Trận chiến nảy lửa giữa hai tổ ong bắp cày khổng lồ, cái kết bi thảm cho những kẻ thua cuộc
Ong bắp cày thường tấn công ong mật để chiếm tổ nhưng lần này mục tiêu của chúng lại chính là một tổ ong bắp cày khác.
Ong bắp cày khổng lồ Châu Á (Tên khoa học: Vespa mandarinia) thường tấn công những tổ ong mật để giết chết những con ong thợ và ăn thịt các ấu trùng ong bên trong tổ. Tuy nhiên lần này chúng lại tàn sát lẫn nhau trong một cuộc chiến không khoan nhượng.
Những tổ ong bắp cày ở gần nhau thường sẽ khiến chúng phải cạnh tranh về nguồn thức ăn, điều đó khiến chúng xảy ra xung đột và một cuộc chiến là không thể tránh khỏi. Một trong hai đã chủ động kéo những con ong thiện chiến nhất của mình tới tổ đối phương để tấn công.
Cuộc chiến đã diễn ra một cách nảy lửa vì kết quả trận chiến sẽ quyết định tương lai của cả hai đàn ong, kết quả là đàn ong thua trận đã nhận một kết cục bi thảm khi không chỉ tổn thất số lượng mà thế hệ sau của chúng cũng bị kẻ thù ăn thịt.
Phát hiện con ong bắp cày 'sát thủ' đầu tiên trong năm ở Mỹ
Xác con ong bắp cày khổng lồ đầu tiên được phát hiện trong năm 2021 tại Mỹ, do một người dân bang Washington tìm thấy ở gần Seattle vào đầu tháng 6.
Được tìm thấy ở Marysville, con ong bắp cày có biệt danh "sát thủ" đã chết khô. Sự xuất hiện này được cho là sớm hơn bình thường, theo CNN. Vì vậy nó có thể là "một con ong bắp cày già từ mùa trước và tới bây giờ mới được phát hiện", Sven Spichiger, nhà quản lý côn trùng học của cơ quan Nông nghiệp bang Washington, cho biết tại cuộc họp báo.
Một con ong bắp cày khổng lồ châu Á ở Washington. Ảnh: AP.
Ong bắp cày khổng lồ - loài côn trùng xâm lấn, tấn công và phá hủy các tổ ong khác để lấy protein - được phát hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 2019. Chúng chỉ tấn công người hoặc vật nuôi khi bị đe dọa, ngòi của chúng dài hơn và độc hơn ong mật nên có thể để lại sẹo.
Màu sắc của con ong đã chết mới được phát hiện khác với những con ong bắp cày trước đây từng thấy ở Washington. Điều đó cho thấy nó có thể không liên quan đến những cá thể khác đã được xác định trong những năm qua.
"Tôi muốn làm rõ rằng một mẫu vật chết đơn lẻ không thuộc một quần thể cụ thể và vì từ đó, chúng tôi sẽ thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bổ sung và đặt bẫy trong khu vực. Tại thời điểm này, cũng không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng có một quần thể ong bắp cày tồn tại ở hạt Snohomish", ông Spichiger nói.
Quan chức này tin rằng con ong bắp cày đã chết ở một khu vực được bảo vệ và có thể đã rơi ra ở bãi cỏ đó.
Cơ quan Giao thông Vận tải bang Washington thông báo họ sẽ đặt 1.200 cái bẫy ong bắp cày khổng lồ trên khắp tiểu bang.
Website của Cơ quan Nông nghiệp cho biết: "Nếu phát triển rộng rãi, loại ong bắp cày sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường, nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng của bang Washington".
Một nhân viên của cơ quan Nông nghiệp Washington trong chiến dịch tiêu diệt tổ ong bắp cày khổng lồ châu Á vào tháng 10/2020. Ảnh: AP.
Vào năm 2020, giới chức trách đã xử lý thành công một tổ ong bắp cày khổng lồ ở Washington. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng vẫn còn nhiều tổ ong khác.
"Ong bắp cày sát thủ" trở thành chủ đề gây chú ý ở Mỹ vào năm 2020 vì những cảnh báo nguy cơ loài này có thể triệt hạ ong mật địa phương. Nhiều người Mỹ đã đưa chúng vào danh sách những điều tồi tệ xảy ra trong năm, cùng với đại dịch Covid-19.
Bọ ngựa vồ lấy ong bắp cày khổng lồ và cái kết bất ngờ ở "phút 89"! Ong bắp cày đã lật ngược tình thế ở phút cuối và khiến cho kẻ định ăn thịt mình phải trả giá đắt. Một con bọ ngựa đã tấn công một con ong bắp cày châu Á khổng lồ (Tên khoa học: Vespa mandarinia) khi thấy đối thủ ngay trước mặt mình, thế nhưng nó lại không ngờ rằng đó là quyết định...