Trà nhiều tác dụng nhưng có nên uống thay nước lọc?
Trà tốt cho sức khỏe hơn nước lọc do chứa catechin chống lại bệnh tim mạch, tiểu đường nhưng uống quá nhiều có thể gây phản ứng phụ.
Cơ thể con người có khoảng 60% là nước. Nước thực hiện một số chức năng thiết yếu, bao gồm điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể và vận chuyển oxy.
Mỗi ngày bạn mất nước qua mồ hôi, hơi thở, nước tiểu và nhu động ruột. Đó là lý do việc uống nước suốt cả ngày lại quan trọng. Ngoài nước lọc, bạn có thể hấp thụ nước từ nhiều loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như các loại rau quả, cà phê, trà.
Trà là thức uống phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới. Ảnh minh họa: AIB
Có ba loại trà chính gồm trà đen, xanh và ô long được phân loại dựa trên thời gian oxy hóa và sấy khô. Trà bị oxy hóa bằng cách nghiền hoặc vò lá trà. Khi đó, các tế bào trong lá trà sẽ tiếp xúc với oxy xung quanh. Phản ứng hóa học này tạo ra mùi vị và màu sắc quen thuộc của loại trà bạn uống.
Tác dụng của trà
Một nghiên cứu gần đây của Đại học King’s ở London (Anh) khẳng định trà tốt cho sức khỏe hơn so với nước. Không giống như nước, trà chứa một số hợp chất tự nhiên, chẳng hạn như polyphenol, có nhiều đặc tính hữu ích.
Các quá trình phản ứng hóa học trong cơ thể tạo ra sản phẩm phụ được gọi là gốc tự do. Quá nhiều gốc tự do có thể gây ra stress oxy hóa dẫn tới bệnh Alzheimer, viêm khớp, ung thư, thoái hóa điểm vàng và loét. Polyphenol có trong trà hoạt động như chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do.
Trong trà có một loại polyphenol là catechin chống lại bệnh tim và tiểu đường bằng cách giảm tích tụ mảng bám trong động mạch và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose, truyền tín hiệu insulin.
Nồng độ polyphenol trong trà được xác định bởi quá trình lên men. Một số nghiên cứu ghi nhận quá trình lên men lâu hơn sẽ làm giảm nồng độ chất chống oxy hóa. Theo đó, trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất, trong khi trà đen chứa ít chất chống oxy hóa nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt đó không đáng kể.
Trà có nhiều ưu điểm nhưng bạn không nên dùng thay nước. Ảnh minh họa: AIB
Nhược điểm của trà
Dù có nhiều lợi ích nhưng uống quá nhiều trà vẫn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Quá liều caffeine
Theo Mayo Clinic, người lớn khỏe mạnh không nên hấp thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương 4 tách cà phê hoặc 9 tách trà. Tuy nhiên, một số người nhạy cảm với caffeine hơn so với những người khác. Các phản ứng tiêu cực bao gồm đau dạ dày, run rẩy, chóng mặt và bồn chồn.
Video đang HOT
Ngăn cản hấp thụ sắt
Những người bị thiếu máu nên đặc biệt thận trọng khi uống trà. Mặc dù polyphenol mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nhưng một số bằng chứng chứng minh hợp chất này có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy nhiên, những tác dụng này chỉ ghi nhận trong trường hợp dùng một lượng lớn trà.
So sánh
Nước và trà đều là những lựa chọn tốt cho sức khỏe. Nếu bạn muốn có đủ nước cho cơ thể nhưng thích đa dạng đồ uống, hãy thêm các loại trà không đường, không kem. Trà thường có lợi cho sức khỏe trừ khi bạn thiếu máu hoặc khả năng dung nạp caffeine thấp.
Loại hạt rẻ bèo ở Việt Nam là 'tiên dược' chống lão hóa và bệnh tật
Hạt mè đen không chỉ là một thành phần bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ món ăn nào mà chúng còn có vô số lợi ích khác.
Nghiên cứu cho thấy chất béo không bão hòa có trong hạt mè đen có thể có lợi cho sức khỏe. (Ảnh: ITN)
Thực tế, danh sách các lợi ích của hạt mè đen rất dài, bao gồm các lợi ích về dinh dưỡng, sức khỏe và thẩm mỹ.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 2 thìa hạt vừng đen chứa 100 calo và các chất dinh dưỡng sau:
- Chất đạm: 3 gram
- Chất béo: 9 gram
- Carb: 4 gram
- Chất xơ: 2 gram
- Canxi: 18% giá trị hàng ngày (DV)
- Magiê: 16% DV
- Phốt pho: 11% DV
- Đồng: 83% DV
- Mangan: 22% DV
- Sắt: 15% DV
- Kẽm: 9% DV
- Chất béo bão hòa: 1 gam
- Chất béo không bão hòa đơn: 3 gam
- Chất béo không bão hòa đa: 4 gam
Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích siêu việt của hạt mè đen đã được kiểm chứng bởi giới chuyên môn.
Cung cấp chất béo lành mạnh
Một số nghiên cứu cho thấy chất béo không bão hòa có trong hạt mè đen có thể có lợi cho sức khỏe. Vì dầu chiếm hơn một nửa hạt mè nên chúng cũng là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa tuyệt vời có liên quan đến việc giảm mức cholesterol.
Chứa các chất dinh dưỡng quan trọng
Ngoài các chất dinh dưỡng như magie, đồng và kẽm được tìm thấy rất nhiều trong hạt mè đen. Giới chuyên môn còn phát hiện loại thực phẩm này chứa một lượng lớn chất xơ giúp bạn không cảm thấy đói trở lại quá sớm sau khi ăn.
Cung cấp chất chống oxy hóa có giá trị
Chất chống oxy hóa là thành phần rất quan trọng nhằm bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương tế bào. Hạt mè đen là một ví dụ tuyệt vời về thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
Mặc dù hầu hết các dạng hạt mè đều có nhiều chất chống oxy hóa, nhưng hạt mè đen nói riêng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn.
Thúc đẩy chức năng tuyến giáp thích hợp
Mè đen là nguồn cung cấp selen tốt trong chế độ ăn uống, một khoáng chất vi lượng hỗ trợ chức năng tuyến giáp thích hợp và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hormone tuyến giáp.
Hormon tuyến giáp kích thích hoạt động trao đổi chất và sự thiếu hụt chúng có thể dẫn đến tăng cân. Nghiên cứu này cho thấy những người tham gia bị viêm tuyến giáp tự miễn nhẹ dùng chất bổ sung selen đã cải thiện các triệu chứng.
Chống viêm
Hạt và dầu mè đen đã được nghiên cứu về đặc tính chống viêm và mang lại kết quả đầy hứa hẹn.
Hạt mè đen không chỉ có lợi trong việc chống viêm, mà còn giúp giảm sưng tấy và tăng huyết áp do chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, chẳng hạn như sesamin và vitamin E.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hạt mè đen là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Vì vậy, thực phẩm này là một phương thuốc tuyệt vời trị táo bón. Axit béo không bão hòa có trong hạt mè giúp làm dịu ruột, khiến việc đi tiêu bớt đau đớn hơn.
Có tác dụng hạ huyết áp
Hạt mè đen có chứa magiê, một loại khoáng chất đã được chứng minh là giúp giảm huyết áp. Hàm lượng chất xơ cao nêu trên cũng có lợi cho việc giảm huyết áp, vì chất xơ giúp giữ cho động mạch của chúng ta thông thoáng.
Mặc dù cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu thuyết phục hơn, nhưng một nghiên cứu đầy hứa hẹn đã tìm thấy lợi ích của hạt mè đen trong việc hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Lợi ích của hạt mè đen trong việc chăm sóc nhan sắc
Hạt mè đen là một ví dụ tuyệt vời về thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. (Ảnh: ITN)
Hạt mè đen có thể tăng cường khả năng giữ ẩm, đây là một trong những lợi ích vượt trội cho làn da của chúng ta vào mùa hanh khô.
Tất nhiên, giới chuyên môn cần nghiên cứu thêm về những lợi ích cụ thể của hạt mè đen nhưng rõ ràng chúng là nguồn cung cấp axit béo tuyệt vời, giúp giữ ẩm và độ mịn màng cho làn da. Hàm lượng vitamin E chống oxy hóa cũng hỗ trợ bảo vệ da khỏi các tia nắng có hại.
Hạt mè đen là một nguồn protein tốt giúp tạo collagen cho da. Nếu bạn đang muốn khoe làn da đẹp tự nhiên thì hãy thử bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình.
Tiêu thụ hạt mè đen có liên quan đến sức khỏe răng miệng tốt hơn và giảm mảng bám răng. Nguyên nhân là do hạt mèđen có hàm lượng canxi cao, có tác dụng tẩy tế bào chết cho răng.
Lignans cũng được tìm thấy trong hạt mè đen, có đặc tính chống viêm, làm giảm viêm nướu.
Do đặc tính kháng khuẩn của dầu mè, không có vi trùng nào có thể tồn tại trong miệng, khiến nó trở thành một nguồn tuyệt vời để cải thiện vệ sinh răng miệng. Bạn có thể thực hành thói quen súc miệng bằng dầu mè để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Tác dụng hỗ trợ trị bệnh của quả thanh long Hiện nay đang là thời điểm chính vụ của thanh long. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những lợi ích sức khỏe mà loại trái cây này mang lại. 1. Những lợi ích sức khỏe từ quả thanh long 1.1 Giúp ổn định lượng đường trong máu Thanh long đã được chứng minh là cải thiện quá trình chuyển hóa glucose,...