Trầm cảm vì mắc đái tháo đường
Người mắc các bệnh đái tháo đường, tim mạch có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2-3 lần so với người bình thường.
25 tuổi, chị N.T.M.T (sống tại TP.HCM) luôn tự ti vì béo phì. Gần đây, chị được chẩn đoán mắc thêm đái tháo đường, căn bệnh đã khiến người thân của chị qua đời vài năm trước.
Lo sợ, hoang mang, chị T. luôn nghĩ sẽ có lúc mình chết vì bệnh đái tháo đường và bỏ bê điều trị. Đỉnh điểm, bệnh nhân đã có ý định tự tử nhưng người thân phát hiện, ngăn cản kịp thời.
Sau đó, chị T. được đưa đến khám tâm lý tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Các bác sĩ đã dành nhiều thời gian lắng nghe, chia sẻ để giúp chị giải tỏa tâm lý, tiếp tục quá trình điều trị đái thái đường và béo phì.
Đây không phải trường hợp hiếm gặp. Trầm cảm là bệnh lý tâm thần ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự tử.
Bệnh nhân đái tháo đường dễ bị trầm cảm. Ảnh minh họa.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng 850.000 người tự tử vì trầm cảm. Số lượng người được chẩn đoán và điều trị kịp thời còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 25%.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng đơn vị Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, trầm cảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân ít người quan tâm là do bệnh lý mạn tính như đái tháo đường và tim mạch.
“Một số nghiên cứu cho thấy, người mắc các bệnh đái tháo đường, tim mạch có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh đái tháo đường và tim mạch lên gấp 2 lần”, bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn cho biết.
Vì vậy, người bệnh cần được phát hiện sớm các bất thường về mặt tâm lý để can thiệp sớm, tránh bệnh tiến triển nặng dẫn đến các hậu quả đáng tiếc.
Theo bác sĩ Mẫn, người bệnh có dấu hiệu trầm cảm được chẩn đoán thông qua các bảng hỏi, thang điểm, trò chuyện trực tiếp với chuyên gia tâm lý. Bệnh nhân được đánh giá các nguy cơ tự tử, bác sĩ đưa ra phương án ngăn ngừa tự tử, cân nhắc điều trị trầm cảm bằng thuốc hoặc không dùng thuốc.
Trường hợp cần thuốc chống trầm cảm, bác sĩ sẽ hội chẩn cùng các chuyên khoa liên quan, đánh giá mức độ ảnh hưởng khi đang điều trị đái tháo đường và tim mạch.
Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn khuyến cáo, buồn bã, u uất với thời gian kéo dài trên 2 tuần, thay đổi thói quen, hạn chế tiếp xúc với người khác, bế tắc… là những dấu hiệu thường gặp ở người bị trầm cảm.
Trong quá trình điều trị trầm cảm, gia đình luôn phải đồng hành, động viên người bệnh tuân thủ phác đồ, suy nghĩ tích cực, lạc quan để chiến thắng bệnh tật.
Liên tục uống nước ngọt, chàng trai bị tiểu đường rơi vào hôn mê
Bị bệnh đái tháo đường nhưng anh N.T.T (27 tuổi, Bình Dương) thèm uống nước ngọt, không kiêng khem...
dẫn đến hôn mê, nhập viện cấp cứu.
Ngày 13.6, bác sĩ CKI Huỳnh Văn Mười Một, Phó khoa Cấp cứu (BVĐK Tâm Anh TP.HCM), cho biết ngay khi vào cấp cứu, người nhà bệnh nhân cho biết bệnh nhân bị đái tháo đường (tiểu đường) loại 2 nhưng không điều trị thường xuyên.
Liên tục uống nước ngọt, chàng trai bị tiểu đường rơi vào hôn mê
Để chạy đua thời gian cứu người bệnh, các bác sĩ nhanh chóng truyền dịch bồi hoàn nước điện giải và truyền insuline liên tục cho bệnh nhân để điều chỉnh đường huyết. Song song đó, người bệnh được thực hiện các xét nghiệm phân tích khí máu động mạch (pH), toan ceton để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhằm sớm cứu người bệnh thoát khỏi nguy kịch.
Bệnh nhân hôn mê sau khi liên tục uống nước ngọt để giải khát. Ảnh BVCC
Kết quả khí máu động mạch của bệnh nhân rất thấp, độ pH chỉ 6.88. Ở người bình thường, chỉ số pH bình thường của máu nằm trong khoảng 7.35 đến 7.45, chỉ cần pH ở mức 7.00, người bệnh đã rơi vào nguy kịch. Đồng thời, bệnh nhân còn bị nhiễm toan ceton nặng. Đây là biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường, xảy ra khi cơ thể người bệnh sản sinh quá nhiều axit trong máu. Những yếu tố trên cho thấy chỉ cần nhập viện trễ 60 phút, anh T, có thể tử vong.
Khi cấp cứu ổn định, người bệnh được chuyển đến khoa ICU, khoa Nội tiết tiếp tục điều trị rối loạn điện giải, kiểm soát tình trạng nhiễm toan máu, truyền insuline kiểm soát đường huyết và các chỉ số hiệu sinh.
Bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy thăm khám cho bệnh nhân sau khi phục hồi. Ảnh BVCC
Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết mắc bệnh đái tháo đường 2 năm nay nhưng do nghĩ bản thân còn trẻ, còn khỏe nên không uống thuốc đều đặn. Thay vào đó, anh thường xuyên uống nước ngọt, bia, rượu, không kiêng khem bất kỳ món ăn nào.
Gần đây, anh liên tục khát nước, tiểu nhiều, người mệt mỏi. Để giải tỏa cơn khát, anh uống nhiều nước ngọt, càng uống càng thấy lã người. Anh T. rơi vào hôn mê, được gia đình đưa đi cấp cứu tại BVĐK Tâm Anh.
Sau nỗ lực của ê kíp cấp cứu, hiện bệnh nhân đã hết nhiễm toan, ăn uống bình thường, tuy nhiên cần tiếp tục điều chỉnh đường huyết bằng insuline.
Nguy cơ tử vong nếu người bệnh đái tháo đường không tuân thủ chế độ ăn uống, điều trị
Bác sĩ CKI Võ Trần Nguyên Duy (Khoa Nội tiết, BVĐK Tâm Anh TP.HCM) cảnh báo: trường hợp của anh T. như hồi chuông cảnh tỉnh cho những bệnh nhân đái tháo đường khác, nhất là nhóm người trẻ, chưa quan tâm đúng mức đến sức khỏe của mình.
Bệnh đái tháo đường ngày càng tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là đái tháo đường loại 2 ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều thức ăn nhanh, các sản phẩm chứa nhiều carbohydrat như nước ngọt có ga, nước uống đóng chai... và lối sống ít vận động, làm tăng tỷ lệ người mắc béo phì cũng như các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Người bệnh phải điều trị bằng thuốc để kiểm soát đường huyết và thực hiện chế độ ăn uống cân bằng. Trong khi đó, ở độ tuổi thanh niên, do đặc thù công việc cũng như tâm sinh lý, chế độ ăn khó kiểm soát ở mức cân bằng cũng như sử dụng thuốc đều đặn. Điều này dẫn đến các biến chứng cấp tính: tăng áp lực thẩm thấu máu, nhiễm toan ceton,... đối mặt với tử vong như trường hợp của bệnh nhân.
Ngoài ra, nếu người bệnh không kiểm soát đường huyết trong thời gian dài có thể mắc các biến chứng mạn tính: xơ vữa mạch máu và tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng và hoại tử chân, tổn thương võng mạc, tổn thương thận,...
Do đó, ngay khi thấy các triệu chứng khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn mệt mỏi,... người bệnh phải đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết cùng bác sĩ nhiều kinh nghiệm để bệnh không tiến triển nặng. Đồng thời, phải tuân thủ uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện chế độ ăn hợp lý để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể vừa kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Tiền đái tháo đường là gì, dùng thuốc nào để phòng ngừa bệnh tiến triển? Tiền đái tháo đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, khiến chỉ số đường huyết tăng nhưng chưa được gọi là bệnh đái tháo đường. Nếu không được can thiệp và điều trị sớm, sẽ tiến triển thành đái tháo đường type 2, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. 1. Tiền đái tháo đường là gì? Tiền đái...