Trắc nghiệm chọn ngành nghề: Điểm nhấn của Ngày hội Tư vấn tuyển sinh
Điểm nhấn của Ngày hội Tư vấn tuyển sinh năm 2013 (diễn ra ngày 11/3 tại Đại học Bách khoa Hà Nội) là phần trắc nghiệm kiến thức và trắc nghiệm chọn ngành nghề theo khả năng và sở thích của bản thân.
Các sĩ tử có thể thử sức, khám phá và chọn lựa những ngành nghề phù hợp với sở thích qua hệ thống 40 máy tính kết nối internet được Ban tổ chức bố trí.
Gian hàng của FPT-Aptech và Chương trình Cử nhân Top-up thu hút sự quan tâm của các học sinh, sinh viên yêu thích ngành CNTT.
Năm nay, chương trình có sự góp mặt của 120 gian tư vấn của hơn 80 trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Bên cạnh các trường Đại học, Cao đẳng chính quy vốn đã quen thuộc với các bạn thí sinh như Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia, Đại học Văn hóa…, Ngày hội Tư vấn tuyển sinh còn có sự “góp mặt” của nhiều cơ sở, trung tâm, chương trình đào tạo quốc tế. Đặc biệt, những gian hàng thuộc khối ngành đào tạo CNTT chiếm khá đông và thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh, học sinh. Đơn cử như hai gian hàng của Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech, Chương trình Cử nhân Top-up (Trường Đại học FPT)…
Đoàn diễu hành của FPT-Aptech và Chương trình Cử nhân Top-up luôn thu hút sự chú ý của tất cả mọi người bởi gam màu cam nổi bật.
Với môi trường học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế, thời gian học ngắn chỉ trong khoảng từ 2 – 3 năm, bằng cấp được công nhận rộng rãi trên thế giới, chương trình học của Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech, Chương trình Cử nhân Top-up đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các thí sinh.
Video đang HOT
Em Nguyễn Anh Đức, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều chia sẻ: “Dự định của em là sẽ thi ngành Công nghệ thông tin để có thể thực hiện ước mơ trở thành lập trình viên chuyên nghiệp. Qua chương trình này, em mới biết thêm mình có rất nhiều lựa chọn để theo đuổi ước mơ ấy. Ngoài lựa chọn là các trường đào tạo công lập về CNTT, em đang phân vân giữa FPT-Aptech và Chương trình Cử nhân Top-up. Em sẽ suy nghĩ thật kỹ rồi mới đưa ra quyết định của mình”.
Nhằm tạo điều kiện để các học sinh ở xa có thể tham gia Ngày hội, Ban tổ chức đã sắp xếp các chuyến xe đưa đón hơn 6000 thí sinh. Nhiều sĩ tử ở ngoại thành cũng tự túc xe cộ để tới tham dự ngày hội.
Em Nguyễn Thị Hoa, học sinh Trường THPT Quang Trung cho biết: “Qua sự giới thiệu của các thầy cô giáo, chúng em biết được thông tin và tham gia chương trình này. Sáng nay, tụi em quyết định bắt xe buýt lên đây để tìm hiểu. Em thấy các gian hàng đều được trang trí rất đẹp, mỗi gian lại có những màu sắc thu hút khác nhau. Em ấn tượng nhất với gian hàng của FPT-Aptech và Chương trình Cử nhân Top-up”.
Nhiều bạn trẻ viết phiếu đăng ký với hy vọng sẽ nhận được quà trong trò chơi bốc thăm trúng thưởng của FPT-Aptech và Chương trình Cử nhân Top-up.
Ngoài hoạt động chính là cung cấp thông tin tuyển sinh, tại Ngày hội còn có rất nhiều hoạt động đặc sắc khác như chương trình tặng chữ của Đại học Văn hóa, chương trình bốc thăm may mắn và hoạt động diễu hành gây chú ý của sinh viên Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech, Chương trình Cử nhân Top-up…
Theo dân trí
Đào tạo nguồn lực: Cần một cuộc đại phẫu
Bẵng đi một thời gian, gần đây câu chuyện "thừa thầy, thiếu thợ" lại rộ lên. Người ta nhận thấy rằng đây là "khối u ác tính" khó trị, đang làm hại đất nước và cần cấp cứu, hội chẩn ngay để tìm bằng được cách chữa trị.
Hướng nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực theo nguyện vọng người học là một hướng đi thoát ly nhu cầu xã hội, đại lãng phí là tất yếu.
Có thể nói nhiều năm qua ta đã thả nổi đào tạo nguồn nhân lực: các trường đào tạo theo khả năng mình có, tuy có chút điều chỉnh theo thị trường nhưng nhìn chung là xa, cách rất xa nhu cầu thật của nền kinh tế -xã hội nên tất yếu luôn đào tạo thừa và thiếu theo nhu cầu. Người học (bản thân và gia đình) cũng có tâm lý, nguyện vọng cá nhân, làm sao biết được thông tin học xong làm gì, làm ở đâu. Do không biết được như vậy nên tất yếu có xu hướng chen chân vào cao đẳng, đại học rồi xem xét sau, nghĩa là khi học cũng không có hướng sẽ làm gì, làm ở đâu thì làm sao mà yên tâm, nỗ lực học tập rèn nghề được. Từ tâm lý này lại tạo điều kiện cho phát triển lệch hướng theo: Cho thi cao đẳng, đại học nhiều nguyện vọng, biến nhiều trường nghề, trung học chuyên nghiệp thành cao đẳng nghề, nhiều trường cao đẳng thành đại học, làm suy yếu cả hệ thống đẫn đến thừa thầy, thiếu thợ là tất yếu như đang diễn ra.
Công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông cũng biến tướng trở thành hình thức, gọi là có học nghề để lấy điểm chống trượt, nghĩa là điểm đó được cộng vào điểm thi tốt nghiệp THPT nên nhiều người nói là hướng nghiệp theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" ít bổ ích, lãng phí vì đại bộ phận vẫn lo học thêm để thi vào cao đẳng, đại học nào cho "dễ ăn" mà thôi.
Đào tạo xong không có việc làm, lại phải "ra hội chợ việc làm" để tìm việc như là "bán hàng ế" rồi lại bị đơn vị tuyển dụng đứng ngoài đào tạo chê chất lượng kém, tạm tuyển để đào tạo lại!?
Cần một cuộc "đại phẫu thuật"
Nghị quyết trung ương về GD-ĐT có nhấn mạnh phải "đổi mới căn bản và toàn diện về đào tạo", có thể hiểu phải đổi mới căn bản và toàn diện về hướng nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực thực cần cho xã hội, phải "đại phẫu thuật" "khối u ác tính đặc biệt này". Xin có vài suy nghĩ đề nghị:
Trước hết phải đại phẫu thuật về "tư duy đào tạo nguồn nhân lực thực cần cho đất nước". Buộc phải tìm mọi cách nắm được tương đối thông tin nhu cầu nhân lực cho các vùng, các ngành nghề mà xã hội cần, sẽ cần mới có cơ sở mà làm công tác hướng nghiệp, chuyển hướng học gì, ngành nghề gì, làm gì, làm ở đâu. Từ đó lại phải nghĩ đến có loại học xong THCS phải chuyển ngay sang học nghề cụ thể để sau này sẽ hành nghề đó, có loại chủ yếu học nghề, tinh giản học văn hóa để phục vụ học nghề cho tinh, thiết thực như kiểu trung học chuyên nghiệp trước đây chỉ học 2 - 3 năm có tay nghề, có kiến thức đủ tiếp thu nghề và cũng đủ để học lên đại học cùng ngành nghề khi cần. Như vậy lại phải nghĩ đến việc đưa dạy nghề vào hệ thống GD-ĐT thành thể thống nhất, hỗ trợ nhau thiết thực, không tách rời thuộc 2 bộ, 2 sở khác nhau như hiện nay.
Muốn biết rõ nhu cầu thật về nguồn nhân lực thì buộc phải tìm mọi cách để chính các đơn vị có nhu cầu nguồn nhân lực phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu của chính mình, rồi chủ động có kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực thực cần cho chính mình, không thể đứng ngoài cuộc như hiện nay rồi ra "hội chợ việc làm" để tuyển chọn kiểu ăn sẵn thường không đáp ứng về trình độ, tay nghề.
Thế hệ trẻ - tương lai của đất nước - Ảnh: T.L
Chính ngành GD-ĐT - ngành dễ tính toán nhu cầu các loại giáo viên nhất nhưng cũng đào tạo theo chỉ tiêu áng chừng nên đa số học xong SV sư phạm khó tìm việc, luôn vừa thừa, vừa thiếu.
Tóm lại chừng nào còn thả nổi đào tạo theo nguyện vọng cá nhân, theo khả năng của nhà trường mà các nơi có nhu cầu nguồn nhân lực lại đứng ngoài cuộc chưa coi đào tạo là quốc sách của chính mình thì chừng đó còn đại lãng phí trong đào tạo cho mọi gia đình, cho mọi người, chất lượng đào tạo càng xa yêu cầu của sản xuất, xã hội thực cần. Ai chịu trách nhiệm để sự nghiệp giáo dục và đào tạo trượt dài, đại lãng phí nhiều năm nay như thế này? Hãy giải phẫu, cắt cái khối u này trước thì mới có điều kiện đổi mới căn bản và toàn diện về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.
Kiến nghị
Phương thức đào tạo nguồn nhân lực buộc phải tuân thủ quy trình cơ bản sau:
- Phải từ thực tế cuộc sống, từ nhu cầu thật mà xác định nhu cầu, số lượng thời gian đào tạo theo từng ngành nghề rất cụ thể. Nhà nước trung ương, các địa phương phải làm bằng được việc này. Đây là trách nhiệm trước dân, trước kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thời trước ta đã làm tương đối tốt việc này. Bây giờ có khó hơn nhưng buộc phải làm, phải tìm mọi cách để làm bằng được.
- Các nơi có nhu cầu tuyển dụng, sẽ tuyển dụng buộc phải xây dựng kế hoạch đào tạo này, coi giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu của chính mình, coi đây là điều kiện rất cần thiết cho chất lượng sản xuất, kinh doanh của mình. Các đơn vị này có thể tuyển sinh gửi đào tạo mà nhà trường phải tìm cách đáp ứng; trong quá trình đào tạo lại đón học sinh học nghề đến đơn vị của mình thực hành, thực tập, kể cả thi thực hành tốt nghiệp, trên cơ sở này mà xét tuyển chọn, nghĩa là người học sẽ ham học, phấn đấu học tốt để được ưu tiên tuyển dụng vừa không lãng phí trong đào tạo, lại có chất lượng sát thực tế. Khó đấy nhưng bắt buộc phải làm như vậy mới đào tạo không thừa, không thiếu lại có chất lượng cao hơn nhiều.
- Nhà nước cần có cơ chế để buộc các nơi có nhu cầu phải thực sự tham gia vào tuyển sinh, tham gia vào đào tạo từ đầu đến khi thi tốt nghiệp. Việc này khó đấy nhưng thế giới, nhiều nước đã làm được việc này, hãy tìm hiểu mà vận dụng cho phù hợp với các bước đi với đa dạng các thành phần kinh tế. Không được thả nổi việc này như đã từng diễn ra.
Đúng như nghị quyết trung ương về GD-ĐT: Hãy đổi mới căn bản và toàn diện vấn đề đào tạo nguồn nhân lực như đề nghị trên để không thừa thầy, thiếu thợ, đại lãng phí, chất lượng lại kém như đang diễn ra.
NGƯT Nguyễn Đức Thuần
Theo Đại đoàn kết
ĐH Y tế Công cộng định hướng thêm 1 chuyên ngành mới Năm 2013, ĐH Y tế Công cộng sẽ định hướng thêm chuyên ngành Quản lý Thông tin y tế. Như vậy, trường sẽ có 5 định hướng chuyên ngành gồm: Dịch tễ học; Nâng cao sức khỏe; Dinh dưỡng -ATTP; Sức khỏe môi trường và Nghề nghiệp và Quản lý thông tin y tế. Những sinh viên sau khi tốt nghiệp các chuyên...