TPHCM vinh danh học sinh đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi tiếng Anh và tin học quốc tế
Năm 2020, TPHCM có 362 thí sinh xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết quốc gia cuộc thi TOEFL Primary.
Ngày 29-10, Sở GD-ĐT TPHCM đã phối hợp với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam, đại diện quốc gia tại Việt Nam của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) và Tập đoàn khảo thí Tin học hàng đầu thế giới Certiport (Hoa Kỳ) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cho các cá nhân và tập thể đạt thành tích xuất sắc qua các cuộc thi tiếng Anh quốc tế và các cuộc thi tin học quốc tế…
Năm 2020, TPHCM có 362 thí sinh xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết quốc gia cuộc thi TOEFL Primary. Trong đó, 56 thí sinh đã xuất sắc hoàn thành bài thi ở mức điểm tương đương chuẩn ngoại ngữ bậc 4 – chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh của sinh viên tốt nghiệp khối đại học không chuyên ngữ.
Ngoài ra, có tới 38% thí sinh đạt mức chuẩn bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, tương đương mức A2 theo Khung tham chiếu châu Âu và là chuẩn trình độ ngoại ngữ giành cho học sinh tốt nghiệp THCS tại Việt Nam; 79% thí sinh đạt chuẩn bậc 1 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, tương đương chuẩn trình độ ngoại ngữ giành cho học sinh tốt nghiệp tiểu học.
Bà Nguyễn Thị Gái (ngoài cùng bên phải), Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục TPHCM và bà Vũ Thị Bích Ngọc (ngoài cùng bên trái) trao thưởng cho các học sinh đạt thành tích cao tại cuộc thi TOEFL Primary
Trong khuôn khổ cuộc thi TOEFL Junior Challenge, tại vòng chung kết quốc gia, có 72/99 thí sinh của TPHCM đạt từ 550 điểm trở lên với bài thi quốc tế TOEFL ITP – mức chuẩn trung bình ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng của nhiều trường đại học danh tiếng trên cả nước. Ngoài ra, 91% thí sinh TP đạt trình độ bậc 2 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, tương đương với mức A2 trở lên theo Khung tham chiếu chung châu Âu, đạt chuẩn đầu ra của Bộ GD-ĐT.
Trong đó, số lượng thí sinh vượt mức tiêu chuẩn cấp THCS là 55% ở bậc 3 (chuẩn trình độ tiếng Anh bậc THPT) và 19% ở bậc 4 (chuẩn đầu ra tiếng Anh bậc đại học).
Đặc biệt, vượt qua hàng ngàn thí sinh trên cả nước, em Hà Phan Anh, học sinh Trường Dân lập quốc tế Việt Úc (TPHCM) đã xuất sắc giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi TOEFL Primary Challenge năm học 2019-2020 với điểm số tối đa.
Hà Phan Anh, học sinh Trường Dân lập quốc tế Việt Úc (TPHCM) xuất sắc giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi TOEFL Primary Challenge
Bên cạnh đó, có 7 thí sinh đến từ TPHCM cùng đạt giải Khuyến khích quốc gia của 2 cuộc thi TOEFL Primary Challenge và TOEFL Junior Challenge, nâng tổng số thí sinh của TPHCM giành giải quốc gia lên con số 8/23 giải thưởng toàn quốc.
Video đang HOT
Đối với Cuộc thi Tin học Quốc tế IC3 Challenge dành cho học sinh THCS, đông đảo thí sinh đến từ hơn 50 trường THCS thuộc 17 quận, huyện tham gia tranh tài ở hai vòng thi tuyển chọn đầu tiên. 80 thí sinh xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng 3 quyết định thứ hạng các giải thưởng.
Kết quả đã có 50% thí sinh đạt chứng chỉ thành phần các ứng dụng chủ chốt, 19% thí sinh đạt chứng chỉ thành phần máy tính cơ bản và 51% thí sinh đạt chứng chỉ thành phần cuộc sống trực tuyến. Trong số 80 thí sinh dự thi vòng 3 có 46 thí sinh đủ điều kiện ở cả 3 bài thi thành phần IC3 GS4 và được cấp chứng chỉ toàn phần IC3 GS4 từ Certiport.
Chuyển đổi từ "lớp học" sang "phòng học" có được không?
Nếu bây giờ ngành giáo dục và các nhà trường thực hiện học theo phòng chức năng thì sẽ tận dụng tối đa được sách giáo khoa mà phụ huynh phải mua hàng năm.
Kể từ khi nước nhà giành được độc lập cho đến nay, về cơ bản thì các lớp học phổ thông không có nhiều thay đổi. Vẫn là hình ảnh thầy cô miệt mài giảng bài bên chiếc bảng đen, vẫn là mấy chục học trò ngồi phía dưới nghe thầy cô giảng bài rồi chăm chú viết theo thầy cô.
Có thay đổi hơn chăng là phòng học bây giờ khang trang hơn, sạch đẹp hơn trước đây và mỗi lớp được trang bị thêm chiếc ti vi và một số cây quạt hay chiếc máy lạnh trong phòng học.
Như vậy, về cơ bản thì phương pháp, cách tổ chức dạy học bây giờ vẫn chưa có nhiều thay đổi so với trước đây và tất nhiên cách dạy, cách học cũng không có nhiều thay đổi.
Nếu như khi chương trình mới được dạy đại trà, ngành giáo dục và các nhà trường thay đổi từ lớp học biên chế sang phòng học bộ môn, thì chúng tôi tin không chỉ chất lượng giáo dục và hiệu quả đổi mới sẽ tăng, mà còn tiết kiệm được rất nhiều thứ...
Việc học tại các phòng bộ môn sẽ tận dụng tối đa được trang thiết bị và sách giáo khoa - (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Lãng phí nhìn từ những bộ sách giáo khoa
Cả nước hiện có gần 20 triệu học sinh phổ thông cũng đồng nghĩa mỗi năm có chừng ấy bộ sách giáo khoa và hàng chục triệu cuốn sách bài tập, sách tham khảo... được bán ra.
Đa phần, những bộ học liệu này chỉ dùng trong một năm học rồi bỏ đi để bán phế liệu. Vì, học liệu hiện hành có nhiều đầu sách được thiết kế học một lần. Sách bài tập thì đương nhiên chỉ dùng có một năm học sẽ bỏ.
Trong những cuốn sách mà phụ huynh mua, học sinh, sinh viên tự mua có những cuốn được học tập trong một năm học và có những cuốn mua chỉ vì đã được các nhà sách đóng thành một bộ hoặc nhà trường bán trọn gói nên có những cuốn sách mua nhưng không sử dụng đến.
Tất nhiên, dù mới hay cũ thì sau mỗi năm đều bỏ đi bởi giờ đây, phụ huynh cũng ít khi cho con xin hay mượn sách của những anh chị học ở khóa trước mà cứ vào năm học mới là đi mua cho con.
Vì thế, mỗi năm học có hàng chục triệu bộ sách giáo khoa được bán ra rồi bỏ đi một cách lãng phí vô cùng. Bởi mỗi bộ sách học một năm của học sinh mua hết nhiều trăm ngàn nhưng sau một năm học thì chỉ bán được mấy ngàn tiến giấy phế liệu.
Số tiền mua sách cả hàng ngàn tỉ đồng mà phụ huynh bỏ đi mỗi năm mà gần như ít người quan tâm, để ý. Sự lãng phí này cứ lặp đi, lặp lại suốt hai chục năm qua trong khi kinh tế nhiều gia đình và đất nước còn nghèo.
Chuyển đổi từ lớp học sang phòng học được không?
Hiện nay, ở các trường phổ thông có điều kiện cũng chỉ có một số phòng học chức năng như phòng Tin học, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ Thuật, phòng thực hành Lí, Hóa, Sinh để học những tiết thực hành.
Đối với các môn học còn lại đều học tại các lớp học thông thường, học sinh vẫn ngồi 2-3 em/ 1 chiếc bàn và đầu năm thì giáo viên hay kiểm tra xem học sinh đã mua sách giáo khoa, sách bài tập hay chưa.
Nếu chưa mua, tất nhiên học sinh sẽ được thầy cô yêu cầu mua sách bởi đây đã là một thói quen từ nhiều năm.
Chúng tôi cho rằng nếu bây giờ ngành giáo dục và các nhà trường thực hiện học theo phòng học chức năng thì việc đầu tiên là sẽ bớt đi được rất nhiều thứ, nhất là tận dụng tối đa được sách giáo khoa phụ huynh phải mua hàng năm.
Nếu trường nhỏ thì mỗi môn học bố trí 1 phòng học chức năng, môn nào nhiều tiết thì có thể bố trí một vài phòng. Những trường lớn thì bố trí mỗi môn vài phòng bộ môn và quản lý theo từng phòng chức năng.
Đến giờ học môn nào thì học sinh đến phòng chức năng của bộ môn đó học tập. Sách giáo khoa sẽ dùng chung và để tại phòng bộ môn.
Lớp này ra, lớp khác vào học. Mỗi khối học chỉ cần trang bị mấy chục cuốn sách giáo khoa, nhiều thì chỉ khoảng trên dưới 100 cuốn/ môn là đủ.
Giáo viên bộ môn và ban cán sự các lớp có thể quản lý sách của học sinh theo từng tiết học. Hết tiết, học sinh để sách lên trên mặt bàn để lớp khác vào học, hết buổi thì bỏ sách vào hộc bàn hoặc gom lại cất vào tủ tại học phòng học.
Việc thực hiện các phòng học chức năng không khó, các phòng học hiện tại của nhà trường chỉ cần cơ cấu lại cho phù hợp để đặt tên phòng bộ môn cụ thể.
Sách giáo khoa thì có thể đầu năm học phụ huynh học sinh đóng góp một ít và nhà trường có thể tận dụng chính sách xã hội hóa giáo dục một phần. Hơn nữa, khi mà học sinh cả khối chung tay mua bộ sách học chung thì có lẽ giá cả sẽ giảm đi một phần đáng kể.
Nếu như hiện nay hàng năm phụ huynh phải bỏ từ vài trăm ngàn đến cả gần 1 triệu đồng để mua sách học tập cho con em mình thì việc mua sách chung chỉ cần vài chục ngàn có thể đủ được.
Điều quan trọng là bộ sách có thể tận dụng được nhiều năm học và số lượng học sinh dùng chung bộ sách sẽ nhiều hơn, bớt đi những lãng phí không cần thiết.
Không chỉ sách giáo khoa mà các thiết bị học tập cũng có thể tận dụng chung được. Làm như vậy, học sinh cũng đỡ phải mang sách giáo khoa, đỡ phải mang theo các thiết bị và cũng giảm bớt đi áp lực bài về nhà.
Trong mỗi buổi học thì giáo viên có thể ra cho học sinh một vài bài tập cụ thể cho học sinh chép vào vở để làm.
Việc chuẩn bị bài mới, học sinh có thể tham khảo trên mạng Internet hoặc bỏ qua hoạt động này vì suy cho cùng việc chuẩn bị bài mới bây giờ rất hình thức, học sinh lên mạng chép để đối phó với thầy cô mà thôi.
Điều quan trọng là khi học ở phòng học chức năng thì các thầy cô có thể tận dụng tối đa những thiết bị đã được nhà trường trang bị để giảng dạy cho học sinh của mình, không phải lỉnh kỉnh mang theo mỗi khi giáo viên di chuyển lớp mà các giáo viên cũng có thể dễ dàng sử dụng chung được.
Điều quan trọng là giúp cho học sinh, giáo viên tận dụng được tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường, của giáo viên và học sinh
Thiết nghĩ, đất nước còn nghèo, nhiều phụ huynh còn khó khăn, cơ cực mà mỗi năm hàng ngàn tỉ đồng bỏ đi thì quả là rất phí phạm.
Hơn nữa, hàng chục triệu bộ sách được in ấn, phát hành đâu chỉ là câu chuyện lãng phí về tiền bạc mà nó còn đi kèm với rất nhiều vật liệu khác đi kèm nữa.
Nhưng, chỉ sau 9 tháng học tập, thậm chí nhiều sách chỉ thiết kế 1 học kỳ thì những sản phẩm mua mất mấy trăm ngàn đồng bị bỏ đi để bán lấy vài ngàn đồng tiền phế liệu thì uống phí quá!
Giảng viên đại học công nghệ đam mê nghiên cứu khoa học Giảng viên CNTT Đỗ Quang Hưng, trường ĐH Công nghệ GTVT đam mê nghiên cứu khoa học và tâm niệm, đào tạo phải gắn với thực tiễn... Giảng viên CNTT Đỗ Quang Hưng, trường ĐH Công nghệ GTVT luôn tâm niệm, đào tạo phải gắn với thực tiễn ngành giao thông. Ảnh: Giảng viên CNTT Đỗ Quang Hưng (đứng phát biểu) dẫn sinh...