Trải nghiệm đi tiêm vaccine COVID-19: Những chú ý không nên bỏ qua
Trước khi tiêm cần chuẩn bị, lưu ý điều gì? Quá trình tiêm vaccine COVID-19 phải trải qua những giai đoạn nào? Từ trải nghiệm thực tế, Báo Lao Động chia sẻ kinh nghiệm để bạn đọc có bước chuẩn bị tốt nhất.
Chuẩn bị trước lúc tiêm
Để đảm bảo việc lập hồ sơ diễn ra thuận lợi, theo yêu cầu của cơ quan y tế, người tiêm cần chuẩn bị sẵn Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân còn thời hạn hiệu lực. Ngoài ra, cơ quan y tế cũng sẽ yêu cầu người tiêm mang theo Thẻ Bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng. Đối với Thẻ Bảo hiểm y tế, bạn không nhất thiết phải mang theo bản giấy mà có thể sử dụng thẻ này ngay trên ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VSSID) nếu bạn đã cài đặt và kích hoạt tài khoản này.
Các nhà báo tại TP Cần Thơ tham gia tiêm vaccine ngày 5.5.2021. Ảnh: TR.N
Chế độ ăn uống cũng là điểm cần lưu tâm. Theo hướng dẫn của cơ quan y tế, trước khi đến điểm tiêm vaccine, bạn cần thiết phải ăn đủ no để đảm bảo cơ thể trong điều kiện tốt nhất. Điểm đáng chú ý là bạn được khuyến cáo không sử dụng cà phê, trà, rượu bia và cả các thức uống có khả năng ảnh hưởng đến huyết áp trong ít nhất vài giờ trước khi tiêm.
Quy trình tiêm vaccine
Sau khi hoàn thành khai báo y tế, người tiêm sẽ được nhân viên y tế kiểm tra huyết áp như các hoạt động khám bệnh thông thường. Tiếp theo là bước khám sàng lọc để đảm bảo bạn đủ điều kiện có thể tiêm vaccine COVID-19.
Quá trình khám sàng lọc phải thực hiện nghiêm theo trình tự các bước như hình dưới.
Video đang HOT
Quy trình khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine COVID-19.
Bạn sẽ được tiêm vaccine nếu tất cả các bước sàng lọc đều không có điểm bất thường. Nếu không, có thể bạn sẽ được chỉ định dừng, hoãn việc tiêm, hoặc được yêu cầu theo dõi tại bệnh viện sau khi tiêm.
Theo dõi sau khi tiêm
Nếu mọi việc diễn ra bình thường, sau khi tiêm vaccine, bạn sẽ được yêu cầu ở lại tại khu vực theo dõi sau khi tiêm trong thời gian ít nhất 30 phút. Trong thời gian này, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể (như sốt, buồn nôn, khó thở, choáng,…) bạn cần báo ngay cho nhân viên y tế. Nếu hết thời gian này sức khỏe vẫn bình thường, bạn sẽ được nhân viên y tế kiểm tra huyết áp lần cuối để xác nhận trước khi cấp Giấy xác nhận tiêm vaccine.
Ngay cả khi bạn ra về với sức khỏe bình thường, bạn vẫn phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong nhiều ngày tiếp theo. Trong thời gian này, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, bạn cần thông báo ngay cho số điện thoại đường dây nóng để được hỗ trợ.
Các dấu hiệu bất thường cần theo dõi tại nhà sau khi tiêm vaccine.
Lưu ý quan trọng: Nếu bạn đang mắc hoặc điều trị các bệnh lý liên quan đến huyết áp, tim mạch hay sử dụng các loại thuốc chống đông máu,… cần khai báo ngay với bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc để được kiểm tra cẩn thận nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình.
5 loại thuốc uống cùng rượu sẽ gây nguy hiểm
Có rất nhiều loại thuốc có thể tương tác với rượu, bia, gây ra các triệu chứng từ nhẹ như buồn nôn, đau đầu đến các triệu chứng có khả năng đe dọa tính mạng như xuất huyết trong và khó thở... Nhưng hầu hết chúng ta đều không nhận thức được những rủi ro này.
Mặc dù uống rượu vừa phải có lợi cho tim mạch, nhưng một số loại thuốc và rượu có khả năng cản trở việc điều trị thành công. Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã thực hiện một nghiên cứu để xác định tương tác giữa việc sử dụng rượu và thuốc, đã phát hiện ra rằng hơn 70% người trưởng thành ở Mỹ thường xuyên uống rượu và khoảng 42% những người uống rượu cũng sử dụng các loại thuốc có thể tương tác với rượu. Sử dụng cơ sở dữ liệu lớn gồm hơn 1.300 loại thuốc, họ phát hiện ra rằng 45% loại thuốc có khả năng tương tác với rượu.
Đáng báo động nhất là ở những người từ 65 tuổi trở lên, nếu kết hợp rượu với thuốc sẽ thực sự nguy hiểm. Bởi sự lão hóa làm chậm khả năng chuyển hóa nồng độ cồn trong cơ thể, do đó rượu sẽ lưu lại trong cơ thể lâu hơn. Đồng thời, người lớn tuổi cũng có nhiều khả năng phải dùng một hoặc nhiều loại thuốc làm tăng nguy cơ gây tương tác bất lợi.
Rượu có thể làm cho một số loại thuốc hoạt động kém hiệu quả hơn bằng cách can thiệp vào quá trình thuốc được hấp thụ trong đường tiêu hóa. Trong một số trường hợp, rượu lại làm tăng sinh khả dụng của một số loại thuốc, dẫn đến làm tăng nồng độ thuốc trong máu đến mức gây độc cho cơ thể. Do vậy, khi phải uống những loại thuốc dưới đây, bạn tuyệt đối không nên sử dụng rượu:
5 loại thuốc sau thường gặp, với tần suất sử dụng nhiều trong cộng đồng có thể gây nguy hiểm khi dùng cùng với rượu.
Thuốc hạ huyết áp
Những thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn beta, đối kháng calci, ức chế men chuyển khi dùng chung với rượu bia có thể làm tụt huyết áp xuống quá thấp, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu, đồng thời cũng có thể gây tăng huyết áp kèm tăng nhịp tim.
Khi uống rượu làm giãn mạch, gây thoát nhiệt ra ngoài. Sự giãn mạch này đưa đến hạ huyết áp. Nếu dùng chung với thuốc làm hạ huyết áp (dù với cơ chế hạ huyết áp như thế nào) thì rượu cũng làm tăng tính hạ huyết áp của thuốc. Việc giảm huyết áp đột ngột rất nguy hiểm.
Rượu và thuốc dễ gây tương tác nguy hiểm.
Thuốc điều trị đái tháo đường type 2
Với những thuốc trị đái tháo đường type 2 như glibenclamid, glipizid, glimepirid, metformin... nếu sử dụng thêm rượu có thể làm tụt đường huyết đột ngột, có khả năng gây hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời vì rượu có tác dụng hạ đường huyết.
Thuốc kháng sinh
Tương tác giữa rượu và thuốc kháng sinh có thể xảy ra làm giảm hiệu quả của viêc điều trị kháng sinh. Mức độ rủi ro khi dùng chung kháng sinh với rượu phụ thuộc vào từng loại kháng sinh cụ thể.
Các thuốc kháng sinh như: metronidazol, tinidazol, cephamandol, latamoxef, cefoperazon, cefmenoxim và furazolidon khi dùng chung với rượu sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa và khó thở. Vì vây, người bệnh không đươc uông rươu trong thơi gian uông kháng sinh.
Thuốc giảm đau paracetamol
Bản thân paracetamol (acetaminophen) có thể gây độc cho gan, được gọi là nhiễm độc gan do paracetamol. Độc tính này là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp tính.
Tổn thương gan do cách cơ thể phân hủy paracetamol. Khi một người dùng paracetamol, các men gan sẽ phân hủy phần lớn thuốc. Sau đó, cơ thể bài tiết thuốc qua nước tiểu, qua thận hoặc mật. Khoảng 5% của paracetamol sẽ chuyển hóa thành một độc tố gọi là NAPQI.
Gan sản xuất một chất chống oxy hóa gọi là glutathione để loại bỏ độc tố này. Nhưng khi cơ thể nhận được nhiều hơn liều lượng paracetamol được khuyến cáo, gan sẽ bị quá tải với nhiều độc tố NAPQI hơn mức có thể phân hủy, đó là lý do tại sao quá liều paracetamol rất nguy hiểm. Và rượu cũng bao gồm các chất độc mà gan phải phân hủy, vì vậy khi kết hợp rượu với paracetamol sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
Thuốc cảm cúm và cảm lạnh
Hầu hết các loại thuốc chữa cảm cúm và cảm lạnh có chứa pseudoephdrine hay các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi khác nhau. Về bản chất, những loại thuốc này có thể khiến người uống buồn ngủ và chóng mặt. Nếu kết hợp chúng với rượu, có thể làm cho tình trạng buồn ngủ và chóng mặt trở nên trầm trọng hơn, đồng thời tăng nguy cơ dùng quá liều.
Một số loại thuốc, thậm chí cả thực phẩm chức năng và thảo dược có thể tương tác với rượu. Điều quan trọng là phải kiểm tra tương tác của rượu với bất kỳ loại thuốc nào trước khi sử dụng. Do đó hãy đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng thuốc. Rượu và thuốc có thể có những tương tác có hại ngay cả khi uống tách ra vào những thời điểm khác nhau trong ngày.
Thủ phạm khiến người phụ nữ bị tăng nhịp tim kịch phát Nữ bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn nhịp tim 2 năm trước và đã được điều trị. Tuy nhiên, gần đây, bà không sử dụng thuốc đều đặn, bỏ qua dấu hiệu bất thường của cơ thể. Thông tin do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cung cấp. Các bác sĩ tại khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận bệnh nhân...