Trần Công Thiện: ‘Mong HĐXX xem xét công lao, giảm nhẹ cho bị cáo và thuộc cấp’
Bị cáo Trần Công Thiện khai do bị hạn chế nhận thức pháp luật, dẫn đến sai phạm, đồng thời xin HĐXX ‘xem xét công lao, giảm nhẹ cho bị cáo và thuộc cấp’.
Chiều 13.10, sau phần luận tội của đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS), các luật sư (LS) bắt đầu bào chữa cho bị cáo Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM), Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận – gọi tắt là Công ty Tân Thuận) và 8 bị cáo liên quan về sai phạm bán rẻ 2 dự án Phước Kiển (H.Nhà Bè) và Ven Sông (Q.7), gây thiệt hại của nhà nước hơn 735 tỉ đồng.
Ông Tất Thành Cang bị đề nghị 8 – 10 năm tù vì bán rẻ đất
Bị cáo Trần Công Thiện xin giảm nhẹ án cho nhân viên
VKS đã đề nghị mức án đối với bị cáo Trần Công Thiện từ 15 – 17 năm tù về tội “vi phạm về quy định quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.
Bào chữa cho bị cáo Trần Công Thiện, luật sư (LS) Nguyễn Hữu Thế Trạch đề nghị HĐXX xem xét mức độ, hành vi của bị cáo để tuyên mức án thấp hơn VKS đề nghị.
Theo LS Trạch, trên cương vị tổng giám đốc, bị cáo Thiện chuyển nhượng các dự án theo chủ trương, nhiệm vụ theo sự phân công của chủ sở hữu (Văn phòng Thành ủy TP.HCM). Bị cáo Thiện không giữ vai trò chủ mưu như cáo trạng truy tố vì bút lục hồ sơ vụ án không có tài liệu nào chứng minh. Tại phần xét hỏi, các bị cáo là cựu nhân viên công ty đều khai thực hiện theo chức trách, không bàn bạc, phân công và không có sự chỉ đạo.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh NHẬT THỊNH
Theo LS Trạch, trách nhiệm chính trong vụ án phải thuộc về chủ sở hữu, vì chủ sở hữu đã vi phạm khoản 5 Điều 9 của Luật số 69/2014 ngày 26.11.2014 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…
Bên cạnh đó, bị cáo Thiện nhận thức chưa đúng về nguồn vốn của công ty nên đã hợp tác đầu tư vốn ra ngoài theo Luật doanh nghiệp 2014. LS Trạch cho rằng, nếu như chủ sở hữu và bị cáo có nhận thức đúng về tính chất nguồn vốn thì không xảy sai phạm.
Bị cáo Trần Công Thiện . Ảnh NHẬT THỊNH
Tự bào chữa, bị cáo Trần Công Thiện trình bày, quá trình làm việc ở Công ty Tân Thuận đã có trách nhiệm, khách quan và không vụ lợi. “Để dẫn đến sai phạm là do bị cáo hạn chế nhận thức pháp luật”, bị cáo Thiện nói.
Bị cáo Thiện mong HĐXX ghi nhận trong quá trình đảm nhiệm nhiệm vụ tại Công ty Tân Thuận (từ năm 2011 – 2018), bị cáo và nhân viên luôn tâm huyết và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
“Trong điều kiện bất động sản đóng băng, kinh tế bị suy thoái và lãi suất ngân hàng có lúc lên đến 25%/năm nhưng Công ty Tân Thuận từ vốn điều lệ 63 tỉ đồng (năm 2011) với số nợ ngân hàng 255 tỉ đồng thì đến năm 2018 tỉ suất lợi nhuận rất cao từ 17% – 38%, vốn điều lệ của công ty tăng lên 126 tỉ đồng; vốn thực của công ty là 1.500 tỉ đồng”, bị cáo Thiện trình bày.
Bị cáo Thiện mong HĐXX xem xét công lao của bị cáo và nhân viên thuộc cấp và lãnh đạo Văn phòng Thành ủy TP.HCM để giảm nhẹ tội.
“Các anh, chị nhân viên có trình độ, nhiệt tình và lớn tuổi, là lao động chính gia đình, còn có mẹ già, con nhỏ. Bị cáo đã lãnh án 13 năm tù trong sai phạm tại Sadeco đã xét xử giờ thêm lần này cộng lại thì cao quá. Mong HĐXX giảm nhẹ tội”, bị cáo Thiện nói.
Bị cáo Phan Thanh Tân xin hưởng án treo
VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Phan Thanh Tân, cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM, từ 4 – 5 năm tù về tội “vi phạm về quy định quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.
Bào chữa cho bị cáo Tân, LS Vũ Phi Long cho rằng, khi bị cáo nhận nhiệm vụ thay bị cáo Phạm Văn Thông (cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM, nghỉ hưu từ tháng 4.2017) thì 90% vốn góp dự án khu IV – khu dân cư Ven Sông đã chuyển nhượng cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai. Bị cáo Tân chỉ quyết định cho hoán đổi 10% vốn góp còn lại.
Luật sư Vũ Phi Long bào chữa cho bị cáo Phan Thanh Tân. Ảnh NHẬT THỊNH
“Việc chuyển nhượng 90% vốn góp đã hoàn thành nên phải xác định vai trò của từng bị cáo trong từng giai đoạn thực hiện. Nếu có sai phạm xảy ra, bị cáo Tân chỉ chịu trách nhiệm đối với phần thiệt hại 10% vốn góp”, LS Long phân tích.
Theo LS Long, bị cáo Tân khi tiếp quản công tác thay bị cáo Thông đã kiêm nhiệm nhiều công việc, quản lý nhiều phòng ban nên không thể bao quát hết. Bị cáo Tân chỉ có sai phạm khi không kịp thời kiểm tra, yêu cầu Công ty Tân Thuận báo cáo. Mặt khác, Công ty Tân Thuận không thực hiện đúng chế độ báo cáo. Do đó, LS Long cho rằng bị cáo Tân chỉ có dấu hiệu phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”
Tự bào chữa, bị cáo Tân đồng ý với quan điểm của luật sư. Bị cáo xin HĐXX xem xét, cân nhắc cho bị cáo được hưởng án treo.
Ngày (14.10), phiên tòa xét xử Tất Thành Cang, Trần Công Thiện và đồng phạm tiếp tục phần tranh luận.
Ông Tất Thành Cang hầu tòa vụ bán đất giá rẻ
Sáng 10.10, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM) và 9 đồng phạm liên quan sai phạm chuyển nhượng 32 ha đất dự án Phước Kiển, huyện Nhà Bè và dự án Khu dân cư Ven Sông, quận 7.
Dự kiến phiên tòa kéo dài đến ngày 14.10.
Trước đó, TAND TPHCM lên lịch xét xử vào ngày 22.9. Tuy nhiên, bị cáo Phan Thanh Tâm (cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM) sức khỏe không tốt, đồng thời, luật sư của bị cáo có lý do khách quan không thể tham gia phiên tòa nên phiên xét xử được lùi lại ngày 10.10.
Phiên tòa do Chánh tòa hình sự TAND TPHCM Phạm Lương Toản làm chủ tọa.
Tại tòa, có 19 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo. Riêng bị cáo Tất Thành Cang có 2 luật sư là Trần Văn Sự, Lê Nguyên Hòa (Đoàn luật sư TPHCM).
Theo đó, tòa cũng triệu tập Công ty Quốc Cường Gia Lai, Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận, Văn phòng Thành ủy TPHCM và 4 cá nhân khác với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...
Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội "vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" gồm: Tất Thành Cang, cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Phạm Văn Thông và Phan Thanh Tân, cùng là cựu Phó chánh văn phòng Thành ủy TPHCM; Huỳnh Phước Long, cựu Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn, Văn phòng Thành ủy.
6 bị cáo thuộc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận (viết tắt là Công ty Tân Thuận), gồm: Trần Công Thiện (cựu tổng giám đốc), Nguyễn Văn Minh (cựu Chủ tịch HĐTV), Trần Tấn Hải (cựu phó tổng giám đốc), Nguyễn Thị Ngọc Bích (cựu kế toán trưởng), Nguyễn Hoàng Việt (cựu kiểm soát viên), Nguyễn Xuân Tùng (cựu trưởng phòng Kinh doanh tổng hợp).
Theo cáo trạng, công ty Tân Thuận, là công ty có vốn Nhà nước. Tháng 11.2000, công ty này được UBND huyện Nhà Bè giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng dự án Phước Kiển, xã Phước Kiển và được Văn phòng Thành ủy chấp thuận chủ trương đầu tư.
Tháng 8.2016, Công ty Quốc Cường Gia Lai có văn bản đề nghị hợp tác đầu tư với tỉ lệ 75:25, hoặc xin nhận chuyển nhượng 100% dự án.
Lúc này, ông Trần Công Thiện (Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận) chỉ đạo cấp dưới thuê Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học TPHCM ban hành chứng thư thẩm định giá xác định diện tích 32ha đất tại dự án trên có giá bình quân là 1,05 triệu đồng/m2.
Hội đồng xây dựng giá bất động sản kinh doanh của Công ty Tân Thuận họp và chỉ căn cứ duy nhất vào giá trong chứng thư thẩm định giá để xây dựng đơn giá chuyển nhượng là 1,25 triệu đồng/m2.
Tháng 6.2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng 32ha đất Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2, và đã nhận của Công ty Quốc Cường Gia Lai 374 tỉ đồng cùng tiền thuế VAT là 23 tỉ đồng.
Sau đó, vụ việc được cơ quan có thẩm quyền phát hiện, hợp đồng bị hủy bỏ, Công ty Tân Thuận đã trả lại cho Công ty Quốc Cường Gia Lai cả tiền chuyển nhượng, tiền thuế VAT, thêm tiền lãi suất là 21 tỉ đồng. Cáo trạng xác định số tiền Nhà nước thiệt hại ở dự án này là 202,6 tỉ đồng.
Trong khi đó, đối với 32.967m2 đất thuộc khu 4 dự án khu dân cư Ven Sông tại phường Tân Phong, quận 7, Công ty Tân Thuận cũng căn cứ vào chứng thư thẩm định giá của Công ty Thương Tín, xác định giá trị bình quân khu đất này là hơn 17,6 triệu đồng/m.
Đến tháng 11.2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng toàn bộ khu đất này cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 532,6 tỉ đồng. Như vậy tổng thiệt hại cho Nhà nước 735,2 tỉ đồng.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Đối với trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Như Loan (Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai), cơ quan điều tra cho biết sẽ tách hành vi, tiếp tục xem xét xử lý trách nhiệm trên cơ sở kết luận giám định của Bộ Tài nguyên Môi trường và kết quả điều tra.
Mới đây, trong vụ sai phạm tại SADECO, ông Tất Thành Cang được TAND Cấp cao tại TPHCM giảm án từ 10 năm còn 8 năm sáu tháng tù về hành vi bán rẻ chín triệu cổ phần SADECO cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim gây thất thoát lãng phí cho Nhà nước hơn 669 tỉ đồng.
Truy tố ông Tất Thành Cang và 9 bị can bán rẻ dự án Liên quan vụ bán rẻ 2 dự án khu dân cư Phước Kiển và Ven Sông gây thiệt hại của Nhà nước là vốn của Thành ủy TP.HCM hơn 735 tỉ đồng, Viện KSND TP.HCM đã ban hành cáo trạng truy tố 10 bị can, gồm Tất Thành Cang và 9 đồng phạm. Cùng bị truy tố về tội "vi phạm về quy...