Trái đất ấm lên gây nguy cơ bệnh tật cho 76,8% rạn san hô vào năm 2100
Các nhà nghiên cứu từ Đại học New South Wales của Australia dự báo tình trạng Trái đất ấm lên có thể gây bệnh cho 76,8% rạn san hô trên thế giới vào năm 2100.
Rạn san hộ Great Barrier tại khu vực ngoài khơi Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Ecology Letters ngày 7/6, các nhà nghiên cứu đã công bố bộ dữ liệu tập hợp 108 nghiên cứu về bệnh san hô toàn cầu để phục vụ các phân tích tổng hợp tiếp theo. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng lây lan bệnh dịch ở san hô có liên quan đến nhiệt độ trung bình mặt biển mùa Hè đang tăng lên (SST) và những bất thường về nhiệt độ mặt biển hàng tuần (WSSTA).
Theo nghiên cứu, mức độ lây lan bệnh ở san hô toàn cầu tăng gấp 3 lần từ năm 1992 đến 2018, lên 9,92%. Mô hình này ước tính tỷ lệ lây lan bệnh có thể lên đến 76,8% vào năm 2100 nếu nhiệt độ tiếp tục tăng.
Rạn san hô ở Biển Đỏ, Ai Cập. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Nhà khoa học Samantha Burke, tác giả chính của nghiên cứu cho biết các phát hiện này làm nổi bật các tác động tàn phá của nhiệt độ gia tăng đối với các rạn san hô và đặt ra yêu cầu mạnh mẽ phải có hành động nhanh chóng để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Bà Burke nêu rõ :”Bệnh san hô là nguyên nhân quan trọng làm san hô chết và sụt giảm. Mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy căn bệnh này sẽ tiếp tục tồi tệ thêm”.
Theo bà Burke, khi đại dương ấm lên, phản ứng miễn dịch của san hô suy yếu do bị căng thẳng. Nhiệt độ gia tăng cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tác nhân gây bệnh.
Nhiệt độ đại dương cao kỷ lục, giới khoa học ráo riết đi tìm câu trả lời
Nhiệt độ bề mặt đại dương đang ở mức cao kỷ lục. Xu hướng nhiệt bắt đầu tăng vào giữa tháng 3 và tăng vọt trong tháng 4 đã khiến các nhà khoa học phải nhanh chóng đi tìm lý do đằng sau hiện tượng này.
Đại dương ấm lên có thể tẩy trắng san hô. Ảnh: CNN
Theo đài truyền hình CNN, mặc dù nhiệt độ hiện tại đã giảm so với mức cao nhất vào tháng 4 song vẫn đang cao hơn mức chưa từng được ghi nhận vào thời điểm này trong năm.
"Thật đáng chú ý. Mặc dù đây vẫn là dữ liệu sơ bộ, nhưng nếu nó phản ánh đúng thực tế, đó sẽ là một cột mốc quan trọng", Gregory C. Johnson, nhà hải dương học tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (Mỹ), cho hay.
Vị chuyên gia cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân nhiệt độ tăng nhanh chóng. Một số nhà khoa học lo ngại quy mô của những kỷ lục mới này có thể đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng đáng báo động, trong khi một số người khác lại cho rằng nhiệt độ phá kỷ lục luôn đáng lo ngại song thế giới cũng đã dự đoán trước được phần nào cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra.
Tuy nhiên, tất cả các bên đều đồng ý rằng hậu quả mà xu hướng này gây ra sẽ rất nghiêm trọng. Hiện tượng các đại dương ấm lên có thể tẩy trắng san hô (hiện tượng polyp san hô đẩy các tảo sống trong mô của chúng ra khỏi cơ thể), giết chết sinh vật biển, làm tăng mực nước biển dâng và làm cho đại dương kém hiệu quả hơn trong việc hấp thụ các khí làm hành tinh nóng lên.
Một nguyên nhân chính khiến đại dương ấm lên được cho là do hiện tượng El Nino, một biến động khí hậu tự nhiên liên quan đến tình trạng ấm lên ở vùng nhiệt đới trung tâm và phía Đông Thái Bình Dương, có tác động làm nóng toàn cầu.
Các nhà khoa học cho biết kể từ khi hiện tượng La Nia kết thúc vào tháng 3 vừa qua sau 3 năm, nhiệt độ đại dương đang tăng trở lại rất nhiều ngay cả trước thời điểm El Nino xuất hiện. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 3/5 cho biết khoảng 80% khả năng hiện tượng El Nio sẽ hình thành từ tháng 7 đến tháng 9.
Năm 2022 là năm thứ 4 liên tiếp ghi nhận mức độ nóng kỷ lục ở các đại dương. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 cho thấy sức nóng trong hệ thống khí hậu đang gia tăng, báo hiệu tin xấu cho các đại dương. Nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ thay đổi lượng nhiệt mà Trái Đất tích lũy đã tăng hơn gấp đôi trong hai thập kỷ qua và phần lớn lượng nhiệt đó đang đi vào đại dương.
Karina von Schuckmann, nhà hải dương học tại Mercator Ocean International ở Pháp đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Cần phải hiểu điều này thực sự cấp bách bởi vì nếu nó là một xu hướng kéo dài thì điều này thực sự rất đáng lo ngại".
Các nhà khoa học cảnh báo các kỷ lục sẽ tiếp tục bị xô đổ khi khủng hoảng khí hậu gia tăng. "Tôi hy vọng đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người trên toàn cầu. Hiện tượng nóng lên mà chúng ta đang chứng kiến sẽ không dừng lại cho đến khi chúng ta đưa lượng khí thải của mình trở lại mức 0", Matthew England, Giáo sư về động lực học đại dương và khí hậu tại Đại học New South Wales (Australia), kết luận.
Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo CNN)
Những nơi dễ bị tổn thương nhất trước đợt sóng nhiệt kỷ lục Những đợt nắng nóng kỷ lục nguy hiểm gia tăng khi Trái Đất ấm lên. Hiện tượng thời tiết cực đoan này sẽ gây ra một sự tàn phá khủng khiếp đối với các quốc gia và khu vực ít được chuẩn bị nhất. Vùng đất khô cằn ở quận Bala Murghab, tỉnh Badghis, Afghanistan vào tháng 10/2021. Ảnh: Getty Images Theo một...