Trần Công Minh: Rời bóng đá chuyên nghiệp để làm thân phận “người đưa đò”
Từng là tượng đài của bóng đá Việt Nam, từng cầm quân trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp, nhưng cựu cầu thủ Trần Công Minh hài lòng với công tác đào tạo trẻ, để “đưa đò” dìu dắt các thế hệ đàn em.
Giai đoạn Trần Công Minh còn là HLV chuyên nghiệp, ông dẫn dắt đội tuyển Olympic Việt Nam từ năm 2006 – 2007, sau đó là CLB Đồng Tâm Long An, ở vào thời kỳ mà đội bóng của bầu Thắng vẫn còn rất mạnh, riêng Công Minh cùng Đồng Tâm Long An giành vị trí Á quân V-League 2008, trong vai trò HLV tạm quyền.
Vị HLV người Đồng Tháp này cũng có thời gian làm trợ lý cho HLV Toshiya Miura ở đội tuyển Việt Nam, ở AFF Cup 2014, trải qua băng ghế huấn luyện của một số đội bóng chuyên nghiệp khác, như Đồng Tháp, rồi Cà Mau, rồi lại Đồng Tháp, trước khi hiện tại ông lui về làm ông tác đào tạo trẻ ở học viện bóng đá Juventus tại Việt Nam, một học viện được đầu tư bởi CLB TPHCM, liên danh với hệ thống học viện Juventus toàn cầu.
Khi còn là cầu thủ, Trần Công Minh là tượng đài của bóng đá Việt Nam, một trong những cầu thủ hay nhất thuộc “thế hệ vàng” của những Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hồng Sơn, Võ Hoàng Bửu, Nguyễn Hữu Đang…
Trần Công Minh từng cầm quân ở môi trường đỉnh cao…
Ông là cựu đội trưởng đội tuyển Việt Nam, từng 2 lần giành HCB SEA Games các năm 1995 và 1999, hạng nhì AFF Cup 1998. Còn trong màu áo CLB, ông từng vô địch bóng đá nội các năm 1989 và 1996. Công Minh cũng là một trong những hậu vệ hiếm hoi của bóng đá nội, từng giành Quả bóng vàng Việt Nam vào năm 1999.
Video đang HOT
Sự nghiệp cầu thủ đầy tự hào, Trần Công Minh cũng được nhắm đến với vai trò HLV từ rất sớm, khi nắm đội tuyển Olympic Việt Nam và CLB Đồng Tâm Long An như đẽ nêu ở trên, lúc ông chưa đến 40 tuổi.
Nhưng đời không như là mơ, đội bóng mà Công Minh gắn bó ngày nào là Đồng Tâm Long An yếu dần trước khi chìm vào quên lãng, trong khi đội bóng quê hương Đồng Tháp cũng không còn được như xưa, khiến Công Minh phải tha hương và tìm con đường khác.
… giờ ông âm thầm lui về làm công tác đào tạo trẻ
Ông đến với công tác đào tạo trẻ như một cái duyên, việc cập bến học viện bóng đá Juventus tại Việt Nam cũng là cái duyên, mà chính Công Minh tâm sự: “Thật ra tôi đã có cơ hội trở lại với công tác HLV bóng đá chuyên nghiệp, nhưng tôi chọn ở lại đây, vì khi tôi nói tôi về làm tại CLB chuyên nghiệp, các học trò của tôi có em đã khóc, đòi tôi ở lại”.
“Làm trẻ có cái tâm sự của người đào tạo trẻ. Bóng đá chuyên nghiệp dĩ nhiên nhiều áp lực hơn, nhưng làm trẻ lại cần sự kiên nhẫn nhiều hơn. Bóng đá trẻ không thể lấy thành tích làm thước đo cho thành công như bóng đá chuyên nghiệp, mà cần phải có thời gian. Càng gắn bó với công tác đào tạo trẻ, tôi càng thấy thương những người thầy từng làm trẻ, cho ra lò những lứa cầu thủ tài năng” – Trần Công Minh nói thêm.
Rời xa bóng đá chuyên nghiệp, với một người từng thành công trong cả vai trò cầu thủ lẫn HLV như Trần Công Minh không phải là điều dễ, bởi rời bóng đá chuyên nghiệp cũng đồng nghĩa với việc rời bỏ ánh hào quang đỉnh cao, nhưng chính Trần Công Minh tâm sự, ông làm trẻ có cái thú vui của người làm trẻ.
“Tôi kỳ vọng tạo ra được những thế hệ cầu thủ tiếp nối tài năng cho bóng đá Việt Nam. Nếu họ được trở thành những Quang Hải hay Công Phượng của tương lai thì quá tuyệt vời. Nhưng nếu không thành công cỡ đó, cũng hy vọng rằng các em có thể tự đứng vững để lo cho tương lai của chính mình” – lời cựu danh thủ Trần Công Minh.
Tạm rời hào quang của bóng đá đỉnh cao, tượng đài một thời của bóng đá Việt Nam lặng lẽ làm phận “người đưa đò”, dẫn dắt các cầu thủ trẻ dần bước vào thế giới bóng đá.
Cơ hội để V-League 'thay áo mới'
Dịch COVID-19 khiến nhiều đội đứng trước nguy cơ vỡ về tài chính, tuy nhiên ở khía cạnh khác, dịch COVID-19 là hồi chuông báo động, buộc bóng đá Việt Nam phải thay đổi.
V-League cần thay đổi để phát triển hơn
Thái Lan cách đây không lâu đã khiến bóng đá Đông Nam Á phải "sốc" trước thông tin, giá trị bản quyền truyền hình các giải bóng đá quốc nội nước này gồm Thai-League đang được đẩy lên tới 400 triệu USD (9.500 tỷ đồng) giai đoạn 2021-2018.
Thực tế theo tìm hiểu, hợp đồng cũ của LĐBĐ Thái Lan (FAT) với True Vision từ 2016-2020 có giá trị 4.200 tỷ Bath, tương đương 1,05 tỷ Bath (787,5 tỷ đồng) cho mỗi mùa giải. Con số này không chỉ riêng Thai-League (giải Ngoại hạng Thái Lan, tương đương V-League) mà gồm cả giải hạng Nhất, các trận đấu của hai đội tuyển bóng đá quốc gia nam, nữ.
Gói hợp đồng mới có thời gian kéo dài từ năm 2021-2028, được mở rộng thêm các giải hạng 3, hạng 4, các đội tuyển futsal nam, nữ của Thái Lan... tức quy mô gần như bao trùm toàn bộ hệ thống bóng đá và futsal Thái Lan, với giá trị dự tính khoảng 1.458 tỷ đồng/mùa giải. Gã khổng lồ DAZN có trụ sở tại London (Anh) là một trong các ứng viên trong cuộc chạy đua tranh gói bản quyền này với True Vision. Con số cuối cùng vẫn chưa được chốt lại.
Ngay cả theo hợp đồng cũ với True Vision, giá trị bản quyền truyền hình các giải bóng đá của Thái Lan vẫn là con số khổng lồ so với phần còn lại của khu vực Đông Nam Á. Sự tăng vọt đáng kể giá trị bản quyền truyền hình Thai-League thực sự khiến bóng đá Việt Nam phải nhìn lại. Trong giai đoạn 2011-2013, hợp đồng BTC Thai-League ký với True Vision và Siam Sport chỉ có giá trị khoảng 27,5 tỷ đồng/mùa giải, con số không khác biệt bao nhiêu nếu so với V-League. Nhưng chỉ sau gần 10 năm, Thai-League đã vụt lên với tốc độ chóng mặt, bỏ lại V-League rơi lại phía sau rất xa.
Nếu chỉ nhìn vào các con số đơn thuần để so sánh sẽ rất khập khiễng. Sự phát triển của bóng đá không thể tách rời với điều kiện kinh tế-xã hội. Nền kinh tế Thái Lan đi trước Việt Nam nhiều năm. Thái cũng có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sức mua cao hơn hẳn Việt Nam với hệ thống cơ sở, vật chất phục vụ hoạt động thể thao tốt hơn. Tuy nhiên chỉ nhìn vào tốc độ phát triển của bóng đá Việt Nam, có thể thấy chúng ta đang tiến rất chậm.
Năm 2011 khi mới được thành lập, VPF đã "giật" lại bản quyền truyền hình V-League từ tay AVG, khi đó có giá trị 6 tỷ đồng/năm, luỹ tiến 10% mỗi năm trong 20 năm. Bầu Kiên, bầu Đức và bầu Thắng hướng tới V-League có thể kiếm hàng trăm tỷ đồng từ bản quyền truyền hình. Nhưng sau khi bầu Kiên vướng vòng lao lý, kế hoạch trên của VPF cũng vỡ theo. Kết quả sau đó, VPF dưới thời ông bầu Võ Quốc Thắng đã bán bản quyền V-League cho Next Media với giá trị mà về sau không ai còn muốn đề cập lại.
Có nhiều lý do khiến V-League không hấp dẫn với các đối tác, trong đó một thực tế không thể phủ nhận, giải đấu số 1 Việt Nam đang ngày càng thiếu tính cạnh tranh. Theo thống kê, trong 11 mùa giải vừa qua thì có đến 8 mùa, cúp vô địch V-League thuộc về các đội bóng có liên quan đến bầu Hiển. Với thể thức 2 lượt đi-về, nhiều đội bóng ở giai đoạn lượt về đã chắc suất trụ hạng nhưng không đủ khả năng lọt vào nhóm tranh đoạt huy chương đã tranh thủ "làm kinh tế". Đây là thực trạng gần như năm nào cũng bị phản ánh trên báo chí. Không phải ngẫu nhiên, đã có những ý kiến kêu gọi V-League phải "thay áo", đổi thể thức thi đấu nhằm giúp cuộc đua trở nên hấp dẫn hơn.
Sau 10 năm, các CLB V-League vẫn sống dựa dẫm vào "bầu sữa" từ các ông bầu bóng đá, không thể tự nuôi mình. Khi dịch COVID-19 hoành hành, thực tế này càng lộ rõ với cảnh nhiều đội bóng bắt đầu đứng trước nguy cơ "vỡ". Thế nên ở góc độ tích cực, có thể xem COVID-19 là hồi chuông báo động với bóng đá Việt Nam, hoặc cùng nhau thay đổi để phát triển, hoặc chấp nhận tiếp tục thụt lùi so với khu vực.
NGUYÊN PHONG
Bầu Đức quyết định tương lai Công Phượng ở CLB TP.HCM như thế nào? Tương lai của tiền đạo Nguyễn Công Phượng tại CLB TP.HCM đang được nhiều người quan tâm khi bản hợp đồng cho mượn từ HAGL sắp đáo hạn. Cuối tháng 12/2019, CLB TP.HCM chính thức có được sự phục vụ của tiền đạo Nguyễn Công Phượng, sau khi bỏ số tiền lớn để mua lại hợp đồng cho mượn của HAGL với Sint...