Trái phiếu doanh nghiệp Việt: Chưa phát triển đúng vị thế, tiềm năng
Sức hút của thị trường trái phiếu quốc tế kể cả trong các thời kỳ lẫn khủng hoảng luôn được đánh giá cao và đã được minh chứng qua hàng bao thế kỷ…
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Trái phiếu quốc tế: Thị trường tài chính bậc cao qua nhiều thế kỷ
Tại các quốc gia phát triển, thị trường chứng khoán luôn được xem là hàn thử biểu sức khỏe của nền kinh tế. Đà lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ trong đại dịch Covid-19 của tháng 3, tháng 4 vừa qua, hay bảng lửa đỏ rực thị trường chứng khoán Shanghai những ngày đầu tháng 2, vì vậy, đã phản ánh rõ rệt tâm lý lo ngại, bất ổn của các nhà đầu tư trước tác động đại dịch.
Tuy nhiên, cũng trên thị trường quốc tế không chỉ của các quốc gia phát triển mà tính trên toàn cầu, một phong vũ biểu chỉ báo sức khỏe thị trường tài chính toàn cầu còn rõ rệt hơn nữa, đó là lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của chính phủ Mỹ. Hàng trăm năm phát triển thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc chính phủ Mỹ cung cấp lãi suất chuẩn được nhiều tổ chức tài chính sử dụng để đặt mức lãi suất của riêng họ.
Nói một cách khác, thị trường trái phiếu quốc tế đã không ngừng phát triển như một thị trường tài chính bậc cao đúng nghĩa. Thực tế cho thấy, ngay tại chứng khoán phố Wall luôn thu hút mọi nhà đầu tư toàn cầu thì chênh lệch của thị trường chứng khoán còn thua xa so với thị trường trái phiếu ở cả quy mô, giá trị lẫn sức hút và sự sôi động, chuyển động của các dòng vốn.
Thị trường trái phiếu dĩ nhiên bao gồm cả trái phiếu Chính phủ, tổ chức và trái phiếu doanh nghiệp. Nếu như Trung Quốc đã dự trữ tới 1/3 trái phiếu Chính phủ trong dự trữ ngoại hối quốc gia như một tài sản đảm bảo giá trị, thì trái phiếu doanh nghiệp cũng được các quốc gia đứng đầu chú trọng thúc đẩy như một đòn bẩy cho hoạt động của các Tập đoàn đa quốc gia.
Trải qua nhiều thế kỷ, trái phiếu tổ chức, trái phiếu doanh nghiệp đã trở nên quen thuộc với nhiều nhà đầu tư, định chế, tổ chức, đến mức World Bank cũng sử dụng công cụ nợ này mà tăng cường tài chính trong những thời điểm cần huy động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tái kiến thiết, phát triển.
Trái phiếu doanh nghiệp: Khẩu vị ưa thích trong danh mục của các định chế hàng đầu
Sự góp mặt những định chế hàng đầu trên toàn cầu về thu xếp, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp như JP Morgan, Citigroup, BNP Paribas… cũng đã giúp dòng vốn quốc tế chu chuyển không ngừng từ thị trường trái phiếu đến với doanh nghiệp, song song cùng hoạt động cho vay vốn khác trực tiếp.
Gần đây, những nhà cho vay lớn nhất thế giới này và các nhà băng khác trong top 30 nhà cho vay lớn nhất toàn cầu, cũng đã gia tăng nắm giữ trái phiếu từ 2019 để nhanh chóng bổ sung nguồn vốn do sự thiếu hụt xuất phát từ hệ lụy khủng hoảng 10 năm trước hay ứng phó với những biến động mới trên toàn cầu. Sức hút của trái phiếu ở quốc tế chưa bao giờ ngừng lại.
Có lẽ vì vậy mà trong thời điểm kinh tế khó khăn, thị trường tài chính suy thoái, Cục dự trữ Liên bang Mỹ cũng chọn giải cứu trái phiếu thông qua mua chứng chỉ quỹ hoán đổi dánh mục, tức chứng chỉ của các tổ chức nắm trái phiếu doanh nghiệp.
Video đang HOT
Nhờ đó, Boeing – niềm tự hào của nước Mỹ đã lập tức huy động được 25 tỷ USD qua phát hành trái phiếu, tiếp tục trụ vững giữa đại dịch và dẫn dắt ngành hàng không.
Trái phiếu doanh nghiệp Việt: Cần nhiều dư địa
Trong khi thị trường trái phiếu quốc tế là thị trường có tính lịch sử, phát triển, văn minh và rất sôi động, là công cụ cho mọi chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp huy động để thực hiện các mục tiêu, dự án hiệu quả; mặt khác lại là kênh đầu tư hấp dẫn, thanh khoản cao, lợi suất ổn định bậc nhất của các tổ chức, nhà đầu tư; thì tại Việt Nam, trái phiếu chỉ mới sôi động một thời gian gần đây.
Mà sự sôi động đó cũng chỉ được đánh giá là sự sơ khởi khi thị trường còn rất non trẻ. Theo thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổng quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam (gồm cả trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp) tại 30/9/2019 là 95,37 tỷ USD, tương đương 37,6% GDP – là mức tương đương với Philippines nhưng còn cách khá xa Trung Quốc, Thái Lan (xấp xỉ 60% GDP). Các nước càng phát triển thì tỷ trọng kênh trái phiếu trên GDP càng lớn như Nhật Bản là 214% GDP, Hàn Quốc là 120% GDP…
Kỷ niệm 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam vừa qua, mặc dù ghi nhận thị trường vốn hóa 4 triệu tỷ đồng là một bước tiến vô cùng lớn lao của nền kinh tế, nhưng chúng ta vẫn thừa nhận đà “thăng hạng” đó chỉ mới diễn ra phần lớn từ cổ phiếu.
Kênh huy động vốn trung dài hạn qua công cụ nợ trái phiếu vẫn “nợ” bước phát triển đúng tầm và đang chờ hoàn thiện hành lang pháp lý, cần nhiều cú hích để tạo được sức hút thực sự đối với các dòng vốn lớn.
Cởi mở, bắt đầu từ tư duy hay tháo bỏ hoàn toàn tinh thần “cấm cản”, trong khuôn khổ của các quy định, gần nhất là Nghị định 81/2020/NQ-CP mà Chính phủ vừa mới ban hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng kênh huy động vốn trung và dài hạn an toàn, hiệu quả.
Với việc nới rộng mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt) rộng hơn so với chỉ gấp 3 lần như đề xuất của dự thảo, Nghị định 81 quy định vừa đủ cho doanh nghiệp tiếp tục khơi vốn từ kênh trái phiếu, vừa có những quy định chặt chẽ hơn về số lần phát hành, phạm vi phát hành và nhà đầu tư tham gia với thị trường trong nước, lẫn các quy định công bố thông tin định kỳ tháng, quý, năm minh bạch và công khai, góp phần tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp đồng thời bảo vệ, tăng thu hút đầu tư vào thị trường này.
Hiệu lực từ ngày 1/9/2020 tới đây, có lẽ, Nghị định 81 là cú huých điều kiện cần đầu tiên cho kỳ vọng phát triển quá muộn màng so với thế giới, của thị trường trái phiếu Việt Nam.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Rủi ro thẩm định đẩy về phía người mua
Sự nóng lên của thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất, chất lượng trái phiếu doanh nghiệp không đồng đều, đẩy rủi ro về phía người mua phải tự thẩm định, đánh giá.
Trước những rủi ro này, các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển minh bạch, ổn định, bền vững, bảo vệ công chúng đầu tư.
Nhà đầu tư theo dõi thị trường tại sàn giao dịch BVSC. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020 là 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Các ngân hàng thương mại phát hành 42.500 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 6,72%/năm và kỳ hạn bình quân là 4,7 năm. So với lãi suất tiền gửi thì đây là mức lãi suất cao và hấp dẫn mạnh nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC, nhà đầu tư cá nhân đã nắm tới hơn 27% tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm so với chỉ 9% khối lượng cả năm 2019.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, do Việt Nam chưa tồn tại một tổ chức độc lập và uy tín để xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp, vì vậy sự nóng lên của thị trường trái phiếu có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất, chất lượng trái phiếu doanh nghiệp không đồng đều, đẩy rủi ro về phía người mua phải tự thẩm định, đánh giá.
VEPR cho rằng, trước mắt do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, áp lực đối với việc trả nợ của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn, làm tăng rủi ro vỡ nợ. Đặc biệt, hiện nay các doanh nghiệp bất động sản đang gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cùng lúc đó các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đẩy mạnh phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân, khiến các nhà đầu tư này tiếp tục xu hướng tăng mua trái phiếu doanh nghiệp. Từ đó gây nên việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nóng, tạo ra những rủi ro lớn cho thị trường.
Thực tế, nhà đầu tư thường bị hấp dẫn bởi lãi suất cao của trái phiếu doanh nghiệp. Dẫu biết rằng lợi nhuận cao thì đi kèm rủi ro cao, nhưng rủi ro ở đây đối với nhà đầu tư cá nhân là quá lớn.
Ông Nguyễn Văn Hùng, đường Nghi Tàm, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ, khi đến phòng giao dịch của một ngân hàng thương mại cổ phần làm thủ tục tất toán khoản tiền tiết kiệm, nhân viên ở ngân hàng đã khuyên ông chuyển sang mua trái phiếu doanh nghiệp. Ông cho biết, ông khá đắn đo khi lãi suất gửi tiết kiệm ngày càng giảm, trong khi lãi trái phiếu được giới thiệu ở mức rất cao. Đặc biệt, đây lại là nhân viên của chính ngân hàng ông gửi tiết kiệm nên ông cũng có độ tin tưởng nhất định.
Thực tế, việc phát triển trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian vừa qua cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ là đa dạng hóa các nguồn vốn huy động trong xã hội, từng bước giảm sự phụ thuộc vào hệ thống các tổ chức tín dụng.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính nhận định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh trong thời gian vừa qua là hợp lý để giúp doanh nghiệp tiếp cận kênh huy động trên thị trường vốn, bù đắp vào kênh vay tín dụng của ngân hàng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước quản lý thận trọng đối với tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với khối doanh nghiệp bất động sản.
Tuy nhiên, theo ông Dương, tình hình trái phiếu doanh nghiệp như hiện nay và sự gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ không có khả năng phân tích tình hình tài chính sẽ là rủi ro tiềm ẩn đối với thị trường và chính nhà đầu tư.
Ông Dương cho biết, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan bao gồm cả Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giám sát, kiểm tra, phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm trên thị trường.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Trần Văn Dũng cũng nhìn nhận, bản chất của thị trường chứng khoán là một kênh dẫn vốn và phát hành trái phiếu cũng là một kênh huy động vốn rất quan trọng.
Theo ông Dũng, trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp có vốn vay, vốn phát hành trái phiếu (vốn nợ) và phát hành cổ phiếu (vốn chủ). Việc cân bằng được cơ cấu tốt nhất giữa 3 khoản mục này là rất quan trọng cho phát triển của doanh nghiệp.
Ông Dũng cho rằng, nếu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu quá nhiều thì sẽ tăng thêm áp lực về cơ cấu cổ đông, áp lực về trả nợ, trả cổ tức cũng sẽ tăng. Bên cạnh đó, mấy năm gần đây tăng trưởng tín dụng liên tục giảm, đây cũng là chính sách và chủ trương lớn của Ngân hàng Nhà nước, là điều kiện tự nhiên để thị trường trái phiếu phát triển.
Thực tế, 2 - 3 năm vừa qua, thị trường trái phiếu phát triển rất mạnh và Bộ Tài chính cũng như Ủy ban Chứng khoán cho rằng đó là bước phát triển lành mạnh và tất yếu.
"Tuy nhiên, qua theo dõi chúng tôi thấy rằng, Bộ Tài chính có cảnh báo và Ủy ban Chứng khoán cũng có cảnh báo cho một số hiện tượng phát hành trái phiếu chưa thực sự lành mạnh và hàm chứa những rủi ro", ông Dũng nói.
Ông Dũng lấy ví dụ một doanh nghiệp rất nhỏ, nhưng tự nhiên phát hành lượng trái phiếu rất lớn, hoặc có những đợt phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành có báo cáo tài chính, nguồn trả nợ không rõ ràng; hoạt động kinh doanh không hiệu quả, tài sản đảm bảo không có hoặc không được định giá một cách chắc chắn thì đây là những rủi ro cho nhà đầu tư.
Theo người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đây là cảnh báo cho những đợt phát hành và các nhà đầu tư phải tìm hiểu rõ khi tham gia mua trái phiếu chứ không phải là cảnh báo sự phát triển về thị trường trái phiếu.
Ông Dũng cho rằng, khi nhận thấy có rủi ro cho công chúng đầu tư thì thứ nhất cơ quan quản lý phải có sự cảnh báo, thứ hai là cơ quan quản lý cần hoàn thiện cơ sở pháp lý.
Thực tế, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020.
Theo nghị định này, mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước đó, dự thảo của Bộ Tài chính đưa ra con số giới hạn là 3 lần.
Số lần phát hành trái phiếu cũng sẽ bị siết lại sau khi Nghị định mới có hiệu lực. Theo đó, đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể phát hành 1-2 đợt mỗi năm.
Doanh nghiệp có thể tách nhiều lần phát hành trong mỗi đợt, nhưng quy định mới cũng yêu cầu mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin. Trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư trong vòng một năm, sau đó được giao dịch không hạn chế.
Nghị định cũng quy định Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chế độ công bố thông tin đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tổ chức lưu ký cung cấp thông tin định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu cho Sở Giao dịch chứng khoán để Sở giao dịch chứng khoán tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển minh bạch, ổn định và hiệu quả, người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Trần Văn Dũng cũng cho biết, ngành chứng khoán sẽ thực hiện xây dựng thị trường trái phiếu riêng biệt. Vì theo ông, nếu xây dựng được thị trường trái phiếu doanh nghiệp chuyên biệt thì doanh nghiệp phải đưa trái phiếu lên thị trường giao dịch, từ đó sẽ tạo ra sự công khai, minh bạch hơn và rủi ro thị trường sẽ giảm xuống.
"Đây là những việc phải làm và là một trong những nội dung mà cơ quan quản lý phải tập trung làm trong thời gian tới", ông Dũng nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính nêu quan điểm, mục tiêu của cơ quan quản lý hướng đến không phải là thắt chặt hay là nới lỏng phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cơ quan quản lý quan tâm đến việc xây dựng một khung khổ pháp lý để đảm bảo khuyến khích được doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động được vốn, nhưng cũng phải đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp: Ngăn nhà đầu tư cá nhân "sập hố" Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại, khiến rủi ro trái phiếu doanh nghiệp tăng cao. Việc ngăn chặn nhà đầu tư cá nhân thiếu kỹ năng phân tích tài chính đổ vốn vào kênh này là cần thiết. Một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp được phân phối qua hệ thống ngân hàng. Ảnh: Đ.T Ham lãi suất cao, nhà đầu...