Trả 68.000 USD để học MBA ở Cambridge, nữ sinh viên phải học online từ quê nhà
Hàng ngàn sinh viên đã vay những khoản tiền lớn để học MBA đang đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Với Srishti Warman, để đầu tư cho sự nghiệp của mình, cô đã đóng tiền học phí một năm gần 68.000 USD và chi phí ăn ở 20.000 USD ở Anh.
Warman mơ ước được học MBA ( thạc sĩ quản trị kinh doanh) ở Đại học Cambridge danh giá của Anh nhiều năm trước khi cô thực hiện được điều này.
Khi nhập học vào tháng 9-2019, Warman không thể ngờ 6 tháng sau mình sẽ quay về quê nhà ở Ấn Độ, hoàn thành khóa học từ căn phòng ở nhà cha mẹ tại Delhi, Ấn Độ.
“Kế hoạch là tôi sẽ học ở Cambridge và thực tập ở Anh vào cuối tháng 6-2020, điều có thể sẽ giúp tôi tìm được một việc làm toàn thời gian sau đó”, Warman, 29 tuổi trả lời CNN.
Hiện nay thì rất cơ hội thực tập vào mùa hè ở những công ty cô tìm hiểu đang rất hiếm. Dù vậy, Warman vẫn mong tìm được việc làm toàn thời gian ở Anh và chờ trở về Cambridge ngay khi lệnh cấm các chuyến bay quốc tế được dỡ bỏ.
Giờ đây, học MBA với học phí lên tới cả trăm ngàn USD qua ứng dụng Zoom không đi kèm những cơ hội ngoài đời thực tế khiến chương trình này thành một khoản đầu tư rất tốn kém. Với nhiều sinh viên, chính cơ hội gặp gỡ các đồng nghiệp thành đạt trong các lĩnh vực từ khắp nơi trên thế giới, tham gia câu lạc bộ sinh viên, xây dựng mạng lưới, có các mối quan hệ, trải nghiệm ở trường là lý do chính họ chọn theo học các trường kinh doanh.
Tầm quan trọng của điều này là không thể phủ nhận. Ngay cả các khóa MBA từ xa được đánh giá cao, như chương trình MBA của Trường Kinh doanh IE của Tây Ban Nha và Trường Kinh doanh Warwick của Anh, cũng cung cấp khoảng 1-5 chương trình trực tiếp.
Video đang HOT
Đại học Edge Hill ở Anh và nhiều trường đại học trên khắp thế giới đang đau đầu giải quyết yêu cầu giảm, hoàn tiền học phí cho sinh viên – Ảnh: The Guardian
Christina Troitino, 28 tuổi, sinh viên MBA năm thứ hai tại Đại học Kinh doanh Stanford, cho biết: “Tình hình hiện nay “trái ngược hoàn toàn trải nghiệm học MBA theo cách cổ điển trong khi học phí cho chương trình MBA hai năm lên tới 150.000 USD.
Nhiều trường đại học hàng đầu ở Mỹ, châu Âu và châu Á đang đứng trước yêu cầu hoàn tiền của sinh viên với cáo buộc họ không nhận được chất lượng tương xứng với số tiền mình trả khi học trực tuyến.
Đòi lại học phí, đơn giản vì sinh viên đã không đồng ý trả số tiền tương ứng cho việc đến trường để học online.
Warman được trả lại một phần nhỏ học phí, nhưng điều này không thể bù đắp cho những trải nghiêm trực tiếp quý giá bị mất đi.
Tuy nhiên, một số trường khác miễn cưỡng giảm một số loại phí như phí ở ký túc xá, trong khi tổng học phí không thay đổi nhiều. Một số trường lại đề nghị cho sinh viên học các lớp bổ sung, dự các sự kiện của trường sau khi tốt nghiệp.
Người phát ngôn của Trường Kinh doanh Stanford cho biết: “Đại dịch khiến việc tuyển sinh và những nguồn thu khác của nhà trường khó khăn hơn.
Trên thế giới, các giai đoạn suy thoái kinh tế thúc đẩy việc sinh viên quay lại trường, trong đó có trường kinh tế, để đầu tư học lên cao. Thu nhập và cơ hội tuyển dụng tương lai khiến đầu tư vào việc trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, suy thoái do vấn đề sức khỏe là chưa từng có tiền lệ. Sinh viên quốc tế gặp khó khăn trong vấn đề visa. Nhiều người chọn học gần nhà vì muốn ở cạnh gia đình.
Giáo dục toàn cầu đang thay đổi theo hướng phi biên giới, không chỉ bằng các chương trình trực tuyến mà bằng các chương trình liên kết ở nước ngoài.
Theo CNN, hơn 30% các lớp của khóa năm 2021 của Trường đại học Kinh doanh Harvard Business diễn ra bên ngoài nước Mỹ. Con số này là 43% đối với Stanford.
Ở châu Âu, khoa kinh tế của các trường đại học còn phụ thuộc nặng hơn vào sinh viên nước ngoài. Gần 70% các lớp MBA của trường Insead diễn ra bên ngoài châu Âu. Ở Anh, xuất khẩu giáo dục tăng gần 35% từ năm 2010 đến 2017, đạt 26,4 tỉ USD. Ở Mỹ, giáo dục đứng thứ 5 trong số những dịch vụ xuất khẩu, theo cơ quan phân tích kinh tế.
HỒNG VÂN
Đại học Quốc gia Hà Nội lên phương án cho kỳ thi tuyển sinh riêng
Đại học Quốc gia Hà Nội đã lên phương án sẵn sàng tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng nếu Bộ GD-ĐT không tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020.
Sinh viên Trường đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh Ngọc Diệp
Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo, đại học này đã lên phương án sẵn sàng tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng trong trường hợp Bộ GD-ĐT không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.
Theo kế hoạch tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố trước đó, năm 2020, các đơn vị trực thuộc đại học này thực hiện tuyển sinh đại học chính quy theo các phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng và xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế hoặc có kết quả của các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế.
Tuy nhiên, hôm nay, 17.4, Ban Tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định, trong trường hợp kỳ thi THPT quốc gia không thể tổ chức được theo kế hoạch, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai kỳ thi tuyển sinh riêng theo hình thức đánh giá năng lực rút gọn. Nội dung thi gồm hợp phần thi môn toán - hợp phần (hoặc bài luận) môn ngữ văn, ngoại ngữ... để xét tuyển.
Thí sinh được sơ loại kết quả học tập bậc THPT trước khi dự kỳ thi riêng của Đại học Quốc gia Hà Nội. Thông tin chi tiết về việc đăng ký và điều kiện dự thi sẽ được thông báo trước ngày 30.5.
Trường hợp phải tiếp tục cách ly xã hội đến tháng 8, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ xem xét việc xét tuyển thí sinh dựa trên kết quả học tập bậc THPT kết hợp với các hình thức kiểm tra đánh giá từ xa.
Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn giữ phương án xét tuyển thẳng gồm: thí sinh có các chứng chỉ quốc tế hoặc có kết quả của các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế, thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; gọi tắt là chứng chỉ A-Level); thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Mỹ) đạt điểm theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Đại học Quốc gia Hà Nội; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn toán hoặc môn văn).
Các tiêu chí xét tuyển thẳng được công bố vào đầu tháng 5.
Năm 2020, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 10.320 chỉ tiêu với 131 ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 14 ngành đào tạo mới thích nghi với thị trường lao động mới.
Nhiều ngành học mới được thiết kế phục vụ đào tạo nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng chuyển đổi số và các vấn đề mới như: khoa học dữ liệu, kỹ thuật điện tử và tin học; khoa học và công nghệ thực phẩm; công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường; marketing, Nhật Bản học, điều dưỡng, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học...
Quý Hiên
Nên dùng phần mềm dạy học nào? Hơn 500.000 tài khoản dạy học, họp trực tuyến trên ứng dụng Zoom bị lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng đã được cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin khuyến cáo (Tuổi Trẻ Online ngày 14-4). Một tiết học trực tuyến của học sinh trong thời gian nghỉ học phòng dịch COVID-19 - Ảnh: NHƯ...