Trái phiếu doanh nghiệp đang hút lượng tiền lớn từ kênh tiền gửi
Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi. So với lãi suất tiền gửi, lợi tức TPDN cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất.
Trên thị trường tiền tệ tuần qua (29/6/2020 – 3/7/2020), lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm tại các ngân hàng thương mại. Diễn biến khá bình lặng trên cả thị trường mở và thị trường liên ngân hàng, dù bước qua thời điểm chốt quý quan trọng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ bơm ròng 1 tỷ đồng thông qua mua kỳ hạn 7 ngày, lãi suất lãi suất 3%/năm. Lãi suất đi ngang trên liên ngân hàng, giữ ở mức 0.21%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0.3%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Trên thị trường 1 (LS huy động của các NH từ dân cư và tổ chức kinh tế) , các ngân hàng thương mại (NHTM) đồng loạt giảm mạnh lãi suất tiền gửi từ 10-90bps tùy từng kỳ hạn kể từ 01/7/2020. Đi đầu là 4 NHTM có vốn nhà nước với mức giảm 50bps 25-30bps ở các kỳ hạn dưới 6 tháng và 50bps ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Một số ngân hàng có mức giảm lớn hơn 4 ngân hàng TMNN (từ 50-90bps) là TCB, ACB, TPB… Các NHTM thường huy động lãi suất cạnh tranh (như VPB, SHB, HDB…) cũng giảm từ 10-30bps. Đây là đợt giảm lãi suất mạnh nhất và tiếp nối đà giảm từ cuối năm 2019 đến nay.
Lãi suất tiền gửi hiện ở mức 3.5-4.25% với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4.4-6.7% với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, từ 5.5-7.5%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng. Vùng lãi suất này đã thấp hơn 0.75%-1%/năm ở kỳ hạn dưới 6 tháng và thấp hơn từ 1%-2%/năm ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên so với thời điểm cuối năm 2019.
Theo Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư (SSI Research), bên cạnh sự tác động giảm của các lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi giảm mạnh chủ yếu là do đầu ra tín dụng yếu. Tăng trưởng tín dụng đến 29/6 là 3.26% so với cuối 2019, dù có tăng tốc trong tháng 6 (tăng 1.28% so với tháng 5) nhưng vẫn ở mức rất thấp so với mức 7.36% của 6 tháng 2019.
SSI Research dự báo, tăng trưởng huy động cao hơn tín dụng khiến cho các NHTM dư thừa VND và điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi. Sau đợt giảm này, nhiều khả năng lãi suất tiền gửi sẽ đi ngang: (1) mức giảm lãi suất huy động từ 1-2% đã gần bằng với mức giảm lãi suất cho vay; (2) triển vọng tăng trưởng tín dụng sẽ cải thiện do các hoạt động kinh tế, giao thương đang dần hồi phục và giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh; (3) cân đối với yếu tố tỷ giá và lạm phát.
Đánh giá tác động của kênh trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đến lãi suất tiền gửi, SSI Research cho biết, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư (NĐT) cá nhân đã mua trực tiếp gần 22,7 nghìn tỷ đồng TPDN trên sơ cấp – tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
TPDN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi: So với lãi suất tiền gửi, lợi tức TPDN cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất.
Nếu loại trừ số TPDN mà các ngân hàng đang nắm giữ tại 31/3/2020, lượng trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức phi tín dụng, cá nhân nắm giữ là khoảng 385 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng tiền gửi toàn hệ thống và gần bằng quy mô tiền gửi của Sacombank – ngân hàng có thị phần huy động xếp ngay sau Vietinbank.
SSI Research nhận định, hiện tại, chưa có 1 đơn vị trung gian độc lập định hạng các trái phiếu doanh nghiệp, việc tự đánh giá các trái phiếu vượt quá khả năng của các NĐT cá nhân. Sự gia tăng mạnh lượng phát hành TPDN thời gian gần đây có thể là bước tăng tốc trước khi dự thảo sửa đổi Nghị định 163 theo hướng siết chặt việc phát hành riêng lẻ TPDN đi vào hiện thực.
Cung cầu ngoại tệ trong nước khá ổn định
Video đang HOT
Số ca nhiễm Covid 19 toàn cầu tăng thêm tới 1,3 triệu trong tuần qua, hiện đã là 11,6 triệu ca. Trong đó, Mỹ, Brazil và Ấn Độ là các ổ dịch lớn và đang có số ca nhiễm mới tăng nhanh chưa từng có. Một số nước như Nhật Bản, Anh cũng có dấu hiệu tăng trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Sau khoảng hơn 1 tháng ổn định, số ca nhiễm mới bất ngờ tăng vọt ở nhiều nước kể từ giữa tháng 6 đến nay, nếu làn sóng dịch bệnh lần 2 bùng lên sẽ là một đòn giáng mạnh làm sụp đổ nỗ lực gượng dậy của các nền kinh tế.
Thị trường tuần qua được hỗ trợ bởi một số thông tin tích cực như dữ liệu việc làm, niềm tin tiêu dùng của Mỹ, triển vọng vacxin Covid-19 nhưng bao trùm vẫn là tâm lý thận trọng do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Giá vàng tiếp tục xu hướng tăng, có thời điểm chạm đỉnh 1.800 USD/oz sau đó, chốt tuần ở mức 1.772 USD/oz.
Chỉ số DXY giảm nhẹ từ 97.5 xuống 97.2, trong tuần, EUR, GPB, CNY, KWR đều tăng giá so với USD. Diễn biến này hỗ trợ VND tiếp tục tăng giá so với USD trong tuần qua. Tỷ giá USD/VND do các NHTM niêm yết giảm tiếp 10đ/USD về mức 23.080/23.290, tỷ giá tự do cũng giảm 15đ/USD, về mức 23.165/23.195. Như vậy, tỷ giá mua của các NHTM và cả thị trường tự do đều đã lùi về ngang mức cuối năm 2019, chỉ có tỷ giá bán vẫn cao hơn chút ít do các bên nới rộng biên độ tỷ giá bán – tỷ giá mua trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. Tính chung 6 tháng đầu năm, VND giữ giá so với USD; giảm giá nhẹ so với EUR, JPY; và tăng giá khá mạnh 6.4% so với GBP, 3.5% so với KWR và 1.3% so với CNY.
Vốn FDI giải ngân trong tháng 6 là 1.95 tỷ USD – tăng 8.33% so với cùng kỳ năm 2019, là tháng đầu tiên có tăng trưởng dương kể từ tháng 2/2020 cho thấy những dấu hiệu tín hiệu tích cực. Hiện tại, cung cầu ngoại tệ trong nước khá ổn định và áp lực quốc tế thấp sẽ giúp tỷ giá USDVND đi ngang ở vùng hiện tại.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ tiếp tục giảm ở các kỳ hạn 10 năm trở lên trên cả sơ cấp và thứ cấp
Kể từ đầu tháng 6 đến nay, KBNN đã liên tục gia tăng lượng gọi thầu. Trong phiên đấu thầu đầu tiên của tháng 7, KBNN đã gọi thầu 14.75 nghìn tỷ đồng – tăng 23% so với tuần cuối tháng 6 và phiên gọi thầu nhiều nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nhu cầu từ phía các thành viên thị trường cũng rất lớn, tổng lượng đăng ký gấp 3.6 lần lượng gọi thầu và toàn bộ 14.25 nghìn tỷ đồng các kỳ hạn 10, 15 và 20 năm được phát hành hết, chỉ có 500 tỷ đồng hạn 7 năm không gọi thầu thành công. Lãi suất trùng thầu giảm 3-4 bps ở tất cả các kỳ hạn.
Trong 6 tháng đầu năm, KBNN đã phát hành tổng cộng 87 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ với kỳ hạn bình quân 13.9 năm và lãi suất bình quân rất thấp, ở mức 2.92%/năm. Mặc dù nhu cầu phát hành của KBNN dự báo còn gia tăng nhưng lượng tiền dư thừa của các NHTM khiến nhu cầu đầu tư TPCP vẫn cao và sẽ giữ lợi tức TPCP tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn. Trong dài hạn, diễn biến lợi tức phụ thuộc nhiều vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và tăng trưởng tín dụng của các NHTM.
Trên thị trường thứ cấp, lợi tức trái phiếu không có nhiều thay đổi ở các kỳ hạn ngắn nhưng giảm từ 2-9bps ở các kỳ hạn từ 10 năm trở lên. Chốt tuần ở mức như sau: 1Y (0.51%, 2 bps); 3Y (1.26%; -4 bps); 5Y (1.95%, -1 bp); 10Y (2.96%, -3 bps); 15Y (3.13%, -2 bps); 20Y (3.42%, -5bps); 30Y (3.55%, -9bps).
Thanh khoản sụt giảm với tổng giá trị giao dịch tuần là 42.7 nghìn tỷ, giảm 12.5% so với tuần trước. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 54 tỷ đồng.
VPBank đột nhiên 'rót vốn' mạnh vào trái phiếu doanh nghiệp, có khả năng dừng cuộc chơi nếu nợ xấu vẫn trên 3%
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) nổi lên trong cuộc rót vốn vào trái phiếu doanh nghiệp từ cuối năm 2019 đến nay, bằng chứng là giá trị phát hành ghi nhận tăng đột biến.
Hiện tượng các ngân hàng tăng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã diễn ra trong những năm gần đây và tăng đáng kể trong những tháng đầu năm.
Theo thống kê trong tháng 4 và tháng 5, nhóm ngân hàng đã phát hành gần 26.000 tỷ đồng TPDN, chiếm tỷ trọng 45,3% trong tổng giá trị phát hành TPDN toàn thị trường.
Trong đó VPBank đứng vị trí thứ 2 trong nhóm ngân hàng phát hành TPDN với giá trị phát hành lên đến 7.000 tỷ đồng.
Còn tại Báo cáo tài chính quý 1 mới đây, VPBank ghi nhận giá trị chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành đạt 29.046 tỷ đồng, gấp 2 lần so với đầu năm 2020 và gấp 3 lần năm 2015.
Giá trị phát hành TPDN của VPBank gấp 2 lần so thời điểm đầu năm.
Dù việc đầu tư vào TPDN vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cấu trúc bảng cân đối, song sự tăng trưởng này là đáng kể vì tính từ năm 2015 tới nay, số dư chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành do VPBank nắm giữ cũng chỉ ở quanh mức 14.000 tỷ đồng.
Về tổng thể, số dư chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán của VPBank đạt mức 87.410 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm. Trong đó, các khoản trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết chiếm 76% đạt 66.233 tỷ đồng, tăng khoảng 10.245 tỷ đồng, khoảng tăng 18% so với đầu năm 2020.
Từ tháng 8/2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có công văn gửi các ngân hàng thương mại trong nước yêu cầu kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với lý do là hoạt động này tiềm ẩn rủi ro.
Để kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động này, tại Dự thảo Thông tư về việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, NHNN nêu rõ chủ trương hạn chế chặt chẽ. Đáng chú ý là quy định "Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác".
NHNN cho biết, qua công tác kiểm tra hoạt động của tổ chức tín dụng, đã phát hiện một số trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mục đích thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, tăng quy mô vốn hoạt động, nhưng thực tế huy động vốn để góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác, để các doanh nghiệp này thực hiện dự án hoặc tiếp tục thực hiện góp vốn, mua cổ phần...
Do đó, tổ chức tín dụng khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, dòng tiền từ nguồn phát hành trái phiếu, tình hình thực hiện dự án...
VPBank đã "rót vốn" cho ai?
Theo thông tin được công bố, trong cuối năm 2019, VPBank là trái chủ duy nhất đã phát hành 800 trái phiếu với tổng mệnh giá 80 tỷ đồng cho CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR).
Mệnh giá trái phiếu là 100 triệu đồng/trái phiếu và có kỳ hạn 36 tháng. Lượng trái phiếu này thuộc loại hình không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có đảm bảo bằng tài sản. Lãi suất bằng lãi suất danh nghĩa (11,5%) cộng biên độ 2%/năm cho các khoản chi phí tư vấn, đại lý phát hành... Kỳ hạn thanh toán lãi 3 tháng/lần kể từ ngày phát hành.
Theo đó, tài sản đảm bảo bao gồm quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất và khoản phải thu phát sinh/hoặc có liên quan đến thửa đất số 447, tờ bản đồ số 11 bộ Địa chính P.Phú Thuận, Q7, TP.HCM.
Bên cạnh đó là quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất và quyền tài sản tại lô K-Khu chung cư thấp tần thuộc Khu chung cư phía Bắc Rạch Bà Bướm.
Một thương vụ khác mà VPBank tham gia với vai trò quản lý tài sản bảo đảm còn Công ty Chứng khoán VPS (VPBS) làm đại lý phát hành. Cụ thể, công ty chứng khoán của VPBank đã phát hành 2.000 tỷ đồng cho CTCP Đầu tư Xây dựng Tùng Khánh.
Được biết, Tùng Khánh đăng ký phát hành đến 2.400 tỷ đồng trái phiếu trong khi đó vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 120 tỷ đồng, tương đương 6% giá trị trái phiếu phát hành.
Lô trái phiếu nói trên được phát hành vào cuối năm 2019, có kỳ hạn 3 năm, lãi suất cho kỳ tính lãi đầu tiên là 11,5%/năm. Các kỳ tính lãi tiếp theo được điều chỉnh 3 tháng/lần và lãi suất được xác định bằng tổng lãi suất tham chiếu và biên độ 4,5%, nhưng không thấp hơn 11,5%/năm.
Để phát hành lô trái phiếu này, Tùng Khánh đã thế chấp quyền tài sản phát sinh từ việc tăng quy mô vốn hoạt động, các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản.
Theo thông tin từ VietTimes, VPBank còn tham gia vào nhiều thương vụ phát hành TPDN lớn trong năm 2019 và đầu năm 2020, có thể kể tới như: Kita Invest (2.100 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh BĐS Khu Đông (1.100 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Kinh doanh BĐS Hà An (1.600 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Du lịch T&M Vân Phong (500 tỷ đồng), CTCP City Garden (1.598 tỷ đồng).
Trong các bản công bố thông tin, VPBank chủ yếu được biết tới với vai trò là đại lý quản lý tài sản bảo đảm.
VPBank đã phát hành TPDN cho những doanh nghiệp nào?
Nợ xấu trên 3% tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp
Đầu tháng 5/2020, Ngân hàng Nhà nước đã lấy ý kiến cho Dự thảo thông tư quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN.
Theo bản dự thảo, một nội dung quan trọng là các tổ chức tín dụng chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính thời điểm gần nhất đã được kiểm toán tại thời điểm mua, trừ trường hợp mua TPDN theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng không được mua trái phiếu (bao gồm mua từ phát hành lần đầu và mua lại từ các tổ chức, cá nhân khác) của doanh nghiệp phát hành có phát sinh nợ xấu tại ngân hàng mua và tại ngân hàng khác trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm quyết định phê duyệt mua.
Theo nhiều ý kiến, quy định này nhằm hạn chế các ngân hàng không kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu dưới 3% nhưng vẫn thực hiện mua bán TPDN, đồng thời góp phần hạn chế nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng.
Trong trường hợp dự thảo Thông tư được NHNN ban hành trong thời gian tới đây, các ngân hàng cũng sẽ không được vay vốn của các ngân hàng khác để mua TPDN cũng như không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành.
Với VPBank tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày cuối quý 1 là 3,03%, cải thiện so với con số 3,42% của thời điểm đầu năm. Tuy vậy, việc kiểm soát và giảm tỷ lệ nợ xấu này dưới 3% xem là khá khó khi dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng khá nhiều đến tín dụng của người dân.
Do vậy, VPBank có khả năng bị hạn chế không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới khi Dự thảo này chính thức có hiệu lực nếu vẫn duy trì mức nợ xấu trên 3%.
Giá vàng hôm nay 20/6: Vững giá trên đỉnh cao Giá vàng giảm sau khi các báo cáo tích cực cho biết Bắc Kinh đã kiểm soát được dịch Covid-19. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị tại bán đảo Triêu Tiên và xung đột quanh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc đang hỗ trợ giá vàng. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại...