynh nữ mặc đồ bộ, vách ngắn, váy ngủ cũn cỡn thậm chí mặc luôn cả bộ đồ mặc tại phòng tập gym để vào trường học.
Video đang HOT
Phụ huynh mặc đồ gym đứng ở cửa lớp chờ con (Ảnh CTV)
Mới đây, đến đón con sớm hơn 10 phút nên chị H phụ huynh một học sinh lớp 1 vào ngay cửa lớp đứng đợi con.
Chị H bận nguyên bộ đồ tập gym hở rún, hở lưng ai nhìn thấy cũng phát hoảng. Nhiều phụ huynh nam lớn tuổi thấy vậy cũng đỏ mặt ngoảnh đi không dám nhìn.
Giờ tan học, vị phụ huynh này đi giữa học sinh, đám học trò trong trường chỉ trỏ nhìn nhau cười rúc rích.
Nghe cô giáo chủ nhiệm nói, phụ huynh này thường ăn mặc không được kín đáo vào tận lớp, cô giáo có nhắc nhở vài lần nhưng phụ huynh vẫn không hề để tâm theo kiểu “mình thích thì mình mặc thôi”.
Đến chuyện giao tiếp
Ngoài việc một số phụ huynh mặc đồ chưa lịch sự khi vào trường học của con, giáo viên nữ còn ngán nhất khi phải giao tiếp với một số phụ huynh nam uống rượu.
Người uống ít dù còn tỉnh táo nhưng mặt đỏ kè đỏ kẹt. Khi tiếp xúc với giáo viên, đặc biệt giáo viên nữ mùi rượu xốc thẳng vào mặt nghe nồng nặc.
Những lúc này, thầy cô không tiếp bị cho là mất lịch sự. Nhưng tiếp chuyện thì không ít lần những vị phụ huynh như thế lời nói không chuẩn và cử chỉ không dược đứng đắn.
Hãi nhất là một số người say mèm, chân nam đá chân chiêu và miệng nói lảm nhảm.
Cô T. một giáo viên Phước Hội cho biết, đã có lần giáo viên phải trốn khi thấy phụ huynh xuất hiện từ xa (cứ nhìn cái tướng liêu xiêu là biết ngay đã xỉn).
Hạn chế bằng cách nào?
Nhiều trường học ra quy định và thông báo trước các cuộc họp phụ huynh, gửi giấy cam kết về cho phụ huynh đọc và kí.
Một số trường có hàng rào và phòng bảo vệ nên khi thấy phụ huynh ăn mặc không lịch sự hay say xỉn thì bảo vệ sẽ không cho vào.
Chỉ khổ cho những trường không có hàng rào, phụ huynh thoải mái, tự do ra vào trường như chốn không người vì thế bảo vệ cũng khó kiểm soát.
Bởi thế, chẳng có biện pháp nào hữu hiệu hơn chính mỗi phụ huynh phải tự nâng cao ý thức cho bản thân mình, tới nơi công cộng đặc biệt là môi trường giáo dục thì trang phục, tác phong phải đàng hoàng, lịch sự.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Ý kiến giáo viên về xử phạt dạy thêm: Phạt tiền chưa hẳn là biện pháp tối ưu
Vấn đề là làm sao không còn dạy thêm, học thêm, làm sao cho học sinh giảm áp lực học tập, phụ huynh đỡ tốn kém chi phí học tập cho con em, làm sao giảm bớt quan hệ tiền tệ trong môi trường giáo dục.
Ảnh minh họa
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đưa ra mức phạt tiền từ 2 - 15 triệu đồng đối với các trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm đối với giáo viên. Đáng lưu ý là mục 8, 9, 10 của Điều 8 của Dự thảo này quy định: " Phạt tiền t ừ 8 .000.000 đồng đến 10 .000.000 đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn. Phạt tiền t ừ 8 .000.000 đồng đến 10 .000.000 đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm. Phạt tiền t ừ 10 .000.000 đồng đến 15 .000.000 đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép ".
Theo tôi, ban hành quy định, chế tài không khó. Khó là ở khâu thực thi, áp dụng và khó ở sự "tâm phục khẩu phục" của người bị xử phạt về dạy thêm. Không ai có thể bao biện cho hành vi dạy thêm sai quy định, ép buộc học sinh học thêm. Tuy nhiên, không nên "quản" không được thì "cấm", cấm không được thì "phạt". Phạt tiền chưa hẳn là biện pháp tối ưu, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên đó là biện pháp có tác động trực tiếp mạnh nhất, nhanh nhất.
Trước tiên hãy xem căn nguyên, cái gốc của dạy thêm ở đâu? Do chương trình học quá tải, do thu nhập giáo viên thấp hay do nhu cầu của học sinh? "Tất cả đều đúng", đó có phải là "đáp án" của câu hỏi này không?
Chương trình học hiện này quá nặng nề, học sinh phổ thông vừa môn chính, môn phụ cả thảy đến mười mấy môn, chưa kể các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. Quỹ thời gian tự học của học sinh rất ít, vì vậy các em tìm đến học thêm như một "cứu cánh", thay vì tự mò mẫm ở nhà, các em đến lớp học thêm để thầy cô hướng dẫn, bày vẻ. Học thêm đúng nghĩa là theo nhu cầu thực sự của học sinh.
Nhưng vấn đề không chỉ đơn giản như vậy, không phải em nào học thêm cũng vì kiến thức, cũng vì nhu cầu thực sự. Nếu vì nhu cầu kiến thức thì tại sao các em cứ phải học thầy cô đang dạy lớp mình? Nếu không học thầy cô đang dạy lớp mình thì chuyện gì xảy ra? Các em có bị thầy cô "phân biệt đối xử" không?
Khoản 1, Điều 9 của Nghị định quy định: " Phạt tiền t ừ 2 .000.000 đồng đến 4 . 000.000 đồng đối với hành vi dạy thêm ngoài trường của giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên".
Khoản 5, Điều 8 quy định: "Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa".
Tôi đảm bảo 100% giáo viên và cơ sở giáo dục sẽ bị phạt bởi quy định của Điều 9. Bởi vì, chương trình dạy thêm thường giáo viên dạy trước chương trình chính khóa, đại đa số học sinh đều học thêm ở thầy cô đang dạy mình, hiệu trưởng đồng ý cấp phép cho giáo viên dạy thêm, đồng nghĩa với việc "tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa" - nghĩa là hoàn toàn trái quy định.
Khoản 4, Điều 9 quy định: " Phạt tiền từ 6 .000.000 đồng đến 8 .000.000 đồng đối với hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính kh óa để đưa vào nội dung d ạy thêm , dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính kh óa". Thử hỏi khi tiến hành kiểm tra dạy thêm, ai là người đi sâu vào chuyên môn từng tiết dạy của giáo viên để phát hiện "hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình chính khóa" của giáo viên đó? Còn trường hợp khác, giáo viên dạy thêm không cắt giảm chương trình chính khóa để đưa vào dạy thêm, và họ cũng không dạy trước chương trình chính khóa, nhưng trên lớp chính khóa họ dạy a-ma-tơ (amateur), dạy qua loa, dạy để học sinh... không hiểu, khó hiểu, khiến các em phải "cầu cứu" đến học thêm thì xử lý như thế nào?
Mức phạt khá cao (8 - 10 triệu đồng) đối với giáo viên ép buộc học sinh học thêm liệu có đủ sức răn đe và thuyết phục? Ai ở trong ngành sẽ rõ, có những giáo viên chuyên dạy thêm, dạy rất nhiều học sinh, rất nhiều năm rồi, mức thu nhập của họ rất "khủng", 8 - 10 triệu đồng/ 1 lần phạt đối với họ không quá nhiều so với mức thu nhập mấy chục triệu đồng/ tháng từ dạy thêm.
Thật đáng lưu ý với khái niệm "ép buộc học sinh học thêm". Thế nào là "ép buộc"? Có những "ép buộc" rất tinh vi, nhiều khi học sinh không thể thấy, phụ huynh nào tinh ý mới "cảm nhận" được. Vậy nên mới có chuyện lần nào hễ gặp phụ huynh, cô giáo đều phàn nàn về học sinh. Cho đến ngày phụ huynh chở con đến nhà cô giáo gửi con học thêm thì cô giáo vui vẻ, thay đổi thái độ ngay.
Vậy nên quy định xử phạt giáo viên "ép buộc học sinh học thêm" xem ra khó vận dụng.
Nhiều người trong cuộc nói: hãy tăng lương giáo viên trước khi xử phạt dạy thêm, bác sỹ được khám chữa bệnh ngoài giờ, tại sao giáo viên không được dạy thêm?
Thông tư 17 của Bộ GD&ĐT không cấm dạy thêm, chỉ quy định những điều cấm trong dạy thêm. Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục cũng chỉ quy định xử phạt những trường hợp dạy thêm trái quy định. Vấn đề là làm sao không còn dạy thêm, học thêm, làm sao cho học sinh giảm áp lực học tập, phụ huynh đỡ tốn kém chi phí học tập cho con em, làm sao giảm bớt quan hệ tiền tệ trong môi trường giáo dục. Trong môi trường giáo dục, do tính chất đặc thù nên nhiều quan hệ thầy - trò, quan hệ đồng nghiệp... được điều chỉnh bởi quan hệ đạo đức, văn hóa chứ không chỉ bởi các quy định, chế tài.
Lê Xuân Chiến
(Quảng Nam)
Theo Dân trí
Chấn chỉnh giáo dục bằng biện pháp tài chính Bộ GD-ĐT vừa đưa ra dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, để lấy ý kiến cộng đồng. Đây là một động thái tích cực nhằm chấn chỉnh thực trạng giáo dục đang nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc xã hội. Tuy nhiên, biện pháp tài chính không thể nào đắc dụng đối với việc dạy...