Trám xanh – Món quà của mùa hè
Trám xanh vốn là thứ đặc sản của miền núi trung du, có thể chế biến ra những món ăn dân dã, bình dị và có sức cuốn hút lạ kì.
Trám xanh – món quà miền rừng núi
Trám xanh thường được trồng nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Thường từ tháng 6 đến tháng 7,8 (âm lịch) là mùa thu hoạch trám xanh. Tuy nhiên, khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 tại một số chợ phiên tỉnh Cao Bằng đã có trám non bán.
Để có được các món ăn từ trám non ngon đậm vị nhất thì nên chọn những quả trám tươi, căng bóng, có màu xanh nhạt. Trước khi chế biến cần đập dập quả và ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút cho ra hết nhựa, có thể dùng dao khía tách đôi, bỏ hạt hoặc để cả hạt. Việc sơ chế trước khi nấu như vậy sẽ giúp loại bỏ bớt vị chát của quả trám.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm dân gian quả trám với rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, không chỉ cung cấp các loại khoáng chất, vitamin mà còn là một vị thuốc, với những công dụng như: giảm ho, tiêu đờm, giảm viêm họng, khản tiếng, tốt cho hệ tiêu hóa…
Trám xanh loại quả thường có trong bữa ăn của bà con các dân tộc ở Cao Bằng, những món ăn từ trái trám rất phong phú, mùi vị thơm ngon. Món trám kho thịt rất đơn giản, thịt lợn rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó, ướp gia vị khoảng 5 phút rồi cho trám đã sơ chế vào nấu cùng. Nêm thêm các loại gia vị như nước mắm, hạt tiêu, một chút nước rồi đậy vung lại om lửa nhỏ tầm 30 – 45 phút là đã có món thịt kho trám vừa thơm vừa bùi ăn rất trôi cơm.
Thanh mát món trám kho thịt
Một trong những cách chế biến trám đơn giản mà vẫn rất “cuốn” là món trám xanh nấu xương. Trám được rửa sạch, đập dập hoặc bổ đôi ngang quả để lộ ra phần nhân hạt. Xương lợn rửa sạch, nêm mắm muối xào qua một lần rồi đổ nước vào đun sôi. Khi nước sôi thì bỏ quả trám đã chế biến nào nồi, ninh nhỏ lửa đến khi xương và trám chín mềm. Nêm nếm gia vị, thêm chút hành, tắt bếp và thưởng thức món xương hầm trám. Nước xương nấu trám xanh có vị ngọt bùi, đậm đà tự nhiên. Quả trám chín mềm có thể ăn, vị trái trám hơi chát, đặc biệt, nước canh xương cũng rất ngon.
Trám chấm muối tiêu – món ăn vặt thú vị
Ngoài món thịt kho trám, trám nấu canh xương, trám xanh còn được dùng để kho cá, om vịt, thịt rang trám, dầm muối ớt để ăn sống, muối chua…
Vào mùa nóng, bữa cơm có thêm món ăn từ trám non vị thanh chua – ngọt – mát không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích khẩu vị, và làm giảm bớt những mệt mỏi sau một ngày lao động căng thẳng.
Thân thương mọc hấp đất Quảng Nam
Thời thơ ấu, tôi thường được bà nội dẫn đi ăn cỗ, và một trong những món ăn tôi ưa thích nhất là mọc hấp. Tuy vẻ ngoài món ăn trông thật giản dị nhưng ẩn chứa trong đó là cả sự tinh túy mà các cụ ngày xưa gửi gắm vào.
Mọc hấp, món ăn dân dã xứ Quảng. Ảnh: Hòa Vang
Bà tôi kể, mọc là hỗn hợp nhiều loại thực phẩm, gói bằng lá chuối, hoặc lá dong (qua hơ lửa) cột túm một đầu rồi đưa vào nồi hấp cách thủy. Theo đó, mọc có nhiều loại, được làm từ thịt heo, bò, gà, vịt... tùy thuộc văn hóa vùng miền.
Với món mọc, người nấu sẽ băm nhuyễn thịt rồi dùng bún tàu cắt thành từng khúc, ngâm nước cho sợi bún mềm ra. Tiếp đến, nấm mèo rửa sạch, ngâm trong nước cho mềm rồi dùng dao băm thật nhỏ trên thớt. Các loại gia vị còn lại như hành, ngò, lá gừng, nghệ, lá hẹ xắt nhỏ; thêm ít tiêu, muối, nước mắm ngon, cùng trứng gà hoặc vịt rồi trộn đều.
Khi nguyên liệu đã thật hòa quyện, dùng lá chuối đã được hơ dịu, đặt trên chén và thoa sơ qua một lượt dầu phụng đã phi chín nhằm giúp mọc không bị dính vào lá, khi thưởng thức có vị béo, thơm. Lúc này, dùng muỗng xúc hỗn hợp trên đổ vào lá vừa đủ, rắc thêm ít đậu phộng rang rồi túm lá chuối, buộc lại bằng sợi của bẹ chuối khô hoặc tươi. Gói xong mọc thì cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút là mọc chín.
Mọc vừa mới hấp xong. Ảnh: Hòa Vang
Khi thưởng thức, thực khách sẽ không khỏi thú vị bởi mùi thơm tỏa ra sau những lần lột lá chuối. Vị ngọt của thịt hòa quyện với mùi rau thơm, mùi trứng, mùi đậu phộng bùi béo, cái dẻo của bún tàu, cái giòn tan sần sật của mộc nhĩ... cùng màu sắc bắt mắt, ăn thật khoái khẩu, nhớ đời.
Trong các đám giỗ kỵ ngày trước món mọc hấp truyền thống thường xuất hiện trên bàn cỗ và được người sành ăn thưởng thức đầu tiên với bánh tráng nướng giòn xứ Quảng và nhấp ly rượu gạo thơm nồng. Cho nên, mọc là món ăn đặc biệt hấp dẫn, không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cách làm sấu dầm chua ngọt ngon "quên sầu", mới nhìn đã ứa nước miếng Sấu chín dầm chua ngọt là một món ăn vặt giản dị, dễ làm tại nhà mà lại cực kì kích thích vị giác của bạn. Nguyên liệu: - 500g sấu chín - 7g muối tinh - 20g đường - 5g ớt bột - Muối hạt Cách làm: - Sấu sau khi mùa về thì bạn đem đi rửa sạch với nước, sau...