Trăn trở sau một kỳ thi
Trên 99% trong số 925.000 thí sinh đăng ký vừa trải qua kỳ thi THPT quốc gia 2018. Tính cả phụ huynh, cán bộ coi thi, giám sát, thanh tra, phục vụ kỳ thi, ngót nghét 2 triệu người. Ngần ấy vào “ trận đánh lớn”, tất cả cho một kỳ thi thành công.
Phụ huynh dầm mưa chờ con đi thi. Dẫu có trúng tuyển ĐH, lại tiếp tục một chặng dài lo lắng – Ảnh: H.KHOA
Vậy sau một “trận đánh” thành công, còn gì gọi là trăn trở?
1. Những kỳ vọng về đâu?
Một kỳ thi quan trọng, vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ xét tuyển vào ĐH, CĐ. Với nhiều thí sinh và gia đình của các em, kỳ thi này là cuộc chạy đua căng thẳng.
Tiếp tục vào giảng đường ĐH sau khi rời nhà trường phổ thông – lựa chọn của số đông học sinh, cũng phải hơn 50%.
Dù vào thời điểm này, ai cũng biết cầm trong tay tấm bằng cử nhân, kỹ sư nhưng tìm được việc làm không hề dễ. Có việc làm thì đồng lương chưa giúp người lao động có cuộc sống ổn định.
Tâm lý thích làm thầy hơn làm thợ, một bộ phận học sinh theo học ĐH nào, ngành gì là do cha mẹ lựa chọn hay chọn theo bạn bè.
Thời gian học ĐH chỉ là những ngày “dự” giảng đường, sau đó là “cày” game, vui cùng bạn bè ở quán xá.
Ghi đủ bài học đã hiếm, tự học – tự đọc – tự nghiên cứu càng hiếm hoi hơn. Việc học xoay quanh thi hết môn, thi tốt nghiệp, những giáo trình photo vội vàng, qua quýt học rồi trả lại cho thầy.
Hằng tháng tiền gia đình đều đặn gửi vào thẻ, gia đình khó mấy cũng chạy vạy kịp gửi cho con em.
Đó là chưa kể các khoản học thêm ngoại ngữ, sắm laptop, điện thoại thông minh, mua quà sinh nhật tặng bạn.
Kỳ vọng con cái học hành thành đạt, mai này…, nhưng với đời sinh viên, vẫn không ít bạn khiến phụ huynh thêm đau lòng dù đã được xem là trưởng thành.
Vì vậy, biết thi là căng thẳng, có áp lực, người trong cuộc và những ai quan tâm ít nhiều băn khoăn, lo lắng, thở dài. Hậu kỳ thi THPT quốc gia, những ngày tháng dài sau đó vẫn đầy ngổn ngang…
2. Vẫn học vì thi, “xa vắng” học làm người
“Thi thế nào, dạy và học thế ấy”, mấy năm nay ngành giáo dục có nhiều biện pháp để cải tiến theo phương châm đó. Đề thi thay đổi, hỏi mở, chấm mở; thi thật, chấm thật để dạy thật, học thật.
Video đang HOT
Như hiện nay, 50% kết quả của việc xét công nhận tốt nghiệp THPT được quyết định nhờ vào điểm trung bình cả năm các môn học ở lớp 12; có nhiều trường ĐH, CĐ xét tuyển dựa vào học bạ THPT.
Vậy là, học bạ được làm đẹp, điểm số ghi ở đây tăng ảo, mức độ do ban giám hiệu các trường định hướng cho giáo viên của mình.
Đánh giá quá trình kết hợp với đánh giá đầu ra chỉ là lý thuyết do quản lý dạy – học trung thực chưa trở thành thói quen của cán bộ quản lý. Trong khi đó, bệnh thành tích chi phối tất cả, đến độ rất… thân quen.
Nội dung đề thi như hiện nay, “mở một ít”, bài thi tổ hợp (chỉ là cách gọi tên) cơ bản vẫn theo lối cũ.
Dạy học có đổi nhưng cũng không là mấy, thầy trò các lớp 12 xoay tít trên quỹ đạo học để thi. Trong quá trình đó, mục tiêu cốt lõi của dạy học: dạy người, nhiều lúc bị xem nhẹ.
Đã có ý kiến, tỉ lệ tốt nghiệp THPT rất nhiều địa phương đạt tới “bốn số 9″, nên chăng để các nhà trường phổ thông xét tốt nghiệp, tổ chức thi làm gì cho tốn kém!
Nhưng, liệu có yên tâm không để thực hiện như thế? Chỉ cần một số ít trường thoải mái khi làm “đúng quy trình” là gây bão mạng, sau đó là những chuyện buồn đến cùng cực.
Vì vậy, cần quán triệt trách nhiệm các cơ sở giáo dục, sự vào cuộc của lãnh đạo giáo dục, cấp ủy cùng chính quyền các cấp.
Đào tạo, bồi dưỡng gắn với giám sát, kiểm tra, thanh tra, làm nghiêm minh, hi vọng có thể giao xét tốt nghiệp THPT về cho các nhà trường trong tương lai gần. Dạy học phổ thông thực chất, trung thực, chính xác là căn cứ tin cậy để các trường ĐH, CĐ lấy đó xét tuyển.
Với những trường trọng điểm, tổ chức đánh giá năng lực thuộc thẩm quyền của họ, Bộ GD-ĐT giữ vai trò quản lý nhà nước.
Hiệu quả của phân luồng: chờ tiếp!
Phân luồng sau THCS, học nghề sau THPT đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa nhiều.
Thay cho những dự án hoành tráng, ngành giáo dục và các bộ, ngành liên quan đầu tư cho cơ sở vật chất – đội ngũ giảng viên – chất lượng đào tạo – việc làm sau ra trường của các cơ sở đào tạo nghề.
Nếu những điều ấy được phát triển thì học nghề sau THCS, THPT sẽ là lựa chọn của không ít học sinh. Đây là câu chuyện dài, nhiều tập, nên… chờ tiếp.
Theo tuoitre.vn
Chấm thế nào với những đề thi 'lạ'?
Ra đề đã khó, nhưng chấm thi như thế nào khi gặp những tình huống bất ngờ, khó nghĩ? Đây cũng là việc khiến nhiều giáo viên phải trăn trở.
Cô Đặng Nguyệt Anh đưa học sinh đi thực tế trước khi làm đề văn mở - Ảnh NVCC
Cẩn trọng khi cho điểm
Một đề văn yêu cầu học sinh bày tỏ quan điểm về thói quen chào hỏi thầy cô của Trường Hà Nội Amsterdam. Và bài văn khiến giáo viên "té ghế" của một nam sinh khi cậu cho rằng "không nhất thiết phải chào hỏi thầy cô giáo".
Cô Đặng Nguyệt Anh kể: "Em học sinh đó ngoan và hằng ngày nhìn thấy tôi, em vẫn chào. Vì thế khi đọc bài em làm, tôi thực sự bất ngờ. Em lập luận rằng ở phương Tây, giáo viên và học sinh bình đẳng, không phải người trên kẻ dưới. Và việc không chào hỏi theo thói quen không có nghĩa là thiếu tôn trọng, quý mến.
Tôi phải suy nghĩ rất nhiều vì bài văn này và cho em 6,5 điểm. Vì đề mở, quan điểm của học sinh cũng là một căn cứ cho điểm. Nhưng không có nghĩa trình bày ngược với số đông là không được điểm, nếu em trình bày được lý do.
Tôi cho 6,5 điểm không phải em "không chào thầy cô" mà vì bài viết chưa thật thuyết phục. Nhưng tôi phê vào bài "Cô muốn trao đổi thêm với Trung về bài viết này" (tên em là Nguyễn Đức Trung).
Sau hôm trả bài, Trung có gặp tôi hỏi xem "bao giờ thì cô gặp em". Tôi có giải thích lý do tôi cho em 6,5 điểm - mức điểm thấp nhất lớp. Tôi và Trung cũng trao đổi thêm về quan điểm "chào thầy cô".
Trung vẫn giữ quan điểm như trong bài viết, dù Trung không phản bác quan điểm "nên chào" của nhiều bạn khác. Còn tôi, mặc dù nói rõ việc tôi không đồng quan điểm với Trung nhưng tôi không cho Trung điểm thấp vì điều đó mà vì Trung không thuyết phục được bằng bài viết.
Tôi bảo Trung về nghĩ thêm nếu thấy không chấp nhận điểm 6,5 thì lại hẹn một buổi khác để trao đổi. Nhưng sau đó Trung không hẹn gặp nữa. Gặp tôi, Trung vẫn lễ phép chào. Trong một hoạt động ngoại khóa, Trung còn chủ động rủ tôi cùng Trung làm cặp cô - trò để tham gia trò chơi.
Tuy nhiên, tôi không nói với Trung là khi đặt bút cho Trung điểm 6,5 tôi đã rất băn khoăn. Tôi trả bài xong rồi thu bài lại và mang cho một giáo viên khác nhờ đọc và có ý kiến. Tôi cẩn trọng thế để không bị chủ quan khi cho điểm học sinh".
Khi nói về kinh nghiệm ra các đề văn dễ có ý kiến "tréo ngoe", cô Nguyễn Kim Anh, Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), cho rằng: "Trong những chủ đề nhạy cảm hoặc cần có định hướng giáo dục thì không nên mở hoàn toàn mà cần hướng học sinh vào một ý cụ thể (qua trích dẫn văn bản, lời nói). Còn để mở hoàn toàn chỉ nên ra với các chủ đề "nói cách nào cũng không sai"".
Cán bộ chấm thi đang chấm bài thi của các thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 - Ảnh Như Hùng
Mời phụ huynh chấm bài
Đây là một sáng kiến của cô Nguyễn Kim Anh. "Thường mỗi bài kiểm tra tôi chỉ chọn khoảng 10 bài để gửi cho phụ huynh. Dĩ nhiên, trước đó tôi phải trao đổi để học sinh thông về tư tưởng.
Bài chọn có thể là bài có quan điểm lạ, đáng chú ý, có thể là bài viết xúc động xuất sắc hoặc bài viết kể câu chuyện của chính gia đình... Nhiều phụ huynh bận rộn nhưng rất vui vẻ hợp tác. Không chỉ chấm điểm mà các bố mẹ thường điện thoại, nhắn tin cho tôi" - cô Kim Anh kể.
Cảm ơn cô giáo vì đã cho tôi được đọc bài viết của con.
Một phụ huynh được mời chấm bài văn của con mình
Những dạng đề gửi cho cha mẹ hầu hết là các đề mở bày tỏ quan điểm về những chủ đề khác nhau như "danh dự và danh tiếng", "người giỏi có khác người học giỏi không?", "sự liên quan giữa địa vị và quyền lực", hoặc một số chủ đề liên quan tới ứng xử, tình cảm trong gia đình.
Cô Kim Anh mở những tin nhắn, email của một số cha mẹ. Ngoài những tin nhắn cảm ơn, nhiều người nhận xét rất kỹ và trao đổi ý kiến của mình.
"Cảm ơn cô giáo vì đã cho tôi được đọc bài viết của con. Không ngờ con lại có suy nghĩ như người lớn. Đúng là có đọc thì mới biết "nhãn quan" của con thế nào ở khía cạnh tình cảm và suy nghĩ về gia đình, về người thân" - một phụ huynh nhắn tin.
Có người thì thú nhận đã phải suy nghĩ nhiều khi đọc bài viết của con và lặng lẽ điều chỉnh những điều chưa phù hợp khiến con mình suy nghĩ và bị tổn thương. Điểm của phụ huynh chấm chỉ để tham khảo, khích lệ học sinh với mục tiêu lớn nhất để cha mẹ có cơ hội hiểu con. Còn điểm chính thức vẫn do cô giáo quyết định.
Cô Nguyễn Kim Anh giảng bài "Yêu nước" trong màu áo cờ Tổ quốc trước khi cho học sinh làm bài văn "biểu hiện lòng yêu nước của giới trẻ hôm nay" - Ảnh: Tiến Thắng
Đầu tư cho lời phê
Rất nhiều giáo viên coi việc chấm bài học sinh môn văn là công việc cực nhọc vì việc chấm bài thường phải làm ở nhà. Văn học sinh thì muôn hình vạn trạng, chữ đẹp có, xấu có, diễn đạt trôi chảy thì ít mà lủng củng rối rắm thì nhiều. Nên tâm lý chán nản, mệt mỏi, chấm cho xong phổ biến ở nhiều giáo viên. Thường học sinh chỉ nhận được bài cho điểm mà không kèm theo lời phê, hoặc những lời nhận xét chung chung, vô cảm.
Nhưng với những giáo viên tâm huyết thì lời phê chính là cách đối thoại, trò chuyện, nhắc nhở, hay có khi là an ủi, bày tỏ đồng cảm với học sinh - nhất là với những đề thi mở thì điều này lại càng cần thiết.
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Như Huyền, giáo viên dạy toán Trường THCS Quang Trung, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, được học trò yêu quý vì những dòng nhận xét vừa chứng tỏ cô chấm kỹ, vừa thể hiện sự hài hước, thân thiết với học sinh.
"Chép nhầm đề, hờn cả thế giới", "Đôi khi nhanh quá lại thiệt, cần đọc hướng dẫn trước khi hạ bút", "Chấm bài này, tôi muốn tăng xông"... là một loạt lời phê của cô Huyền mà theo nhận xét của nhiều học sinh là "dễ thương không tả được".
Giải thích về cách viết lời phê không theo "chuẩn" thông thường, cô Huyền nói: "Khi quan sát học sinh nhận bài kiểm tra, tôi thấy các em chỉ nhìn điểm số. Ai điểm kém thì nhìn mặt buồn thiu. Tôi suy nghĩ và muốn có lời phê để giảm bớt sự nặng nề cho các em".
Lời phê giống như chia sẻ
"Con hiện tại rất gầy và xanh xao. Bây giờ cô đã hiểu nguyên nhân. Nhưng khắc phục khó khăn theo cách này thì không ổn. Cô có cách giúp con kiếm tiền giúp mẹ" - lời phê của cô Đặng Nguyệt Anh với bài viết của một học sinh về "đồng tiền" giống như một lời chia sẻ hơn là nhận xét về một bài văn.
Theo tuoitre.vn
Bộ GD-ĐT: 'Đề không khó, chỉ một số câu khó' Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định kỳ thi THPT quốc gia đã diễn ra an toàn, đúng quy chế. Cả nước có 77 thí sinh bị xử lý kỷ luật, không có cán bộ coi thi nào vi phạm quy chế Ngay sau khi kết kỳ thi THPT quốc gia 2018, chiều 26-6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã...