Trạng nguyên 13 tuổi và giai thoại nặn voi biết đi
Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi chủ yếu nhờ tự học. Vị khai quốc trạng nguyên này xứng đáng với danh hiệu thần đồng.
Theo Việt Nam văn hóa sử cương của nhà sử học Đào Duy Anh, năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi đầu tiên nhằm chọn hiền tài phục vụ đất nước.
Năm 1247, nhà Trần đặt ra tam khôi – Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Chính trong năm này, thần đồng nhỏ tuổi Nguyễn Hiền thi đỗ trạng nguyên và được vua Trần Thái Tông phong là “Khai quốc Trạng Nguyên” – vị trạng nguyên đầu tiên ở nước ta, theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên.
Nguyễn Hiền là trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta. Tranh minh họa: Tạp chí Văn nghệ.
Nguyễn Hiền sinh năm 1234 (một số tài liệu ghi là 1235) ở làng Dương An, huyện Thượng Hiền (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực), tỉnh Nam Định.
Ông mồ côi cha từ bé và được mẹ cho theo học sư thầy trong làng. Cậu bé Nguyễn Hiền sớm thể hiện tư chất vượt trội, học tập rất nhanh. 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh thần đồng.
Năm 1247, triều đình mở khoa thi. Nguyễn Hiền, lúc đó mới 13 tuổi, khăn gói lên kinh, dự kỳ thi đình với bài phú “Áp tử từ kê mẫu du hồ phú”. Trí tuệ tinh thông giúp ông đạt danh hiệu trạng nguyên – vị trí cao nhất trong tam khôi.
Khi vào cung diện kiến nhà vua, vua Trần Thái Tông rất thán phục khả năng ứng đối trôi chảy của trạng nguyên nhỏ tuổi, bèn hỏi ông học thầy nào.
Khi nghe Nguyễn Hiền kể ông chỉ tự học, chỗ nào không hiểu thì hỏi sư thầy, vua cho rằng, trạng có tài nhưng còn nhỏ tuổi, chưa hiểu hết lễ nghĩa và phán: “Trạng nguyên niên ấu vị tri lễ hứa hồi gia học lễ đãi tam niên nhi hậu dụng”.
Vì thế, mặc dù đỗ cao, Nguyễn Hiền chưa được phong chức quan hay mũ áo. Ông trở về quê, tiếp tục đọc sách.
Trên thực tế, sử sách viết về Nguyễn Hiền không nhiều, đa phần là những giai thoại truyền miệng, trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện ông nặn voi biết đi và câu trả lời về cách xâu chỉ qua ốc.
Trong cuốn Kho tàng về các ông trạng Việt Nam, giáo sư Vũ Ngọc Khánh viết về hai giai thoại trên.
Video đang HOT
Đình thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở Nam Định. Ảnh: Wikimapia.
Tương truyền, sau khi về quê, ngoài việc phụng dưỡng mẹ và đọc sách, cậu bé Nguyễn Hiền vẫn thường xuyên chơi đùa cùng các bạn. Có lần sứ giả nước khác sang thăm, thách đố vua quan nhà Trần xâu chỉ qua con ốc. Triều đình bó tay. Lúc đó, vua mới nhớ đến trạng Nguyễn Hiền, sai người đến hỏi ý kiến.
Viên quan được giao việc đến quê trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu đang nghịch đất ngoài làng. Trong đó, một đứa bé mặt mũi khôi ngô chỉ huy nhóm bạn nặn voi từ đất. Kỳ lạ là con voi đó có thể đi, hỏi ra mới biết, họ dùng cua làm mình voi và lấy đỉa làm vòi nên con voi có thể di chuyển.
Viên quan đoán đây là trạng Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra vế đố để thử tài: “Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy?”.
Trạng nhanh chóng ứng đối: “Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này!”.
Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan xuống, truyền lại ý chỉ vua muốn mời Nguyễn Hiền về kinh nhưng trạng không chịu vì cho rằng, vua làm vậy cũng không đúng lễ.
Quan đành thuật lại câu đố của sứ giả nước ngoài, Nguyễn Hiền xui bọn trẻ hát:
“Tích tịch tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang”.
Quan nghe xong, biết đây là câu trả lời triều đình cần liền vội vã về kinh.
Hai giai thoại này cho thấy sự thông minh, lanh lợi của Nguyễn Hiền.
Sau này, Nguyễn Hiền vào triều làm quan. Theo cuốn Danh nhân văn hóa Nam Định, sử sách không ghi lại được quá trình làm quan cùng những công trạng của ông khi giữ trọng trách trong triều đình. Ông cũng không sáng tác thơ văn hoặc có sáng tác nhưng đã thất truyền.
Theo một số ghi chép, có thể Nguyễn Hiền làm đến chức Thượng thư Bộ Công và từng cho đắp đê quai vạc sông Hồng.
Năm 1255 (một số tài liệu ghi là 1256, 1257), Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng, qua đời. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là “Đại vương thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi.
Cuộc đời ngắn ngủi của vị Khai quốc trạng nguyên được tóm gọn trong cuốn Ngọc phả được bảo tồn tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông.
“Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc
Vạn niên thiên tuế lập tam tài”.
Hai câu thơ trên phần nào khái quát được tài năng lỗi lạc của ông “trạng non” – trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.
Theo Zing
Nga có bán, Iran cũng không thèm mua tên lửa S-400
Iran hiện tại chưa có kế hoạch mua thêm các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 kể cả khi Nga muốn bán.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Iran - Thiếu tướng Hossein Dehqan khi được phóng viên hỏi về khả năng Tehran sẽ sở hữu tên lửa phòng không S-400 sau khi thương vụ S-300PMU2 giữa nước này với Nga hoàn tất. Trước đó theo nhiều đánh giá nhu cầu trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 và S-400 ở Trung Đông sẽ tăng mạnh sau khi Nga bắt đầu đưa quân vào Syria từ tháng 9 năm ngoái.
Trong một buổi phỏng vấn vào tuần trước Bộ trưởng Dehqan cũng cho biết rằng, các đơn vị tên lửa phòng không S-300PMU2 đầu tiên đã được Nga chuyển giao cho Iran và tổ hợp tên lửa phòng không này cũng được giới thiệu trong lễ duyệt binh hàng năm của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran vào hôm 17/4.
Trước đó vào năm 2007 Moscow và Tehran đã ký kết hợp đồng cung cấp các tổ hợp phòng không S-300 cho Iran với trị giá ước tính 900 triệu USD, tuy nhiên sau đó hợp đồng này bị tạm hoãn do lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với chương trình hạt nhân đầy tranh cãi của Iran vào năm 2010.
Đến tháng 4/2015, Nga và Iran bắt đầu nối lại chương trình đàm phán chuyển giao S-300 sau khi có những bước thay đổi đáng kể trong chương trình phát triển hạt nhân của Tehran. Và theo dự kiến hợp đồng S-300 của Iran trước đây sẽ được Nga hoàn tất trong năm 2016.
Sau khi các biện pháp cấm vận kinh tế và vũ khí đối với Iran được Liên Hợp Quốc gỡ bỏ một phần ngay lập tức Tehran lên kế hoạch hiện đại hóa lại quân đội với sự giúp đỡ từ Nga. Tuy nhiên để thực hiện được kế hoạch này đòi hỏi một quá trình lâu dài khi hầu hết trang bị vũ khí Iran đều đã lạc hậu và không được nâng cấp trong nhiều năm.
Dù giới thiệu rầm rộ các thành phần chiến đấu của S-300PMU2 trong lễ duyệt binh hôm 17/4 nhưng hiện tại Iran vẫn chưa sẵn sàng triển khai tổ hợp phòng không này và nhiều khả năng phía Nga vẫn chưa hoàn tất việc chuyển giao đơn vị S-300PMU2 đầu tiên cho Iran.
Trong ảnh là hệ thống radar giám sát 64N6 một trong những thành phần chiến đấu thuộc tổ hợp S-300MPU2 của Iran tuy nhiên nó lại được đặt trên xe đầu kéo dân sự thay vì khung gầm đặc chủng MAZ-7410.
Cũng tại lễ duyệt binh hôm 17/4 Iran cũng lần đầu tiên giới thiệu tổ hợp tác chiến điện tử 1L222M Avtobaza-M (ELINT) được Nga chuyển giao cho Iran từ năm 2011. Avtobaza-M được thiết kế để phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay của đối phương thông qua các tín hiệu radar và các thiết bị liên lạc vô tuyến được trang bị trên máy bay với tầm hoạt động lên đến 400km.
Theo_Kiến Thức
Vì sao vé máy bay lại đắt? Không chỉ bởi mỗi tiền xăng đâu Đi máy bay thật đắt đỏ phải không? Có nhiều người cho rằng đó là vì chi phí xăng cho máy bay rất tốn kém. Tuy nhiên sự thật có phải vậy? *Những số liệu trong bài chỉ có tính chất tham khảo, nó có thể thay đổi tùy vào mỗi quốc gia Một chiếc máy bay Airbus A320 có thể chứa gần...