Trải nghiệm homestay Lâm Bình
Đi cả ngày đường lên núi, nắng nóng mệt nhọc, bỗng dưng được nhào xuống một bể bơi mát rượi với nguồn nước từ trong núi chảy ra; bể làm từ tre nứa và đá cuội, thì bao nhiêu mệt mỏi bỗng tan biến hết. Đây là một phần trong những hoạt động du lịch cộng đồng mà người dân ở xã Lăng Can, huyện Na Hang ( Tuyên Quang) tự làm sau khi các homestay được hình thành ở đây.
Một góc homestay Nặm Đíp.
Nặm Đíp là một trong những homestay thường được du khách chọn lựa đến ở Lăng Can. Nằm ở một vị trí rộng, đẹp, Nặm Đíp có đủ chỗ cho một vài chiếc xe 29-30 chỗ đậu trong sân qua đêm. Mảnh sân rộng phía trước nhà được đặt ghế, xích đu làm hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên như tre nứa, bên cạnh những khóm hoa ngũ sắc, dừa cạn và giàn phong lan đang thả từng chùm hoa xuống. Ngôi nhà sàn thoáng mát, rộng rãi, đủ chỗ chứa cho khoảng hơn 20 du khách ngủ đêm, được trang trí bằng những vật liệu tre nứa, như chao đèn, chiếc mõ trâu, gùi nan, mẹt tre… Chủ nhân căn nhà, ông Lương Duy Doanh (Công ty TNHH thương mại và du lịch Năm sao – Fivestar) còn cầu kỳ đặt thêm cả khung cửi dệt vải, chiếc bừa gỗ, những quả còn bằng vải đủ màu trang trí cho ngôi nhà sàn.
Các vật dụng trang trí cho ngôi nhà rất gần gũi với văn hóa và thiên nhiên địa phương.
Nơi du khách dùng bữa tối.
Homestay Nặm Đíp mới được đưa vào hoạt động từ tháng 5-2019, nhưng đã thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm. Buổi trưa và tối, du khách ngồi ăn ở một gian nhà sàn rộng, thoáng, mở bốn bên, với nhứng món ăn độc đáo của địa phương, do chính những chủ nhân ở địa phương giới thiệu, như cá bỗng ở suối, măng rừng nhồi thịt, trứng rán lá hôi, thịt lợn bản nướng ướp mắc khén và hạt dổi thơm lừng, nộm rau dớn rừng, canh rau ngót rừng… Ăn món địa phương, được nghe kể những câu chuyện độc đáo về những món ăn này do chính những người dân địa phương chia sẻ, là những trải nghiệm thực sự thú vị với du khách. Bữa sáng, du khách sẽ được thưởng thức món cháo gà thơm lừng của người dân nấu, với vị của buổi sáng đậm sương vùng núi.
Bữa tối với những món ăn đặc trưng bản địa.
Đoàn farmtrip trải nghiệm tại homestay Nặm Đíp.
Nặm Đíp chỉ là một trong số gần 30 homestay ở Lâm Bình được mở ra theo mô hình du lịch cộng đồng. Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình cho biết, hồi năm 2017, Lâm Bình mới có khoảng 15 hộ làm homestay. Lâm Bình có vị trí thuận lợi, gần với nhiều điểm du lịch hấp dẫn của Tuyên Quang như hồ Na Hang, thác Khuổi Nhi, động Song Long, thác Khuổi Súng, hang Phia Vài… Bản thân Lâm Bình cũng là nơi có không gian thiên nhiên, núi rừng xanh mướt, cuộc sống và văn hóa của các dân tộc bản địa có nhiều nét thú vị, hấp dẫn. Homestay là một cách làm hay để góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở đây.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hiền chia sẻ: “Các hộ gia đình ở đây đều thấy được ích lợi của việc làm homestay, kể cả những nhà không có homestay. Thí dụ như nếu nhà Nặm Đíp có khách, những người dân chung quanh đều hưởng lợi khi cung cấp thực phẩm, nấu ăn hoặc làm dịch vụ cho du khách”. Trong bản cũng có đội văn nghệ quần chúng, sẵn sàng trình diễn các tiết mục truyền thống khi du khách yêu cầu.
Bể bơi “5.000 đồng” cũng là một trong những hộ được hưởng lợi kiểu như vậy. Bể bơi chỉ cách homestay Nặm Đíp chỉ khoảng 100m, được xây dựng theo phong cách gần gũi với thiên nhiên, kè lối đi bằng tre, gỗ, ống nước bằng ống bương, thành bể được gắn từ những viên đá suối lớn, đều đặn. Giữa bể, chủ nhân còn thiết kế cầu tre để những ai thích môn nhảy cầu có thể thử, hoặc để chị em chụp ảnh “sống ảo”. Bể được chia ranh giới rõ ràng thành ba phần, một bể vầy nhỏ dành cho trẻ em, một phần bể sâu 0,9m dành cho những người không biết bơi, phần còn lại sâu 2m dành cho những tay bơi. Nước bể được dẫn từ trên núi xuống theo kiểu tuần hoàn, một đường ống vào và một đường xả nước ra ngoài.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là du khách vào đây chỉ phải trả đúng 5.000 đồng, bơi thoải mái, bơi xong vào tắm tráng đầy đủ… Mùa hè, du khách đông, bể bơi gần như lúc nào cũng kín chỗ. Ngày thường, bể đón khách là những người sống chung quanh đó và cả người từ nơi khác đến.
Một góc bể bơi.
Mô hình du lịch homestay đang được nhân rộng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía bắc. Homestay nếu được thực hiện đúng cách, được quảng bá tốt và được chính quyền quan tâm, sẽ trở thành một trong những cách xóa đó,i giảm nghèo vô cùng hữu ích cho người dân vùng cao; đặc biệt là những nơi có tiềm năng về du lịch nhưng chưa được khai thác thương mại.
Về Lâm Bình ăn cá bỗng, nghe hát then, ngắm thiếu nữ Pà Thẻn
Được biết đến như một trong những cái nôi của người Việt cổ, nơi sinh sống của 12 dân tộc với kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ.
Nhiều lễ hội độc đáo, huyện Lâm Bình là điểm du lịch mới mẻ, đầy tiềm năng của Tuyên Quang nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thành lập năm 2011, Lâm Bình là huyện trẻ nhất tỉnh Tuyên Quang, có diện tích tự nhiên gần 785 km2, bao gồm 8 xã, dân số 32.034 người đến từ 12 dân tộc anh em.
Trên địa bàn huyện có 6 di tích lịch sử văn hóa quốc gia, nhiều thắng cảnh đẹp. Đây cũng là nơi phát hiện di chỉ khảo cổ hang Phia Vài, với bộ di cốt người nguyên thủy hóa thạch có niên đại khoảng 12.000 năm tuổi.
Thắng cảnh Cọc Vài - điểm nhấn trong hành trình xuôi lòng hồ Na Hang - Lâm Bình
Sau hơn 5 giờ đồng hồ di chuyển từ Hà Nội tới huyện Lâm Bình bằng ô tô, du khách bắt đầu khám phá vùng đất hoang sơ này bằng hành trình đi thuyền xuôi theo lòng hồ Na Hang - Lâm Bình. Cảm giác mệt mỏi, ngột ngạt mau chóng tan biến bởi không khí trong lành, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình.
Dọc hành trình, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp mà còn được tự mình khám phá các thắng cảnh nơi đây như thác Khuổi Nhi với ba tầng thác hùng vĩ, làn nước mát rượi; đền Pác Tạ - nơi thờ Đức Thánh mẫu nương nương, thiếp của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật; khu 99 ngọn núi được ví như Hạ Long cạn giữa đại ngàn và đặc biệt là thắng cảnh Cọc Vài - dịch theo tiếng Tày có nghĩa là "cọc buộc trâu trời", gắn liền với sự tích chàng khổng lồ Tài Ngào chăm chỉ, có hiếu.
Dừng chân ghé đền Pác Tạ, nơi thờ thiếp của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật
Chinh phục ba tầng thác Khuổi Nhi, đắm mình vào dòng nước mát rượi và thư thái khi được các chú cá suối massage
Ngoài cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, huyện Lâm Bình còn có văn hóa ẩm thực phong phú, hội tụ tinh hoa của 12 dân tộc sinh sống trên địa bàn.
Từ những món rau rừng có mùi vị đặc trưng như rau hôi, rau bò khai, rau dớn... đến các động vật được nuôi "sạch" ngoài thiên nhiên như gà đồi, vịt suối, dê thả rông... Song đặc b biệt hơn cả món cá bỗng nước mọi. Đây là loài cá chỉ sống ở nơi nước chảy, ăn 100% thức ăn từ thiên nhiên nên thịt chắc, khi nướng lên cho vị ngọt thơm và đặc biệt ngon khi chấm với gia vị riêng biệt của người bản địa.
Món vịt suối gây ấn tượng với thực khách bởi nước chấm rất đặc trưng, được chế biến từ chính nước luộc vịt, nêm thêm chút muối tinh rồi thả đôi nhúm rau răm thái nhỏ, miếng tiết vịt rằm nhuyễn, tất cả quện lại tạo nên thứ nước chấm sền sệt, béo nhưng không ngậy, vừa đậm đà lại có chút cay cay, thanh thanh - một hương vị độc đáo, khó quên.
Cô gái Pà Thẻn giới thiệu cho du khách những đặc sản ẩm thực của huyện Lâm Bình
Tối đến, khi màn sương giăng nhè nhẹ phủ mờ các ngọn núi, ánh đén dần tỏ trong những khu nhà sàn của người địa phương, không gì tuyệt hơn là vừa nhâm nhi chén rượu ngô truyền thống, thưởng thức các đặc sản và thưởng thức các tiết mục nghệ thuật dân gian truyền thống do chính các nghệ sỹ người dân tộc thiểu số nơi đây biểu diễn.
Đối lập với hình ảnh các chàng trai Mông mạnh mẽ, uyển chuyển nhảy theo điệu khèn réo rắt mời gọi bạn tình là những thiếu nữ Pà Thẻn lại đầy e ấp trong bộ váy áo sặc sỡ, hay khuôn mặt hồn nhiên, trong trẻo của những cô bé người Tày say sưa đàn hát những làn điệu then truyền thống...
Thiếu nữ Pà Thẻn duyên dáng trong bộ váy áo sặc sỡ đang theo dõi, cổ vũ những chàng trai Mông múa khèn
Em bé người Tày tươi tắn, vừa đàn vừa hát các làn điệu then truyền thống
Dù là địa phương mới xuất hiện trên bản đồ du lịch vùng Đông Bắc Bộ, thế nhưng Lâm Bình được đánh giá là điểm đến du lịch đầy tiềm năng. Đường sá giao thông liên tục được cải tạo, nâng cấp để rút ngắn khoảng cách Hà Nội tới huyện Lâm Bình từ 5,5 tiếng còn khoảng 3,5 tiếng trong vài năm tới.
Còn ngay thời điểm này, chính quyền địa phương đã chủ động mời gọi các nhà đầu tư, kết hợp với khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân địa phương phát triển các mô hình du lịch sinh thái. Hiện trên địa bàn huyện hình thành nhiều cơ sở lưu trú dưới hình thức homestay, do chính người bản địa xây dựng, vận hành và xuất hiện ngày càng nhiều trên các kênh quảng bá du lịch vùng Đông Bắc bộ.
Mô hình homestay với nhà sàn truyền thống, bao quanh là hoa cỏ, núi rừng ngày càng phát triển tại huyện Lâm Bình
Khu rừng nghiến cổ thụ hiếm có tại Việt Nam
Thông tin với phóng viên ANTĐ, ông Nguyễn Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, cho biết huyện có tỉ lệ che phủ rừng lớn nhất cả nước, rừng nguyên sinh chiếm 2/3 diện tích. Độc đáo nhất là khu rừng nghiến cổ thụ nằm giữa địa phận xã Thượng Lâm và xã Khuôn Hà, di chuyển từ các đường bê tông xã tới khu rừng chừng 30-45 phút đi bộ.
Những gốc nghiến cổ thụ có đường kính tới cả chục người ôm (Ảnh: N.V.H)
Khu rừng có hàng nghìn gốc nghiến, trong đó đa phần đường kính thân từ 2 đến 4 mét, có cây tới 10 người ôm. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều cá thể có tên trong sách đỏ như voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, gấu..., cùng nhiều động vật quý hiếm khác.
Được biết, UBND huyện Lâm Bình đã đề xuất và tỉnh Tuyên Quang cũng đang có chủ trương khai thác du lịch khu rừng nghiến nguyên sinh quý hiếm này làm sao cho hiệu quả, song song với nhiệm vụ bảo tồn các giá trị thiên nhiên.
Nếu được đưa vào khai thác, đây sẽ là "đặc sản" du lịch hiếm có, không chỉ của Lâm Bình mà còn của cả tỉnh Tuyên Quang, là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Du lịch Na Hang, Tuyên Quang không thể không ghé thác Khuổi Nhi Hồ Na Hang, Tuyên Quang được ví như Vịnh Hạ long giữa đại ngàn đang dần trở thành điểm du lịch trải nghiệm thú vị của các gia đình trong những ngày hè oi ả. Lòng hồ Na Hang. Ảnh: Báo Tuyên Quang Hồ Na Hang cách thành phố Tuyên Quang 110km về phía Bắc. Nơi đây là điểm hội tụ của hai...