TQ đòi hội nghị ASEM sau phán quyết PCA không thảo luận biển Đông

Theo dõi VGT trên

Quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc nói rằng, tình hình biển Đông không có trong chương trình nghị sự giữa các lãnh đạo Á, Âu vào cuối tuần này.

TQ đòi hội nghị ASEM sau phán quyết PCA không thảo luận biển Đông - Hình 1

TQ đòi hội nghị ASEM sau phán quyết PCA không thảo luận biển Đông

Hội nghị Á-Âu (ASEM) tổ chức tại Mông Cổ cuối tuần này là diễn đàn ngoại giao quốc tế quan trọng đầu tiên sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague đưa ra phán quyết vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc vào ngày mai, 12/7.

Tình trạng căng thẳng và cuộc “đấu khẩu” giữa Trung Quốc với dư luận quốc tế đã leo thang trong những ngày qua khi Bắc Kinh tuyên bố “không thừa nhận, không tham dự, không chấp hành” phán quyết của PCA, đồng thời nói rằng tòa án quốc tế này không thể ép Trung Quốc chấp nhận kết quả.

Chính phủ Trung Quốc liên tục đổ lỗi cho Mỹ “gây rắc rối” ở biển Đông, khu vực mà Bắc Kinh khăng khăng là “bình yên vô sự” trước khi có sự hiện diện của quân đội Mỹ.

Theo Strait Times (Singapore), Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Khổng Huyễn Hữu đã “đánh tiếng” rằng các cuộc thảo luận về biển Đông sẽ không được hoan nghênh tại ASEM lần này.

“Hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo ASEM không phải là nơi phù hợp để thảo luận vấn đề biển Đông. Hiện không có kế hoạch thảo luận chủ đề này trong chương trình nghị sự. Và [biển Đông] cũng không nên được đưa vào chương trình nghị sự,” ông Khổng cho biết.

Ông này nói thêm: “Không có lý do gì để đưa tình hình biển Đông, như quan ngại về an ninh hàng hải hay lợi ích an ninh, ra bàn ở ASEM. Điều này không có cơ sở gì cả.”

Khổng Huyễn Hữu chỉ trích “sự can thiệp của các nước ngoài khu vực làm leo thang căng thẳng” và tuyên bố “các bên liên quan trong khu vực, như Trung Quốc, đủ tỉnh táo để duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông”.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh có liên quan đến quá trình chuẩn bị cho ASEM nói rằng hiển nhiên vấn đề biển Đông sẽ được nêu ra.

Bên cạnh sự xuất hiện của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, những nhân vật quan trọng khác sẽ tới ASEM gồm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng các lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu (EU).

ASEM là diễn đàn đối thoại và hợp tác không chính thức, được sáng lập vào năm 1996, tổ chức hai năm một lần

Hồi cuối tháng 6, EU đã lần đầu tiên có động thái nhắc nhở Trung Quốc về những hành động của nước này, cụ thể là phản đối “các hành động đơn phương có thể làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng” trong khu vực.

Theo Soha News

Trọng tài quốc tế trong vụ kiện Biển Đông và bài học cho Việt Nam

Tính hiệu quả của Phán quyết Trọng tài sẽ là vấn đề đặc biệt được quan tâm khi bên bị kiện tỏ thái độ bất hợp tác.

LTS: Xoay quanh vai trò của trọng tài / cơ quan tài phán quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), dư luận vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau.

Tiến sĩ Trần Công Trục, một chuyên gia về biên giới lãnh thổ và UNLCOS 1982 gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Theo dõi tin tức về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 về việc ứng dụng và giải thích công ước, cá nhân tôi nhận thấy có một số nhầm lẫn về chủ thể thụ lý vụ kiện cũng như tiến trình tố tụng, có thể là do người đưa tin không để ý, có thể là do cách nói vắn tắt gây hiểu lầm.

Trong khuôn khổ bài viết này, xin được cung cấp đến bạn đọc một số thông tin cụ thể về vai trò của PCA và Hội đồng Trọng tài / Tòa Trọng tài trong vụ kiện của Philippines, ngõ hầu có thể làm rõ bản chất vấn đề.

Trọng tài quốc tế trong vụ kiện Biển Đông và bài học cho Việt Nam - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.

Video đang HOT

1. Tòa Trọng tài Thường trực

Tòa Trọng tài Thường trực có tên chính thức tiếng Anh là "Permanent Court of Arbitration", viết tắt là PCA.

PCA được chính thức thành lập năm 1900 sau Hiệp ước Giải quyết Hòa bình các Tranh chấp Quốc tế tại The Hague, Hà Lan đạt được trong hội nghị Hòa bình lần thứ nhất năm 1899. PCA chính thức đi vào hoạt động năm 1902.

Năm 1907, Hội nghị Hòa bình lần hai được nhóm họp để bàn về Hiệp ước Giải quyết Hòa bình các Tranh chấp Quốc tế, lần này có thêm sự tham gia của các quốc gia từ Trung và Nam Mỹ.

Công ước 1899 được sửa đổi và bổ sung các nguyên tắc thực hiện tố tụng Trọng tài. Mặc dù hầu hết các quốc gia thành viên của Công ước 1899 cũng là thành viên của Công ước 1907, tuy nhiên, cho đến đến nay, cả hai Công ước 1899 và 1907 đều đang có hiệu lực.

Hiện nay đang có 119 quốc gia đã tham gia ký kết một hoặc cả hai Công ước sáng lập PCA năm 1899 và 1907.

Việt Nam đã ký kết cả hai Công ước này. Với Công ước 1899, Việt Nam tham gia ngày 29/12/2011. Đối với Công ước 1907, Việt Nam tham gia ngày 27/02/2012.

Khi tiến hành xét xử một vụ kiện, PCA sẽ trao quyền phán xử cho một Hội đồng Trọng tài (còn được gọi la Tòa Trọng tài) về các tranh chấp nằm trong thẩm quyền giải quyết của PCA.

Để xác định rõ thẩm quyền của PCA đối với các tranh chấp, Thỏa thuận Trọng tài được tách biệt ra khỏi các tuyên bố pháp lý chứa đựng trong Thỏa thuận Trọng tài trong đó.

Có nghĩa là nếu thỏa thuận, hoặc điều ước, hoặc cam kết pháp lý nào đó của các bên tranh chấp bị vô hiệu đi nữa, thì thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài mà PCA trao quyền theo Thỏa thuận Trọng tài đã thiết lập giữa các bên không thể vì thế mà đương nhiên (ipso facto) trở thành vô hiệu.

Việc chọn lựa luật áp dụng cho Phán quyết Trọng tài sẽ do các bên tự thỏa thuận lựa chọn. Trong trường hợp không có thỏa thuận lựa chọn, Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định lựa chọn luật áp dụng, dựa trên các nguyên tắc chung của luật quốc tế về chọn lựa luật áp dụng cho giải quyết tranh chấp.

Từ năm 1990, số lượng nhân viên của PCA đã tăng lên gấp năm lần, đại diện cho hơn 10 quốc gia khác nhau. Số vụ việc gần đây nhiều nhất trong lịch sự 100 năm tồn tại của PCA, phản ánh sự tham gia rộng rãi của PCA trong giải quyết các tranh chấp quốc tế, bao gồm:

Tranh chấp về lãnh thổ, các công ước và tranh chấp về quyền con người giữa các quốc gia; Khiếu nại tư pháp đối với một tổ chức liên chính phủ và những tranh chấp thương mại, bao gồm cả những tranh chấp phát sinh từ các công ước song phương về đầu tư.

Hiện nay, PCA đang là nơi đăng ký của 5 thiết chế trọng tài xét xử các tranh chấp giữa các quốc gia với nhau, 55 thiết chế trọng tài xét xử về các tranh chấp giữa các nhà đầu tư với các quốc gia, 34 thiết chế trọng tài xét xử về các thỏa thuận, hợp đồng giữa các quốc gia, chính quyền đang đại diện cho một thực thể lãnh thổ nào đó, và các tổ chức quốc tế.

2. Hội đồng Trọng tài / Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982

Hội đồng Trọng tài hay còn gọi là Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 là một trong hai hình thức trọng tài được quy định tại UNCLOS 1982.

Trọng tài quốc tế trong vụ kiện Biển Đông và bài học cho Việt Nam - Hình 2

Hội đồng Trọng tài 5 thành viên thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 thụ lý vụ kiện của Philippines và sẽ giải tán sau khi ra phán quyết. Ảnh: PCA.

Các quy định liên quan đến thẩm quyền, tổ chức, hoạt động của Tòa Trọng tài được quy định cụ thể tại Phụ lục VII của UNCLOS 1982. Theo các quy định này, Tòa Trong tài theo Phụ lục VII có những đặc điểm quan trọng như sau:

a) Về thẩm quyền:

Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp giữa các thành viên của UNCLOS 1982 liên quan đến việc áp dụng và giải thích Công ước.

Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII là cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với các thành viên Công ước.

Theo quy định này, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến việc áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 mà các bên không thống nhất được một cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điểu 287 thì một bên tranh chấp có thể đưa vụ việc ra Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII.

Và trong trường hợp đó, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền đương nhiên mà không cần có sự đồng ý của bên kia.

(b) Về hình thức:

Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII là một Tòa không thường trực, hay còn được gọi là Hội đồng Trọng tài, được thành lập khi phát sinh tranh chấp giữa các thành viên Công ước và được các bên tranh chấp lựa chọn, hoặc có thẩm quyền đương nhiên theo quy định tại Khoản 5 Điều 287 của UNCLOS 1982 như đã phân tích ở trên.

Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII sẽ giải tán nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

- Sau khi đã ra Phán quyết về việc giải quyết tranh chấp;

- Tranh chấp đã được các bên giải quyết thông qua các biện pháp phi tài phán (thương lượng, đàm phán).

Thủ tục hoạt động của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII sẽ chỉ được xây dựng sau khi được thành lập. Bộ thủ tục hoạt động của Tòa này sẽ được xây dựng theo một trong hai cách thức sau:

- Các bên tranh chấp thống nhất thủ tục hoạt động của Tòa;

- Trong trường hợp các bên không thống nhất được, bộ thủ tục hoạt động sẽ được Tòa xây dựng và phải đảm bảo điều kiện là tất cả các bên tranh chấp đều có thể nhận được thông tin và trình bày trước Tòa về vụ việc.

Theo quy định tại Điều 3, Phụ lục VII của UNCLOS 1982, Tòa Trọng tài gồm có 5 Trọng tài viên, là những Thẩm phán, trong đó bao gồm 02 Trọng tài được mỗi bên tranh chấp lựa chọn khi bắt đầu tiến trình vụ kiện.

Tuy nhiên, nếu sau 30 ngày kể từ ngày một bên tranh chấp gửi thông báo khởi kiện, bên tranh chấp còn lại không lựa chọn được Trọng tài của mình, Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật biển sẽ lựa chọn Trọng tài theo yêu cầu của bên khởi kiện.

Sau khi đã có 02 Trọng tài đầu tiên, 03 Trọng tài còn lại sẽ được lựa chọn theo một trong hai phương thức sau:

- Các bên tranh chấp thống nhất lựa chọn;

- Nếu sau 60 ngày kể từ ngày gửi thông báo khởi kiện, nếu các bên tranh chấp không thống nhất lựa chọn ít nhất là 01 trong 03 Trọng tài còn lại, Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển sẽ lựa chọn và chỉ định Chủ tịch của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII trên cơ sở yêu cầu của một bên tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 1, Phụ lục VII của UNCLOS 1982, các Trọng tài sẽ được lựa chọn trên cơ sở danh sách Trọng tài được các nước thành viên Công ước để cử.

Danh sách Trọng tài này sẽ do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc lưu giữ và các bên tranh chấp cũng như Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển chỉ có thể lựa chọn các Trọng tài viên có tên trong danh sách này.

Phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII có giá trị chung thẩm (không thể thay đổi) và có tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp.

(c) Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TòaTrọng tài theo Phụ lục VII

Tính cho đến nay, đã có 12 vụ việc được đệ trình lên Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 để giải quyết, trong đó có 6 vụ đang trong quá trình tố tụng, 3 vụ đã ra phán quyết, 2 vụ bị đình chỉ do các bên tranh chấp đã đạt được thỏa thuận ngoài Tòa, 1 vụ việc bị đình chỉ theo Lệnh của Tòa.

Trong số các vụ việc đang trong quá trình tố tụng có vụ việc Philippines kiện Trung Quốc về một số tranh chấp tại Biển Đông.

(d) Đặc trưng của các vụ việc giải quyết tại Tòa Phụ lục VII

Thông qua thực tế các tranh chấp được giải quyết tại Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982, có thể nhận thấy một số đặc điểm nổi bật như sau:

(1) Các bên tranh chấp đều đã vận dụng các điều khoản về việc giải quyết bắt buộc tranh chấp liên quan đến các quy định của Công ước, đặc biệt là điều khoản về lựa chọn thủ tục (Điều 287) và điều khoản về việc loại bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII đối với các tranh chấp có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ và việc phân định biển chồng lấn được nêu trong hồ sơ đơn phương khởi kiện (Điều 298).

(2) Hầu hết các quốc gia được yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng thủ tục Trọng tài đều đáp ứng yêu cầu này, tham gia vào việc giải quyết vụ tranh chấp và thực hiện đúng các Phán quyết Trọng tài khi đã có hiệu lực. Duy nhất trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, Trung Quốc không tham gia.

(3) So với thời gian giải quyết của Tòa án Quốc tế về Luật Biển thì việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài chiếm thời gian khá dài, trung bình là trên 2 năm/vụ.

(4) Các quốc gia có khuynh hướng lựa chọn các thẩm phán của Tòa án Quốc tế vì Công lý (ICJ) hoặc thẩm phán của Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) làm thành viên Tòa Trọng tài (kể cả Chánh tòa).

Việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII hay Phụ lục VIII có một số ưu điểm mà Việt Nam có thể tính đến khi quyết định sử dụng các biện pháp tài phán được quy định trong UNCLOS 1982 như sau:

- Các bên có khả năng tham gia trực tiếp vào việc thành lập Tòa Trọng tài thông qua việc chỉ định các Trọng tài viên.

- Thời gian và thủ tục trong các vụ kiện Trọng tài có thể linh hoạt hơn nếu các bên thực sự có thiện chí, việc thỏa thuận và dàn xếp với Tòa Trọng tài về lịch trình diễn ra các hoạt động tố tụng của quá trình xét xử.

- Tính bảo mật cũng là một đặc trưng riêng của cơ chế Trọng tài so với cơ chế Tòa án vốn luôn chú trọng tính công khai.

- Khi sử dụng cơ chế Trọng tài, các bên đương sự có thể an tâm về khả năng không bị bên thứ ba can thiệp vào quá trình tố tụng ngoài mong muốn của mình như trong cơ chế Tòa án quốc tế.

- Điểm đặc biệt nhất của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII so với 03 cơ chế giải quyết tranh chấp còn lại là theo quy định tại Khoản 5 Điều 287 của UNCLOS 1982 là, Tòa theo Phụ lục VII là cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với các thành viên Công ước.

- Theo quy định này, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 mà các bên không lựa chọn cùng một cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định tại Khoản 1 Điều 287 thì một bên tranh chấp có thể đưa vụ việc ra Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII.

- Và trong trường hợp đó, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền đương nhiên mà không cần có sự đồng ý của bên kia.

Có thể thấy, việc giải quyết các tranh chấp thông qua các Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII hay Phụ lục VIII của UNCLOS 1982 được đánh giá là có triển vọng để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay. Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý như sau:

- Nếu so sánh với các Tòa án thường trực, giải quyết tranh chấp bằng thủ tục Trọng tài thường sẽ làm phát sinh chi phí liên quan đến việc thanh toán thù lao cho các Trọng tài viên cũng như việc chi trả các phí dịch vụ của Ban thư ký. Tuy khoản tiền này có thể là không nhiều nhưng là điều cũng cần phải tính đến.

- Vấn đề thực thi phán quyết trọng tài cũng là một rủi ro cần tính đến. Phán quyết của Tòa án quốc tế (ICJ hoặc ITLOS) có thể nhờ Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc can thiệp trong trường hợp một bên tranh chấp không tuân thủ phán quyết.

- Tuy nhiên, trong cơ chế Trọng tài, việc thực thi Phán quyết Trọng tài hoàn toàn dựa trên nguyên tắc "pacta sunt servanda" - nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế, và do đó ẩn chứa nhiều rủi ro hơn.

- Tính hiệu quả của Phán quyết Trọng tài sẽ là vấn đề đặc biệt được quan tâm khi bên bị kiện tỏ thái độ bất hợp tác như có thể thấy trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc trước Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982.

Do đó, để có thể sử dụng hình thức Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII hay Phụ lục VIII của UNCLOS 1982, cần nghiên cứu rất kỹ các quy định liên quan về thẩm quyền của Tòa Trọng tài, cách nêu vấn đề để có thể thuyết phục được Tòa chấp nhận thụ lý, chuẩn bị kỹ hệ thống lập luận, bằng chứng để trình bày nội dung thực chất của vụ việc.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn các Trọng tài viên, xây dựng quy tắc thủ tục Trọng tài và trao đổi quan điểm giữa các bên liên quan cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng đối với thành công của vụ kiện.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Ban hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngàyBan hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngày
10:06:01 02/02/2025
Trung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuếTrung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuế
20:53:29 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Ukraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánhUkraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánh
09:50:24 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung độtTổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột
20:58:20 02/02/2025

Tin đang nóng

Sốc: Rộ tin Từ Hy Viên đột ngột qua đời, chồng cũ đổi avatar đen, gia đình có phản ứng lạ gây hoang mangSốc: Rộ tin Từ Hy Viên đột ngột qua đời, chồng cũ đổi avatar đen, gia đình có phản ứng lạ gây hoang mang
10:47:28 03/02/2025
Chấn động: Từ Hy Viên qua đờiChấn động: Từ Hy Viên qua đời
10:53:38 03/02/2025
Chồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đờiChồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đời
11:21:22 03/02/2025
Tạm giữ nhóm đối tượng giết trộm 6 con trâu của người dân trong dịp TếtTạm giữ nhóm đối tượng giết trộm 6 con trâu của người dân trong dịp Tết
09:52:31 03/02/2025
Trơ trẽn nhất Grammy 2025: Vợ chồng Kanye West lột đồ trần như nhộng, bị đuổi cổ khỏi thảm đỏ vì không mời mà tới!Trơ trẽn nhất Grammy 2025: Vợ chồng Kanye West lột đồ trần như nhộng, bị đuổi cổ khỏi thảm đỏ vì không mời mà tới!
09:16:38 03/02/2025
Xót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy ViênXót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy Viên
12:43:34 03/02/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên vừa bí mật tổ chức lễ cưới: Dâu rể khoá môi cực ngọt, khách mời vỏn vẹn 50 ngườiHoa hậu Kỳ Duyên vừa bí mật tổ chức lễ cưới: Dâu rể khoá môi cực ngọt, khách mời vỏn vẹn 50 người
09:19:40 03/02/2025
Ca sĩ Minh Tuyết: "Hơn 20 năm, chồng chưa từng khiến tôi phải nghi ngờ"Ca sĩ Minh Tuyết: "Hơn 20 năm, chồng chưa từng khiến tôi phải nghi ngờ"
13:14:32 03/02/2025

Tin mới nhất

Thủ tướng Israel công du Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đứng trước ngã rẽ?

Thủ tướng Israel công du Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đứng trước ngã rẽ?

09:23:29 03/02/2025
Đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Netanyahu tới Mỹ kể từ khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông vào tháng 11/2024 liên quan đến cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Dải Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên đường thăm Mỹ

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên đường thăm Mỹ

09:21:08 03/02/2025
Phát biểu tại sân bay trước khi lên đường, ông Netanyahu nhấn mạnh: Những quyết định mà chúng tôi đưa ra trong chiến tranh đã thay đổi bộ mặt Trung Đông.
Lý do nhiều người dân Anh trả tiền để sống trong các công trình bỏ hoang

Lý do nhiều người dân Anh trả tiền để sống trong các công trình bỏ hoang

09:08:48 03/02/2025
Sáu năm qua, khi trở thành "người bảo vệ tài sản", Luke Williams đã tiết kiệm được hàng nghìn bảng Anh tiền thuê nhà. Người đàn ông 45 tuổi này hiện đang sống trong một tòa nhà văn phòng cũ ở phía Đông London.
Kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ

Kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ

09:04:49 03/02/2025
Ngay sau khi Mỹ thông báo về mức thuế quan mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, chính quyền của ba quốc gia này đã có phản ứng nhanh chóng.
Tổng thống Nga bình luận về định hướng chính sách của tân chính quyền Mỹ

Tổng thống Nga bình luận về định hướng chính sách của tân chính quyền Mỹ

08:34:27 03/02/2025
Cho đến nay, các hành động hành pháp của Tổng thống Trump dường như chưa nhắm trực tiếp vào EU. Tuy nhiên, tuần trước, ông Trump đã tái khẳng định ý định áp dụng mức thuế quan đáng kể đối với hàng hóa từ khối này.
Cộng đồng doanh nghiệp Mexico bày tỏ quan ngại trước lệnh áp thuế của Mỹ

Cộng đồng doanh nghiệp Mexico bày tỏ quan ngại trước lệnh áp thuế của Mỹ

08:30:43 03/02/2025
Cùng lúc đó, IMEF cũng hối thúc Chính phủ Mexico xây dựng các chương trình hỗ trợ khẩn cấp nhằm giúp doanh nghiệp Mexico bị ảnh hưởng bởi thuế quan duy trì hoạt động, bảo vệ việc làm, tìm kiếm nguồn cung thay thế và mở rộng thị trường x...
Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ

Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ

08:27:59 03/02/2025
Chúng tôi chưa xem toàn bộ cuộc phỏng vấn của ông Kellogg, chỉ mới thấy một vài trích dẫn liên quan đến bầu cử, vì vậy thật khó để đánh giá đầy đủ quan điểm của ông ấy , ông Dmytro Lytvyn, trợ lý truyền thông của Tổng thống Zelensky, ch...
Tổng thống Litva đề nghị NATO 'thể hiện sức mạnh' trước mối đe dọa từ phía Đông

Tổng thống Litva đề nghị NATO 'thể hiện sức mạnh' trước mối đe dọa từ phía Đông

08:25:07 03/02/2025
Gần đây, NATO cũng đã tăng cường sự hiện diện của mình ở vùng Baltic để ứng phó với những gì được gọi là các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng .
Lý do bất ngờ khiến tên lửa 'không có đối thủ' của Nga vẫn chưa thể đưa vào hoạt động

Lý do bất ngờ khiến tên lửa 'không có đối thủ' của Nga vẫn chưa thể đưa vào hoạt động

08:17:04 03/02/2025
Chuyên gia Wright cho biết, trong lịch sử, phần lớn các cơ sở thiết kế, chế tạo ICBM cùng đội ngũ kỹ sư liên quan đều đặt tại Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng.
Mỹ tiêu diệt nhiều phần tử IS tại Somalia

Mỹ tiêu diệt nhiều phần tử IS tại Somalia

08:15:11 03/02/2025
Thông tin trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ra lệnh không kích các cơ sở khủng bố tại Somalia và cho biết không có thường dân nào bị thương trong các cuộc tấn công.
Israel mở cuộc điều tra hình sự với phu nhân Thủ tướng

Israel mở cuộc điều tra hình sự với phu nhân Thủ tướng

08:01:55 03/02/2025
Trong bức thư gửi một nghị sĩ đối lập, Văn phòng công tố quốc gia Israel nêu rõ, một cuộc điều tra hình sự đã được mở để điều tra các đối tượng tình nghi với sự hỗ trợ của đơn vị tội phạm mạng thuộc văn phòng này.
'Thần đồng AI' đứng sau cơn địa chấn mang tên DeepSeek

'Thần đồng AI' đứng sau cơn địa chấn mang tên DeepSeek

07:47:15 03/02/2025
Luo Fuli trở thành cái tên nổi tiếng trong giới nghiên cứu AI nhờ năng khiếu xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Cô theo học ngôi trường danh tiếng Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Sau đó, Luo Fuli được nhận vào Viện Ngôn ngữ học tính toán thuộc Đại học ...

Có thể bạn quan tâm

Từ Hy Viên: Nữ thần sắc đẹp đổi đời nhờ Vườn Sao Băng, mất cả sự nghiệp vì cưới đại gia sau 20 ngày gặp mặt

Từ Hy Viên: Nữ thần sắc đẹp đổi đời nhờ Vườn Sao Băng, mất cả sự nghiệp vì cưới đại gia sau 20 ngày gặp mặt

Hậu trường phim

14:56:32 03/02/2025
Từ Hy Viên qua đời đột ngột khiến công chúng vô cùng bàng hoàng. Cuộc đời và sự nghiệp của cô để lại nhiều tiếc nuối.
Từ Hy Viên qua đời, chồng cũ doanh nhân vội về nước tranh gia sản

Từ Hy Viên qua đời, chồng cũ doanh nhân vội về nước tranh gia sản

Sao châu á

14:53:32 03/02/2025
Ngay sau khi hay tin vợ cũ Từ Hy Viên qua đời, doanh nhân Uông Tiểu Phi đã kết thúc chuyến du lịch với vợ mới để quay về Đài Loan (Trung Quốc).
9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

Tin nổi bật

14:24:13 03/02/2025
Phòng CSGT cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp, tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm GPLX đối với 375 trường hợp.
Ăn thì là có tác dụng gì?

Ăn thì là có tác dụng gì?

Sức khỏe

13:58:09 03/02/2025
Việc sử dụng thì là để có thể làm tăng tiết sữa đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ, và cho đến nay, nhiều bà mẹ vẫn đang dùng những loại trà thảo mộc dựa trên cây thì là để có thể tăng tiết sữa.
Bán lại vé số cho người khác, người đàn ông "tiếc hùi hụi" khi biết vé trúng 1,4 tỷ đồng

Bán lại vé số cho người khác, người đàn ông "tiếc hùi hụi" khi biết vé trúng 1,4 tỷ đồng

Netizen

13:55:54 03/02/2025
Mua cả tập vé số rồi bán lại 2 vé cho người lạ, người đàn ông tiếc nuối đến mất ngủ khi biết tấm vé đó trúng gần 1,4 tỷ đồng.
Lộ khoảnh khắc Quang Hải lì xì cho họ hàng, dân mạng tranh cãi cực gắt vì "người nổi tiếng mà lì xì 200k"?

Lộ khoảnh khắc Quang Hải lì xì cho họ hàng, dân mạng tranh cãi cực gắt vì "người nổi tiếng mà lì xì 200k"?

Sao thể thao

13:02:20 03/02/2025
Dù kì nghỉ tết Nguyên đán đã qua đi, nhiều người đã trở lại cuộc sống đi học đi làm nhưng câu chuyện xoay quanh Tết Ất Tỵ vẫn thu hút nhiều tương tác trên mạng xã hội.
Mặc đầm lụa satin để khoe sắc ngày xuân

Mặc đầm lụa satin để khoe sắc ngày xuân

Thời trang

12:50:48 03/02/2025
Mùa xuân với không khí mát mẻ rất phù hợp để bạn gái diện đầm lụa dịu dàng, họa tiết nổi bật dễ thương là lựa chọn phù hợp cho các hoạt động ngoài trời như đi dạo phố hay tới công sở.
Trung Dân, Mỹ Uyên thương tiếc giám đốc sản xuất 'Ma da' qua đời tuổi 36

Trung Dân, Mỹ Uyên thương tiếc giám đốc sản xuất 'Ma da' qua đời tuổi 36

Sao việt

12:37:25 03/02/2025
Sự ra đi đột ngột của anh Nguyễn Ngọc Quyền - Giám đốc sản xuất phim Ma Da , Quỷ nhập tràng khiến nhiều nghệ sĩ thương tiếc.
Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Trắc nghiệm

11:44:47 03/02/2025
Soi Âm lịch Việt Nam thế kỷ 20 - 21 không thấy tháng Giêng là tháng nhuận, nhiều người tin rằng không bao giờ có nhuận tháng Giêng, chuyên gia nói gì về điều này?
Siêu thảm đỏ Grammy 2025: Taylor Swift sexy nghẹt thở, Lady Gaga - Miley Cyrus cùng dàn mỹ nhân hở bạo không gây sốc bằng sao nam đội cả lâu đài lên đầu

Siêu thảm đỏ Grammy 2025: Taylor Swift sexy nghẹt thở, Lady Gaga - Miley Cyrus cùng dàn mỹ nhân hở bạo không gây sốc bằng sao nam đội cả lâu đài lên đầu

Sao âu mỹ

11:10:38 03/02/2025
Thảm đỏ lễ trao giải Grammy 2025 là sân khấu phô diễn sắc vóc của dàn sao đình đám Taylor Swift, Lady Gaga, Miley Cyrus, Sabrina Carpenter, Olivia Rodrigo, Paris Hilton...
Nhà hướng Đông Bắc đặt bếp hướng nào?

Nhà hướng Đông Bắc đặt bếp hướng nào?

Sáng tạo

10:51:16 03/02/2025
Theo phong thủy, đặt bếp đúng hướng sẽ giúp công danh sự nghiệp của gia chủ thuận lợi. Ngược lại, bếp không đặt đúng hướng có thể tác động tiêu cực đến vượng khí vào nhà.