Trang bị cho học sinh kỹ năng sử dụng mạng xã hội “văn minh hiệu quả”
Giáo dục cho học sinh kĩ năng sống, kĩ năng sử dụng mạng xã hội hiệu quả, giúp các em tránh được mặt trái của việc sử dụng mạng xã hội – có ý nghĩa quan trọng.
Chuyên đề Sử dụng mạng xã hội văn minh hiệu quả của học sinh Trường THCS Khương Đình.
Trường THCS Khương Đình ( quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã tổ chức thành công chuyên đề “Sử dụng mạng xã hội văn minh, hiệu quả” cho học sinh các khối lớp.
Nội dung buổi sinh hoạt chuyên đề gồm 3 phần: Vai trò và lợi ích của mạng xã hội; những mặt trái của việc dùng mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh bài viết, bình luận hoặc share bài, nhấn like nội dung thông tin chưa được kiểm chứng, ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự, an ninh, nhân phẩm của người khác…
Cô Đỗ Thị Việt Hiền – giáo viên Trường THCS Khương Đình cho biết: Trên trang mạng xã hội, hàng ngày, hàng giờ đều đăng tải nhiều thông tin về các vấn đề xã hội, có thông tin bổ ích song cũng không thiếu những thông tin giật gân, sai sự thật, nhằm thu hút sự chú ý của công chúng. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho học sinh vô cùng quan trọng.
Còn cô Trương Thị Lệ Thanh – Bí thư Đoàn Trường THPT Tân Phú (Đồng Nai) cho rằng: Trong bối cảnh mạng xã hội tác động mạnh mẽ đến đời sống thanh niên như hiện nay, nhà trường không thể đứng ngoài cuộc. Thay vì ngăn cản học sinh tham gia mạng xã hội, cần tiếp cận học sinh để giáo dục các em có việc làm đúng, có cách ứng xử phù hợp trên mạng,
“Chúng tôi xây dựng trang fanpage chính thống của các cấp đoàn, hội, thường xuyên chia sẻ thông tin và phản bác những luận điệu sai trái, câu chuyện chưa đúng sự thật để học sinh hiểu, có sự tiếp nhận thông tin chuẩn mực hơn. Không cần to tát, những bức hình, clip kèm câu chuyện hay cũng có sức lan tỏa tích cực”, cô Thanh cho biết thêm.
Video đang HOT
Với vai trò của mình, các trường đã tăng cường tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn HS, SV các kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội an toàn, lành mạnh, hữu ích; nhận biết, sàng lọc và một số biện pháp tự bảo vệ bản thân trước những luồng thông tin không chính thống, chưa được kiểm duyệt.
Các chủ trương đó đã được cụ thể hóa nội dung chương trình học. Nội dung giáo dục khai thác sử dụng Internet an toàn, lành mạnh được triển khai vào chương trình Tin học từ lớp 3 – 12 thông qua chủ đề dạy học Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số.
Ông Nguyễn Xuân An Việt – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) thông tin: Bên cạnh biện pháp định hướng học sinh cách tiếp cận và tự bảo vệ mình trên không gian mạng, ngành Giáo dục cũng chỉ đạo các trường học chú trọng giáo dục văn hóa ứng xử trên môi trường mạng.
Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định phê duyệt đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng đến năm 2025″. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các sở GD&ĐT và cơ sở giáo dục triển khai giải pháp bài bản, đồng bộ nhằm tăng cường và phát huy hiệu quả công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục HSSV trên môi trường mạng.
Cùng với đó, ngành GD-ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để phòng, chống, phát hiện và xử lý sớm các trường hợp xâm hại trẻ em; nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện hệ thống các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tổ chức xây dựng và ban hành thông tư quy định về dạy và học trực tuyến qua Internet, trong đó quy định rõ việc bảo đảm an ninh, an toàn với người học.
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Bí mật nguyện vọng làm khó thí sinh
Kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay, Hà Nội quy định, học sinh có hộ khẩu ở khu vực nào sẽ phải đăng ký nguyện vọng (NV1, NV2) ở khu vực đó; số lượng đăng ký nguyện vọng ở từng trường sẽ không được công bố.
Do đó, dễ xảy ra tình trạng học sinh đổ dồn về một trường hoặc tỉ lệ chọi vào trường tốp đầu có thể lao dốc.
Ảnh minh họa
Học sinh "mù" thông tin về nguyện vọng
Một trong những điểm mới của tuyển sinh lớp 10 năm nay là sẽ không công bố số lượng học sinh đăng ký ở từng trường. Những năm trước, sau khi học sinh đăng ký các nguyện vọng (NV), Sở GD&ĐT Hà Nội công bố số lượng đăng ký dự tuyển cũng như tỷ lệ chọi cao-thấp cụ thể. Khi đó, học sinh thấy tỉ lệ chọi cao có thể điều chỉnh NV.
Năm ngoái, Trường THPT Kim Liên có tỉ lệ chọi 1/2,7 (tổng số đăng ký cả 2 nguyện vọng là 1.656, trong khi chỉ tiêu tuyển là 600); Trường THPT Yên Hòa có tỉ lệ chọi 1/2,5 (tổng số đăng ký cả 2 nguyện vọng là 1.870, chỉ tiêu tuyển là 720)... Tương tự, các trường tốp dưới cũng công bố tỉ lệ chọi để học sinh thay đổi NV phút chót nhằm tăng khả năng đỗ.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm nay dự kiến được tổ chức vào ngày 29- 30/5. Thành phố sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho toàn bộ học sinh với 4 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ 4, thay vì 3 bài thi như năm ngoái. Sẽ chỉ có 62% học sinh đỗ vào trường công.
Trước những điều chỉnh trong tuyển sinh lớp 10 năm nay, nhiều giáo viên cho rằng, học sinh sẽ "mù" thông tin về đăng ký NV, do đó dễ xảy ra tình trạng các em đổ dồn về một trường nào đó hoặc trường tốp đầu có thể giảm mạnh tỉ lệ chọi.
Có con đang học lớp 9, Trường THCS Khương Đình (Hà Nội), chị Dương Thị Thu Hà cho biết, với quy định NV1, NV2 phải cùng khu vực có hộ khẩu, con chị đều không đặt mục tiêu thi vào. Do đó, gia đình đang cân nhắc phương án đánh cược vào NV3. Để thực hiện phương án này, con chị sẽ tăng tốc ôn thi chỉ nhằm đăng ký NV duy nhất là NV3. Nhưng như vậy cũng có nghĩa con chị sẽ phải trả giá đắt nếu tỉ lệ chọi quá cao, con trượt NV này. "Khi đó, cửa trường công vĩnh viễn đóng với con. Nhiều người khuyên nên đặt nhiều NV để tránh rủi ro khiến gia đình rối bời", chị Hà nói.
Nhiều phụ huynh có con học lớp 9 năm nay cũng cho biết, họ đang hoang mang, chưa chốt được NV nào, nhất là sau một thời gian nghỉ học kéo dài vì COVID-19. Một trong những căn cứ quan trọng nhất để xác định NV chính là năng lực học tập thì thời điểm này học sinh vừa quay lại trường, giáo viên chưa có đánh giá.
Không nên đánh cược NV3?
Bà Nguyễn Thị Xuân Oanh, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội), cho rằng, trước những điều chỉnh về tuyển sinh lớp 10, thời điểm này, học sinh, phụ huynh rất khó quyết định chọn NV, dù trước đó nhiều em đã đặt mục tiêu thi vào trường nào. Những năm trước, trường này có hơn 90% học sinh đỗ vào trường THPT công lập, trong đó học sinh giỏi rất quan tâm các trường tốp đầu và thi đỗ.
Tuy nhiên, năm nay với quy định NV1, NV2 chỉ được đăng ký trong khu vực có hộ khẩu, sẽ xuất hiện xu hướng học sinh đổ dồn về trường tốp đầu, tốp giữa trong cùng khu vực. Bà Oanh cho rằng, quy định mới về tuyển sinh khá bất ngờ nên gây khó khăn cho học sinh, nhất là học sinh giỏi ở những khu vực không có trường THPT tốp đầu. "Việc đánh cược tất cả cơ hội vào NV3 là điều khá nguy hiểm, chỉ có học sinh có năng lực thật nổi trội mới dám chắc chắn", bà nói.
Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Phạm Văn Đại, cũng khuyên, năm nay học sinh nên cân nhắc trước khi đăng ký NV, vì sẽ không được thay đổi NV như những năm trước. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các NV cũng rất quan trọng, vì NV2, NV3 sẽ có điểm tuyển sinh cao hơn NV1.
TPHCM đề xuất thay đổi cách tính điểm tuyển sinh lớp 10
Ngày 10/3, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết, Sở đang đề xuất UBND TPHCM về việc thay đổi cách tính điểm các môn thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022. Theo đó, cả 3 môn thi toán, văn, ngoại ngữ đều tính điểm hệ số 1 thay vì môn toán, văn nhân hệ số 2, môn ngoại ngữ chỉ tính hệ số 1 như hiện nay.
Ngoại ngữ đang dần có vị trí quan trọng trong việc phân loại, đánh giá học sinh. Bên cạnh đó, TPHCM có đề án phát triển ngoại ngữ, mong muốn học sinh đạt được chuẩn quốc tế sau khi tốt nghiệp THPT, đủ điều kiện để tiếp cận chương trình bậc đại học ở các nước, có thể du học. Thời lượng học môn Ngoại ngữ ở các trường THPT đã tương đương môn Toán, Ngữ văn.
Từ đề tham khảo, giáo viên sẽ dạy thế nào? Trang bị thật tốt lý thuyết nền tảng, tập trung kiến thức cơ bản nhất cho học sinh là những lưu ý mà giáo viên sẽ giảng dạy cho học sinh từ đề tham khảo. Học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM thực hiện giải đề thi tham khảo môn vật lý ngày 1.4 - ẢNH: Đ.N.THẠCH Qua đề tham...