Trả hồ sơ vụ Lý Nguyễn Chung để làm rõ 2 nội dung
Liên quan đến việc xét xử tội phạm trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn gây rúng động dư luận, TAND tỉnh Bắc Giang vừa thông báo đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thêm 2 nội dung đối với bị can Lý Nguyễn Chung trong vụ án “giết người”
Luật sư Hoàng Minh Hiển, Văn phòng Luật sư Bắc Hà, Đoàn luật sư Hà Nội – người bào chữa và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Lý Nguyễn Chung cho biết, TAND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án sát hại chị Nguyễn Thị Hoan (ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang).
Theo luật sư Hiển, lý do TAND tỉnh Bắc Giang ra quyết định trả hồ sơ là để điều tra bổ sung, làm rõ 2 nội dung về 2 bản án đã tuyên đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (người bị ngồi tù oan hơn 10 năm do bị kết tội đã giết hại chị Nguyễn Thị Hoan) cấp dưỡng cho cháu Nguyễn Văn Đức và việc phát hiện chị Hoan còn có người con khác là Nguyễn Xuân Tiến.
Để làm rõ 2 nội dung đã nêu, TAND tỉnh Bắc Giang đã trả hồ sơ để tiến hành tố tụng theo thủ tục chung đối với đại diện hợp pháp của bị hại là anh Tiến trong vụ án “giết người và cướp tài sản” đối với Lý Nguyễn Chung.
Bị cáo Lý Nguyễn Chung trong lần đầu tiên ra trước toà sơ thẩm tại Bắc Giang ngày 29/9.
Như Dân trí đã thông tin trước đó, vào ngày 29/9 vừa qua, TAND tỉnh Bắc Giang đã đưa Lý Nguyễn Chung ra trước vành móng ngựa để xét xử sơ thẩm với 2 tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Có mặt tham dự phiên toà, gia đình bị hại đã nộp đơn đề nghị bồi thường lên HĐXX. Trong đơn, anh Tiến đề nghị cơ quan tố tụng xem xét nghĩa vụ được bồi thường về vật chất và tinh thần theo quyết định của pháp luật bởi thời điểm chị Hoan bị sát hại, anh Tiến mới hơn 13 tuổi.
Sau khi hội ý, HĐXX xét thấy đại diện hợp pháp của người bị hại nộp đơn vì có lý do không thể tham gia phiên toà được nên ra quyết định hoãn phiên toà.
Theo cáo trạng truy tố, bị cáo Lý Nguyễn Chung (SN 1986) là con của ông Lý Văn Phúc và bà Lý Thị Hạng (quê ở Lạng Sơn). Năm 1995, do vợ mất sớm nên ông Chúc đã kết hôn lần hai với bà Nguyễn Thị Lành (ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Sau đó, ông Phúc đưa Lý Nguyễn Chung theo về nhà bà Lành ở thôn Me, xã Nghĩa Trung sinh sống.
Khoảng 19h30 ngày 15/8/2003, Lý Nguyễn Chung đến quán tạp hóa của chị Nguyễn Thị Hoan (31 tuổi), ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang để mua dầu gội đầu. Khi đi, Chung mang theo một con dao bấm Trung Quốc để trong túi quần.
Video đang HOT
Đến nơi, phát hiện hộp đựng tiền để trong tủ kính của cửa hàng chị Hoan, Chung đã nảy ý định sát hại chủ quán để cướp tài sản.
Khi chị Hoan đi ra lấy dầu gội đầu, Chung rút dao bấm ra đâm thẳng một nhát vào bụng chị Hoan rồi rút dao ra. Bị đâm, chị Hoan quay người vào trong nhà định bỏ chạy thì bị Chung đuổi theo dùng tay quàng ra phía trước cổ, đồng thời đâm liên tiếp vào ngực và mặt của chị Hoan.
Trong lúc vật lộn, chị Hoan vùng mạnh thoát khỏi tay của Chung nhưng vẫn bị đâm liên tiếp đến khi lưỡi dao bị gãy. Lý Nguyễn Chung lao đến dùng hai tay ôm vật ngửa nạn nhân xuống nền nhà. Sau đó, Chung thấy một vỏ chai bia để ở gầm giường, tay phải cầm lấy chai bia đập vào đầu chị Hoan.
Chị Hoan cố gắng hướng người về phía cửa hậu và kêu cứu nhưng không ai nghe thấy.
Sau khi dùng chân đá liên tiếp vào đầu và mặt nạn nhân, Lý Nguyễn Chung đã lấy chiếc gối đơn trên giường đè lên mặt chị Hoan đến khi nạn nhân không còn cử động nữa.
Sau khi gây án, Chung tháo 2 nhẫn vàng trên tay chị Hoan, nhặt con dao hung khí và mở tủ bán hàng lấy tiền đi số tiền 59.000 đồng rồi tắt điện đi về.
Trên đường về, Chung vứt chuôi dao xuống mương nước cách hiện trường gây án khoảng 60m, giấu tiền và 2 chiếc nhẫn ở gần nhà. Sau khi tắm giặt, ngâm quần áo dính máu vào chậu, Chung vào nhà ăn cơm rồi lên giường nằm ngủ như không có chuyện gì.
Đến khoảng 22h cùng ngày, người dân phát hiện chị Hoan đã chết tại nhà riêng.
Sau đó, Chung đã được Phúc đưa cho địa chỉ người quen rồi trốn vào Đắk Lắk. 4 ngày sau, Chung quay về Lạng Sơn để đầu thú nhưng Phúc không đồng ý nên Chung lại vào Đắk Lắk.
Năm 2011, do mâu thuẫn với ông Chúc nên bà Lành đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Tại đây bà Lành đã kể lại sự việc Chung đã giết chị Hoan cho bố là Nguyễn Quang Hiền (SN 1944). Sau đó ông Hiền lại kể cho anh trai là Nguyễn Văn Khánh (SN 1932). nhưng không ai tố giác với cơ quan công an.
Sau khi xảy ra vụ án, cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang xác định Nguyễn Thanh Chấn (ở thôn Me, xã Nghĩa Trung) chính là hung thủ sát hại chị Nguyễn Thị Hoan và xử phạt mức án chung thân về tội “Giết người”.
Tháng 7/2013, Chung biết tin cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đang điều tra lại vụ án mà mình gây ra. Đến ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung đã đến cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao để đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội của mình. Thời điểm đó,ông Nguyễn Thanh Chấn mới được minh oan và được trả tự do.
Đối với các đối tượng Nguyễn Thị Lành, Lý Văn Phúc, Lý Thị Nghiến mặc dù biết rõ sự việc nhưng đã không tố giác với cơ quan chức năng, tuy nhiên Phúc đã chết, còn hành vi của Lành và Nghiến ít nghiêm trọng, thời gian vụ án xảy ra đã hơn 10 năm, hết hiệu lực truy cứu trách nhiệm hình sự nên cơ quan chức năng không truy cứu.
Vụ án sát hại chị Nguyễn Thị Hoancũng chính là vụ án khiến ông Nguyễn Thanh Chấn nhận án oan và ngồi tù 10 năm.
Q.Đô
Theo Dantri
Đổi mới sách giáo khoa: Bộ GD-ĐT có "vừa đá bóng, vừa thổi còi"?
Nêu ý kiếu về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương cho rằng, chủ trương có một bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn có khách quan, có "vừa đá bóng vừa thổi còi" hay không.
Ngày 20/11, thảo luận về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông, các đại biểu đánh giá, đây là việc làm cần thiết để đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của đất nước trong điều kiện hội nhập. Tuy nhiên, về phạm vi của Đề án chỉ đặt ra nhiệm vụ, thiết kế đổi mới đối với chương trình và SGK là chưa thỏa đáng, chưa đề cập đầy đủ đến những yếu tố khác là phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên và cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện thành công chương trình mới giáo dục.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương nêu ý kiến về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) tán thành với việc cần thiết phải ban hành nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông về chủ trương có một chương trình nhiều bộ SGK và chủ trương cho Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn SGK với những lý do như đề án, Tờ trình Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã nêu rất cụ thể.
Tuy nhiên, sau khi xem báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các tổ về Đề án cho thấy còn có nhiều ý kiến trái chiều, có ý kiến đồng tình, có ý kiến còn băn khoăn cho rằng chưa cần thiết phải ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 40 năm 2000 của Quốc hội. Băn khoăn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK có làm rối hay không, chủ trương có một bộ SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức biên soạn có khách quan hay không, "có vừa đá bóng vừa thổi còi" hay không.
Trong khi đó đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng, việc Bộ GD-ĐT biên soạn SGK sẽ tạo ra nghi ngại về tính minh bạch và dư luận không tốt về động cơ của đề xuất này. "Tôi cho rằng Bộ nên tập trung nguồn lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình theo quy định. Do vậy, tôi đề nghị đề án chỉ nên tập trung vào nhiệm vụ thiết kế, xây dựng một chương trình mới cụ thể hóa đúng, đủ mục tiêu giáo dục cùng với nó là các tài liệu hướng dẫn thực hiện chi tiết, đúng với thẩm quyền và trách nhiệm được giao cho Bộ GD-ĐT", đại biểu Tâm nói.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP Hồ Chí Minh) đề nghị cần quy định rõ các điều kiện tham gia của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK để tránh tình trạng "trăm hoa đua" nở, lãng phí tiền làm sách, nhưng chất lượng kém, không sử dụng được. Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ GD-ĐT làm rõ chủ thể tham gia biên soạn SGK là ai cho xã hội yên tâm. Đại biểu cho rằng, Đề án có ghi là huy động các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK là quá chung chung.
"Tôi nghĩ rằng nội dung và hình ảnh trong SGK là rất quan trọng. Việc khuyến khích tham gia biên soạn SGK là cần thiết nhưng cần tránh hiện tượng trăm hoa đua nở để tránh tình trạng sách được ra đời nhưng không đáp ứng được việc dạy và học. Vì vậy, cần quy định tiêu chuẩn tổ chức cá nhân biên soạn SGK đảm bảo vừa có trí tuệ và vừa có kinh nghiệm", đại biểu Trang nói.
Trong khi đó, theo đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) nhận định rằng nếu đến năm học 2018 - 2019 bắt đầu triển khai áp dụng SGK giáo dục phổ thông mới là gấp gáp và sẽ không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.Vì vậy, đại biều đề nghị vạch rõ lộ trình thực hiện . Quan điểm của đại biểu là cần rà soát xem những nội dung gì mà bộ SGK cũ còn sử dụng được thì tiếp tục kế thừa, các nội dung chưa hợp lý thì thay thế chứ không nên thay toàn bộ nội dung SGK một lúc vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến chất lượng.
Tuy nhiên khi chưa có bộ SGK hoàn chỉnh cần thống nhất về việc lựa chọn nội dung trong SGK hiện tại để làm tài liệu giảng dạy, khuyến khích các thầy có giáo sưu tầm tài liệu giảng dạy phù hợp với từng nội dung và thực tế của từng cơ sở giáo dục.
Trước ý kiến việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn, thẩm định sách, có dẫn đến tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" hay không, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, thực tế Bộ GD-ĐT chưa bao giờ tự viết SGK và cũng sẽ không trực tiếp viết SGK.
Việc viết SGK, biên tập chương trình là do các nhà giáo, nhà khoa học, các chuyên gia tham gia vào việc này. Còn Bộ GD-ĐT có nhiệm vụ tổ chức bộ máy vận hành, phát hiện, lựa chọn nhân sự, tập huấn bổ sung thông tin cần thiết cho việc viết sách. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quá trình viết sách và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho nhóm viết sách.
Còn việc thẩm định sách là do một hội đồng bao gồm các nhà giáo, các nhà khoa học, chuyên gia (nhưng không tham gia vào việc viết sách) am hiểu lĩnh vực này do nhiều cơ quan giới thiệu. Đây là một hội đồng độc lập, không phải hội đồng gồm những cán bộ của Bộ GD-ĐT thẩm định sách do Bộ viết. Hội đồng này sẽ hoạt động theo quy chế riêng và có tiêu chuẩn cho những ai tham gia vào hội đồng. Còn Bộ GD-ĐT sẽ căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định để cho phép lưu hành bộ sách đạt yêu cầu.
Quang Phong
Theo Dantri
"Duyệt" chức danh Tổng thư ký Quốc hội Với 432 đại biểu cho "phiếu thuận" (tương đương 86,92% tổng số đại biểu), Quốc hội vừa thông qua Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sẽ chính thức được trao nhận chức danh mới - Tổng Thư ký Quốc hội từ 1/1/2015 tới. Sẽ có chức danh Tổng Thư ký Quốc hội từ 1/1/2015 (Ảnh: Chính...