Trầm cảm và mãn kinh – Cặp đôi song hành
Dấu mốc quan trọng về sức khỏe và tâm sinh lý của phụ nữ là thơi điêm mãn kinh. Hơn nưa, một trong những vấn đề sức khỏe mà phụ nữ thời kỳ này phải đối mặt đó là trạng thái trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ nhất là phụ nữ lớn tuổi, sau giai đoạn mãn kinh. Các triệu chứng của trầm cảm liên quan đến cơ thể, khí sắc, hành vi, tình cảm, tư duy của bệnh nhân. Nó ảnh hưởng đến cách ăn, ngủ, suy nghĩ, hành vi của bệnh nhân về bản thân và mọi sự việc xung quanh.
Liên quan mật thiết
Trầm cảm liên quan mật thiết với sự gián đoạn của các chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ nghiêm trọng của trầm cảm. Cộng hưởng với các yếu tố nguy cơ cao như: đổ vỡ gia đình, khó khăn kinh tế, con cái hư hỏng, lo lắng trong nghề nghiệp, tiền căn bệnh mạn tính, mất người thân… thì tình trạng trầm cảm càng dễ phát sinh và khó lường.
Hơn nữa, trầm cảm có liên quan mật thiết với tình trạng hormon của phụ nữ. Lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị trầm cảm. Bệnh tuyến giáp, đái tháo đường và một số bệnh về rối loạn chuyển hóa khác, suy chức năng buồng trứng sớm… có liên quan mật thiết với trầm cảm. Mối tương tác ngược lại, thì trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây mãn kinh sớm ở phụ nữ.
Sử dụng liệu pháp hormon thay thế là một giải pháp quan trọng cần thiết cho chị em gặp phải các rối loạn nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng hormon thay thế có thể gây một số bệnh. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ do không sử dụng liệu pháp hormon thay thế khiến họ tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Phụ nữ tuổi mãn kinh dễ bị trầm cảm.
Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh biểu hiện thế nào?
Những biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh thường bắt đầu bằng việc họ có những thay đổi về tâm lý, hành vi và cảm xúc.
Chị em thường cảm thấy buồn rầu, bực bội, khó chịu, cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải, khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin, giảm sút lòng tự tin. Họ mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, công việc hoặc giải trí.
ó ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc tự nghĩ mình có lỗi.
Video đang HOT
Đồng thời, phụ nữ thường bị rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều). Trong bữa ăn, họ thường ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều. Khi trầm cảm nặng, thường có triệu chứng sút cân nhanh, giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm, kèm hoang tưởng và ảo giác.
Các rối loạn thần kinh thực vật cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở tuổi mãn kinh: toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi tiểu nhiều lần trong đêm, các triệu chứng về thần kinh, cơ…
Trầm cảm đặc biệt liên quan đến những phụ nữ có triệu chứng rối loạn vận mạch, các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch (hút thuốc lá, dinh dưỡng thấp, kém vận động, dư cân béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu…). Điều đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân trầm cảm là họ thường có suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân như chán sống, muốn tự tử…
Lời khuyên của thầy thuốc
Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh cần được tư vấn về tâm lý để phát hiện và điều trị sớm chứng trầm cảm. Đặc biệt những trường hợp có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ cũng như tình trạng gia đình, kinh tế không may mắn cần được khám và tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Người thân nên gần gũi, chia sẻ, động viên phụ nữ vượt qua giai đoạn này. Bên cạnh đó, tập thể dục, chế độ ăn và dùng thuốc chống trầm cảm là các yếu tố rất quan trọng.
Việc điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm phải theo đúng chỉ định, có trường hợp phải dùng suốt đời, không được bỏ thuốc giữa chừng, kể cả khi các triệu chứng bệnh đã suy giảm thì vẫn phải dùng thuốc duy trì.
Bên cạnh đó người bệnh cần tăng cường tham gia câu lại bộ và tăng cường chia sẻ, giao tiếp vui vẻ, đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực, tránh stress, để không là nạn nhân của bệnh trầm cảm…
6 loại vitamin cần bổ sung cho thời kỳ mãn kinh
Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, người phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự tin. Việc bổ sung vitamin đúng cách sẽ giúp họ bước qua thời kỳ này một cách dễ dàng.
Phụ nữ tuổi mãn kinh nên bổ sung Vitamin A
Ảnh minh họa
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể kèm theo đau bụng, chuột rút. Vitamin A giúp giữ lớp niêm mạc tử cung khỏe hơn để kích thích quá trình đào thải máu kinh nguyệt ra ngoài. Một số nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ sau khi uống vitamin A đã giảm đau bụng khi đến tháng.
Vitamin này được tìm thấy trong pho mát, trứng và sữa chua...
Phụ nữ mãn kinh nên bổ sung Vitamin B-6
Ảnh minh họa
Thời kì mãn kinh, phụ nữ rất dễ gặp các rối loạn tâm trạng, đặc biệt là trầm cảm. Điều này xảy ra thường là do mức độ serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm truyền tín hiệu của não sang các bộ phận khác của cơ thể) dao động. Uống vitamin B-6 trong và sau mãn kinh có thể làm giảm các triệu chứng gây ra bởi mức serotonin thấp, bởi vitamin B-6 còn gọi là pyridoxine, có khả năng làm tăng mức độ serotonin trong não.
Bổ sung Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt là giúp kích thích dòng máu khỏe mạnh. Để ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt, vitamin B6, B9, và B12 sẽ mang lại hiệu quả.
Ảnh minh họa
Vitamin B6 được tìm thấy trong cá, rau, và ngũ cốc, giúp khôi phục sự mất cân bằng hormone và giúp điều chỉnh sự lưu thông máu. Vitamin B9 hoặc acid folic làm giảm đau bụng kinh, kết hợp với vitamin B12 sẽ tăng chức năng của các tế bào máu. Vitamin B12 là một trong những vitamin quan trọng nhất trong cơ thể chống lại sự mệt mỏi, sản xuất hồng cầu. Vitamin B12 được tìm thấy trong pho mát, sữa và cá.
Tuổi mãn kinh nên bổ sung Vitamin D và Canxi
Vitamin D và canxi thường đi đôi với nhau vì vitamin D cần thiết cho sự hấp thu tối ưu canxi.
Ảnh minh họa
Canxi có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Thiếu vitamin D làm tăng guy cơ gãy xương, đau xương và loãng xương. Phụ nữ tiếp cận và trong thời kỳ mãn kinh đặc biệt dễ bị mất mật độ xương. Thực tế, phụ nữ có thể mất tới 20% mật độ xương trong vòng 5 đến 7 năm sau khi mãn kinh. Răng cũng có thể bị đau trong thời kỳ mãn kinh. Vì thế việc bổ sung canxi đặc biệt quan trọng ở phụ nữ sau mãn kinh.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 50 nên nhắm đến 15 mcg (600 IU) vitamin D mỗi ngày; phụ nữ trên 50 nên bổ sung 20 mcg (800 IU). RDA cho canxi cho phụ nữ trưởng thành là 700mg một ngày.
Tuổi mãn kinh nên bổ sung Vitamin E
Ảnh minh họa
Vitamin E giúp giảm thiểu các cơn đau bụng kinh, chuột rút cơ bắp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây cũng là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào gây hại và tăng cường hệ miễn dịch.
Vitamin E được tìm thấy trong dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt và trứng.
Bổ sung Vitamin K
Thiếu vitamin K có thể gây ra máu kinh nguyệt nhiều và bất thường trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh. Bổ sung vitamin K có tác dụng làm giảm lượng máu kinh, giảm thiểu sự xuất hiện của các cục máu đông trong kinh nguyệt. Vitamin K có nhiều trong rau xanh.
Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mãn kinh Mãn kinh là dấu mốc quan trọng về sức khỏe của phụ nữ. Đó là giai đoạn có nhiều thay đổi về mặt cơ thể, tâm sinh lý và người phụ nữ đã chuyển sang thời kỳ hoàn toàn mới. Chính vì vậy, rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi...