Trái cây là nguyên nhân gây đau bụng cho những người nào?
Trái cây thường được khuyến khích trong chế độ ăn lành mạnh vì giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Tuy nhiên, một số người hay bị đau bụng sau khi ăn trái cây có thể do chứng bất dung nạp thực phẩm. Dưới đây là một số nhóm người nên hạn chế tiêu thụ trái cây.
Những người kém dung nạp frutose, dị ứng thực phẩm nên hạn chế sử dụng trái cây trong chế độ ăn hàng ngày.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit trong dạ dày liên tục trào ngược lên thực quản. Triệu chứng gồm ợ nóng, nôn trớ, cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng, ho, đau ngực, khó nuốt, đau họng, đau dạ dày. Người bị trào ngược dạ dày thực quản ăn một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Một số trái cây nhiều axit mà người mắc bệnh này nên hạn chế như cà chua, chanh, cam, bưởi…
Người kém dung nạp fructose
Fructose là một trong những loại đường tự nhiên có trong trái cây, nước ép trái cây, một số loại rau và mật ong. Hầu hết trái cây sấy khô và đóng hộp đều chứa hàm lượng fructose cao.
Kém hấp thu fructose là tình trạng các tế bào của ruột non không thể hấp thụ đường đúng cách. Tình trạng này có thể di truyền do thiếu một loại enzyme phân hủy đường. Triệu chứng thường gồm sinh nhiều khí, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày…
Kém dung nạp fructose có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương gan và thận do tích tụ fructose không thể tiêu hóa. Người bệnh có triệu chứng buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng dai dẳng, đường huyết thấp. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến co giật hoặc hôn mê. Người thường xuyên bị đau bụng sau khi ăn trái cây nên đi khám để kiểm tra có bị không dung nạp fructose hay kém hấp thu không.
Người không dung nạp thực phẩm
Những người không dung nạp hoặc nhạy cảm với những thành phần khó tiêu hóa ở trong thực phẩm, bao gồm cả trái cây. Triệu chứng gồm tiêu chảy, đầy hơi do sinh quá nhiều khí, đau đầu, buồn nôn, đau bụng… Xét nghiệm máu góp phần giúp người bệnh kiểm tra có gặp tình trạng không dung nạp trái cây hay không.
Video đang HOT
Người bị dị ứng thực phẩm
Dị ứng trái cây không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Người bệnh thường cảm thấy buồn nôn sau khi ăn trái cây, miệng ngứa hoặc tê, nổi mề đay, sưng lưỡi, cổ họng, đau họng, tiêu chảy… Không dung nạp thực phẩm khác dị ứng thực phẩm. Không dung nạp có xu hướng gây ra các vấn đề về tiêu hóa, trong khi phản ứng dị ứng thường dẫn đến các vấn đề liên quan đến hô hấp hoặc da hơn.
Người thường xuyên ăn quá nhiều chất xơ
Chất xơ là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống cân bằng, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Ăn nhiều chất xơ giúp giảm táo bón, duy trì cân nặng phù hợp nhờ tạo cảm giác no. Trái cây như mâm xôi, táo, lê, chuối, cam, dâu tây, xoài… cung cấp chất xơ dồi dào. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất xơ một lúc có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng và chuột rút.
Ăn từ từ, tăng dần lượng chất xơ hấp thụ trong vài tuần cho hệ tiêu hóa thích nghi, giúp giảm đau dạ dày. Người trưởng thành, nữ giới nên ăn 22-28 g chất xơ, nam giới có thể nhiều hơn khoảng 28-34 g mỗi ngày.
Lời khuyên từ chuyên gia
Trong một số trường hợp nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa mà vẫn muốn tiêu thụ trái cây thì nên thay đổi cách ăn trái cây để có được dinh dưỡng chuẩn:
Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn nhạy cảm, đường fructose phổ biến có trong các loại trái cây có thể bị khó tiêu hóa. Và nếu nó được ăn cùng hay gần bữa ăn, loại đường này sẽ hút nước vào trong ruột, gây ra chướng bụng. Trong trường hợp này nên ăn trái cây vào các bữa phụ (sáng hay chiều) giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trước bữa ăn.
Nếu hệ thống tiêu hóa yếu hoặc có bệnh, các chất xơ có trong trái cây cũng có thể gây ra cảm giác đầy hơi. Một lần nữa, bạn nên ăn các loại trái cây cách xa bữa ăn.
10 loại trái cây ít đường tốt cho sức khỏe nhất nên ăn
Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn trái cây sẽ giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe như bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Dưới đây là 10 loại trái cây ít đường tốt cho sức khỏe nhất theo nghiên cứu mà bạn có thể ăn chúng hàng ngày.
Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn trái cây sẽ giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe như bệnh tim và tiểu đường loại 2. Ảnh: Shutterstock.
Quả bưởi
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Advances in Nutrition, bưởi là nguồn cung cấp naringin dồi dào, một loại polyphenol có liên quan đến việc giảm huyết áp và kháng insulin (nguyên nhân cơ bản của bệnh tiểu đường loại 2).
Ngoài ra, bưởi chứa lượng vitamin A và nó rất cần thiết cho sức khỏe. Nó hỗ trợ thị lực khỏe mạnh và chức năng miễn dịch, giúp hình thành collagen và tăng cường sức mạnh của xương.
Quả mâm xôi đen
Quả mâm xôi đen rất giàu anthocyanin. Nghiên cứu cho thấy anthocyanin trong loại trái cây ảnh hưởng tích cực đến các con đường liên quan đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu.
Một thử nghiệm năm 2018 cho thấy quá trình oxy hóa chất béo tăng lên và kiểm soát glucose được cải thiện ở những người đàn ông thừa cân hoặc béo phì được áp dụng chế độ ăn nhiều chất béo với 600 gram (4 cốc) quả mâm xôi mỗi ngày. Những người đàn ông được cho ăn quả mâm xôi có độ nhạy insulin cao hơn, một yếu tố thiết yếu để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
Dâu tây
Bên cạnh lượng đường thấp, chất dinh dưỡng trong dâu tây còn có tác dụng cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch. Polyphenol, chất xơ, vitamin và khoáng chất góp phần mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch của dâu tây.
Nghiên cứu được trình bày trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy dâu tây làm giảm mức protein phản ứng c (một dấu hiệu viêm) và giảm lipoprotein mật độ thấp cũng như cholesterol toàn phần ở những người bị tăng cholesterol.
Quả kiwi
Bên cạnh hàm lượng đường thấp, loại trái cây kiwi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác. Nghiên cứu cho thấy kiwi giúp kiểm soát táo bón vì hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Trái ổi
Ổi là trái cây chứa một lượng vitamin C đáng kể - gấp hơn 4 lần so với cam. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh thường làm giảm bớt cảm lạnh thông thường.
Quả mâm xôi
Quả mâm xôi là trái cây giàu chất xơ và polyphenol, những thành phần thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ đường của cơ thể và phát triển các bệnh mãn tính.
Nghiên cứu chỉ ra rằng ăn quả mâm xôi trong bữa ăn giúp giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Quả mơ
Quả mơ là trái cây có khoảng 86% là nước, khiến chúng trở nên bổ dưỡng và dưỡng ẩm. Duy trì độ ẩm là điều cần thiết cho sức khỏe. Mất nước có liên quan đến các tình trạng sức khỏe như rối loạn tiêu hóa.
Cà chua
Cà chua chứa chất lycopene. Lycopene từ cà chua hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Đặc biệt, lycopene làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Chanh
Trong chanh là trái cây có rất nhiều flavonoid, hợp chất tự nhiên có tác dụng tốt cho sức khỏe. Flavonoid ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của quá trình trao đổi chất, cụ thể là cách cơ thể điều chỉnh glucose và chất béo. Hơn nữa, flavonoid bảo vệ chống lại tổn thương tế bào liên quan đến các bệnh mãn tính.
Quả bơ
Một đánh giá năm 2018 trên tạp chí Chất dinh dưỡng đã nhấn mạnh lợi ích kiểm soát cân nặng của quả bơ, đồng thời chia sẻ rằng ăn một quả bơ mỗi ngày giúp giảm trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Một lợi ích khác của loại trái cây này là chứa chất béo bão hòa giúp làm giảm chất béo trung tính, lipoprotein mật độ thấp và cholesterol toàn phần, theo một phân tích tổng hợp.
Vì sao nên ăn cả vỏ nhiều loại trái cây và rau quả? Trái cây và rau quả rất giàu vitamin nhưng có thể bạn chưa biết chúng cũng chứa một chất dinh dưỡng đặc biệt vô cùng có lợi cho sức khỏe là flavonoid. Flavonoid thường tập trung ở vỏ và phần bên ngoài của trái cây và rau quả. Vậy tác dụng của flavonoid là gì? 1. Flavonoid là gì? Flavonoid là chất chống...