Trải nghiệm Bravia X9000F: Chiếc TV dòng X xuất sắc nhất của Sony
Ngược dòng thời gian về 6 năm trước, X series là dòng TV cao cấp nhất được Sony ra mắt để đem trải nghiệm 4K đến với người tiêu dùng. Trở lại thời điểm hiện tại, khi mà A series và Z series trở thành giấc mơ của nhiều người, X series chính là hiện thực mà ngay cả những người bình thường như bạn và mình vẫn có thể sở hữu.
Và bài viết này là những chia sẻ của mình sau thời gian trải nghiệm X9000F, phiên bản cao cấp nhất của Bravia X series trong năm 2018.
Bạn có biết rằng X9000F không chỉ đơn thuần là một chiếc 4K, mà bản thân nó thể hiện khá rõ nét triết lý phát triển sản phẩm của hãng điện tử Nhật Bản. Quyết tâm theo đuổi chất lượng hình ảnh để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng đã giúp Sony không bị cuốn vào những cuộc chạy đua vô nghĩa như màn hình cong, khả năng nâng cấp theo từng năm hay thậm chí là chấm lượng tử (mặc dù chính Sony là hãng khởi nguồn). Nhìn lại những mẫu TV của 2018, chúng ta có thể thấy rằng màn hình TV vẫn phẳng, chấm lượng tử cũng không sánh được độ tương phản của OLED và chẳng có TV nào có thể nâng cấp phần cứng cả.
Dòng X9000 bắt đầu với X9000A vào năm 2013, với tuỳ chọn 55 inch và 65 inch cùng mức giá chỉ bằng 1/5 dòng TV 4K thương mại đầu tiên của Sony là Bravia 84X900. X9000B gây ấn tượng với sự đầu tư mạnh mẽ vào âm thanh với loa từ lỏng (Magnetic Fluid Speaker) trong khi X9000C một năm sau đó thách thức giới hạn của TV LCD với độ mỏng 4,9 mm. X9000F của năm 2018 là dòng cao cấp nhất trong X series, dẫu rằng nó không còn mang tính biểu tượng như những đàn anh đi trước. Nhưng đổi lại chúng ta có một chiếc TV đem lại trải nghiệm cực tốt với mức giá phải chăng, điều giúp X9000F trở nên dễ tiếp cận với nhiều người hơn bao giờ hết.
Năm nay Sony X9000F có 4 tuỳ chọn kích thước từ 49 đến 85 inch, mức giá đề xuất dao động từ 31,4 đến 156,9 triệu đồng. Tuy vậy trên thực tế thì giá thị trường mềm hơn khá nhiều, chẳng hạn phiên bản 65 inch mà mình trải nghiệm chỉ khoảng 60 triệu, tức là thấp hơn 10 triệu so với giá công bố từ hãng. Và trong tầm giá này, Sony X9000F là dòng TV duy nhất sử dụng tấm nền VA kết hợp đèn LED full-array cũng như hỗ trợ đầy đủ cả hai chuẩn HDR phổ biến là Dolby Vision lẫn HDR10. Bộ xử lý X1 Extreme trong X9000F cũng chỉ thua X1 Ultimate vốn chỉ dành riêng cho dòng siêu cao cấp Master Series của Sony.
Điều khiến X9000F thật sự ấn tượng là ở chất lượng hình ảnh, nơi sức mạnh của bộ xử lý X1 Extreme được thể hiện. Với phần cứng hiện nay đã quá tốt, không khó để các nhà sản xuất đẩy độ sáng, độ bão hoà hay độ tương phản lên thật cao để thu hút sự chú ý của người dùng. Nhưng làm điều đó mà vẫn giữ được chi tiết, vẫn giữ được sự tự nhiên (ở mức tương đối) mới chính là điểm tạo nên nét đặc trưng của Sony. TV của hãng điện tử Nhật Bản luôn được cân theo tông màu trung lập, với sự khác biệt giữa các dòng cao thấp nằm ở độ tương phản được cải thiện dần bằng những công nghệ mới.
Video đang HOT
Đối với mình X9000F là một chiếc TV thú vị vì chất lượng hình ảnh của nó đạt được không hẳn bằng những công nghệ mới, mà chính xác hơn là sự trở lại của các giá trị thật của TV từng bị lãng quên sau những cuộc đua vô nghĩa. Ngay từ cái thời TV LCD mới ra đời, sự kết hợp giữa đèn LED full-array cùng công nghệ local dimming (làm tối cục bộ) được xem là giải pháp đem lại chất lượng hình ảnh tốt nhất và đó cũng là điều mà bạn tìm thấy ở X9000F. Một số hãng TV chạy đua về độ mỏng cũng như cắt giảm chi phí với đèn LED viền, cuối cùng vẫn phải quay về LED full-array và quảng bá nó như đỉnh cao của chất lượng. Ngược lại, LED full-array luôn là tính năng phải có đối với dòng TV đầu bảng của Sony và trong vài năm vừa qua là tính năng tiêu chuẩn của dòng X9000. Dù không sánh được với dòng đầu bảng Z9F về số vùng LED full-array cũng như khả năng xử lý của hình ảnh, độ tương phản của X9000F vẫn sẽ thuyết phục hơn bất kỳ một chiếc TV LED viền nào trên thị trường hiện nay.
Mình đánh giá cao Sony không chỉ ở cách cân chỉnh màu sắc, mà còn ở việc hãng đem lại cho người dùng rất nhiều lựa chọn về chế độ màu mặc định để phù hợp với nội dung. Chẳng hạn như đối với phim ảnh, Sony mang đến không chỉ 1 mà đến 3 chế độ để người dùng có thể lựa chọn. Chế độ Cinema Pro mang đến hình ảnh sát nhất với ý đồ nhà dựng phim, Cinema Home tăng cường độ sáng để giúp hình ảnh trở nên bắt mắt hơn đối với những khán giả gia đình và chế độ Animation dành cho những bạn không thích tông màu ấm của phim điện ảnh. Và dĩ nhiên, nếu có kinh nghiệm cân chỉnh màu sắc thì bạn hoàn toàn có thể tự tay để tối ưu tông màu hợp gu với mình nhất.
Nói thế không có nghĩa là X9000F không có công nghệ mới, và một trong những nâng cấp đáng giá nhất chính là khả năng hỗ trợ nội dung HDR Dolby Vision vốn trước đây chỉ được Sony trang bị cho những TV đắt tiền hơn. So với chuẩn HDR10 gần như không có TV nào là không hỗ trợ, Dolby Vision tối ưu hơn nhờ sử dụng meta data để tuỳ chỉnh độ tương phản và chi tiết lên từng khung hình thay vì áp một hiệu ứng cho toàn phim. Nếu sắm một chiếc TV đắt tiền mà không được hỗ trợ Dolby Vision thì đó là thiệt thòi lớn, vì hiện tại chúng ta đã có khá nhiều nội dung.
Không cần phải tìm kiếm xa xôi, Netflix là kho nội dung Dolby Vision dễ tiếp cận nhất hiện nay. Một loạt tựa phim của Netflix phát hành hỗ trợ Dolby Vision, trong đó có những cái tên khó có thể bỏ qua như Godzilla, Annihilation, Maniac,… Không được ưu ái với chế độ dành riêng cho Netflix như 2 dòng Master Series A9F và Z9F, nhưng khi phát nội dung Dolby Vision thì X9000F vẫn tự động tối ưu màu sắc dựa trên meta data có sẵn. Thậm chí đến các mẫu smartphone thế hệ mới như Xperia XZ3 hay iPhone XS/XS Max đều xem Dolby Vision như là một tính năng tiêu chuẩn phải có dành cho nội dung HDR.
Bên cạnh Dolby Vision, một sự bổ sung đáng giá nữa của X9000F là công nghệ làm rõ nét chuyển động X-Motion Clarity. So với công nghệ Motionflow trước đây, X-Motion Clarity cho phép tăng cường độ rõ nét mà không cần phải hi sinh độ sáng tối đa của TV và là sự kết hợp hoàn hảo với nội dung HDR vốn đòi hỏi độ sáng TV càng cao càng tốt. Bạn sẽ thấy hiệu quả của X-Motion Clarity rõ rệt nhất khi xem thể thao, đặc biệt là bóng đá.
Nhắc đến thể thao, chế độ Sports của X9000F và các dòng TV Bravia nói chung tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc tối ưu màu sắc. So với những chế độ khác, bạn sẽ cảm thấy được màu cỏ trở nên xanh hơn cũng như cầu thủ trở nên sắc nét tách biệt với nền cỏ. Đặc biệt là nếu ai có sở thích tao nhã xem lại các trận cầu đinh được thu hình bằng chuẩn HDR thì chắc chắn sẽ cảm thấy cực kỳ “đã” với trải nghiệm mà X9000F mang lại. Còn xem trực tiếp tại Việt Nam hiện nay thì chất lượng khiêm tốn hơn với chuẩn SDR ở 1080p, nhưng đó là lúc là khả năng nội suy trứ danh của Sony phát huy tác dụng. Nói thật năm nào viết về TV Sony cũng phải giới thiệu về khả năng upscale có lẽ hơi nhàm, nên tóm gọn lại thì bạn chỉ cần biết Sony hiện đang dẫn đầu mảng này là được.
X9000F và ngay cả các dòng TV Master Series siêu đắt tiền vẫn sử dụng kiểu remote “cổ điển” với rất nhiều phím bấm. Đây cũng là chủ đề tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng người dùng TV, một số đánh giá cao khả năng mở nhanh các tính năng chỉ với một nút bấm trong khi phần khác cho rằng nó không mang cảm giác hiện đại. Nhưng có một điều khá chắc chắn rằng dù người trong gia đình bạn là ai, người già hay trẻ nhỏ đều có thể dễ dàng sử dụng remote của X9000F.
Remote của X9000F vẫn giúp bạn khá thoải mái sử dụng hệ điều hành Android TV, vốn là một biến thể của hệ điều hành Android. Trước đây người ta thường nói rằng mua TV thì nên sắm thêm một cái Android Box để phát nội dung, và cơ bản thì Sony Android TV chính là kết hợp hai điều đó thành một. Bạn có thể tải về các ứng dụng từ Google Play hay thậm chí là dùng file apk để cài ứng dụng của điện thoại lên TV nếu muốn. Tuy nhiên ngay cả đối với những người mù công nghệ, Sony đã cài sẵn một loạt những ứng dụng giải trí như YouTube, Netflix, Film , FPT Play,… đủ để đáp ứng nhu cầu của người dùng thông thường. Còn nếu là người yêu thích khám phá, kho ứng dụng phong phú của Android TV sẽ khiến bạn hài lòng.
Bên cạnh đó thì một trong những tính năng xuất sắc nhất của Android TV là cho phép bạn sử dụng giọng nói để tìm kiếm và mở các ứng dụng, quan trọng nhất là hỗ trợ tiếng Việt. Trong khi đó trợ lý ảo Google Assisstant sẽ cho phép bạn có thể điều khiển các thiết bị thông minh trong hệ sinh thái Google Home. Đơn giản là xuất sắc.
Và cuối cùng thì có lẽ mình cũng phải chia sẻ một chút và trải nghiệm âm thanh của X9000F. Hai yếu tố này thoạt nghe có vẻ không liên quan những thực tế thì lại liên kết rất chặt chẽ. Xu hướng thiết kế chủ đạo của hầu hết các dòng TV hiện nay đều ưu tiên chất lượng hình ảnh, với viền màn hình mỏng để người xem có thể tập trung thưởng thức nội dung. X9000F cũng không phải là ngoại lệ nhưng sự tinh tế của Sony nằm ở chỗ hãng mở ra thêm hướng nâng cấp trải nghiệm âm thanh với chân đế chữ L. Nếu đơn thuần nhìn vào thì dĩ nhiên là sẽ chẳng có điểm cộng nào dành cho thẩm mỹ đâu, nhưng mục đích thật sự của Sony là cho phép bạn có thể dễ dàng đặt soundbar vào khoảng trống ở giữa. Giá soundbar hiện tại không quá cao, và với vài triệu đồng bạn hoàn toàn có thể đạt được sự cân xứng giữa âm thanh và hình ảnh.
Và đó cũng là mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện trải nghiệm của Bravia X9000F, TV dòng X xuất sắc nhất từ trước đến nay của Sony.
Theo Tinh Te
Thống kê uy tín chỉ ra TV Samsung chiếm 1/3 tổng số TV bán ra trên toàn cầu năm 2018, gấp 3 lần Sony
Vị thế của các thương hiệu TV cao cấp Hàn Quốc đã vượt mặt hầu hết những đối thủ sừng sỏ khác.
Samsung Electronics - đầu tàu công nghệ điện tử lớn nhất xứ sở kim chi mới đây đã thiết lập nên một thành tích cực khủng: chiếm lĩnh gần 1/3 thị trường TV trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2018. Đây là thống kê chính thức từ hãng nghiên cứu IHS Markit, một tổ chức cung cấp thông tin uy tín có trụ sở tại London, Anh.
So với những đối thủ tiềm năng trỗi dậy khác từ Nhật Bản và Trung Quốc bao gồm Sony, TCL và cả chính người đồng hương LG, Samsung đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn và khẳng định vị thế vượt bậc nhờ chiến lược kinh doanh mới, đầy táo bạo trong phân khúc cao cấp. Nhờ đó, Samsung vẫn duy trì và phát huy vị trí dẫn đầu trong suốt 48 quý liên tiếp vừa qua, với những chiến thắng đậm đà trong cuộc cạnh tranh TV màn hình lớn và siêu nét (Ultra HD).
Chiếc TV lớn 146 inch của Samsung.
Theo số liệu từ IHS Markit, tổng lượng TV bán ra trên toàn thế giới nửa đầu năm nay đạt 99.040.000 sản phẩm, tăng 7,9% so với 91.760.000 của cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này có được là nhờ công cuộc marketing thành công của các ông lớn sản xuất TV đi kèm trong những sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế như Olympic mùa đông PyeongChang, World Cup hay ASIAD ở Indonesia vừa qua.
Hiện tại, Samsung Electronics đang giữ tốc độ đi đầu với thành tích chiếm lĩnh 29% thị phần, đứng trên 17,5% của LG và 9,7% của Sony. Dưới đó là những cái tên góp mặt từ Trung Quốc như Hisense (5,7%) và TCL (5,6%).
Nói về Samsung, số liệu chính xác 29,6% thị phần trong quý 2/2018 vừa rồi của họ là mức kỷ lục quý cao nhất kể từ quý 4/2014. Cùng với LG, cả hai hiện đang chiếm giữ 46,5%, gần chạm mức một nửa toàn bộ thị trường thế giới, tăng đột phá so với năm 2016 (41,6%) và năm 2017 (41,1%). Trong khi đó, những đối thủ theo đuôi như Sony, Hisense và TCL như đã đề cập lại đang có xu hướng giảm nhẹ cùng kỳ.
Tổng số sản phẩm bán ra của Samsung thực chất chỉ đạt 19,1% thị trường, nhưng sẽ là 43,8 % nếu tính riêng phân khúc cao cấp (TV với mức giá từ 2500 USD trở lên), hoặc 57,9% cho loại TV màn hình cực lớn (từ 75 inch trở lên) - một điểm số cách biệt đáng kể với Sony hay LG. Tại thị trường Bắc Mỹ, Samsung càng chứng tỏ mình là một tượng đài sừng sững với 54,2% thị phần toàn khu vực.
Theo Tri Thuc Tre
Sony mang TV khủng giá trăm triệu về Việt Nam Master Series A9F và Z9F là bộ đôi TV cao cấp nhất của Sony vừa chính thức được giới thiệu tại Việt Nam. Mức giá của sản phẩm này từ 106 triệu đồng. Sony trình làng thế hệ TV mới tại Việt Nam Tại sự kiện Sony Show 2018 đang diễn ra ở Nhà Văn hóa Thanh Niên, TPHCM, Sony đã chính thức...