TP.HCM: Tự hào 45 năm ngày truyền thống Trường Phan Tây Hồ
Sáng 8/1, Trường THCS Phan Tây Hồ và Trường TH Phan Chu Trinh quận Gò Vấp, TP.HCM đã long trọng tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống trường (14/12/1976 – 14/12/2020)
Lễ kỷ niệm diễn ra trang trọng trong sáng 8/1
Tại buổi lễ, lãnh đạo của hai trường, các thầy cô giáo, học sinh qua nhiều thế hệ đã cùng nhau ôn lại những năm tháng hình thành và phát triển nhà trường qua 45 năm.
Theo đó, ngày 14/12/1976, một dấu mốc đặc biệt quan trọng, Trường cấp II Phan Tây Hồ sáp nhập với Trường Tiểu học Xóm Mới thành Trường Phổ thông cấp I,II Phan Tây Hồ.
Theo đó, trường có 3 cơ sở gồm 3.125 học sinh với 55 lớp. Năm 1988, cơ sở cấp I của trường được xây dựng mới và hiện nay là Trường TH Phan Chu Trinh và năm 1997 xây dựng cơ sở cấp II. Năm học 1997 – 1998, tách thành 2 trường: Trường THCS Phan Tây Hồ và Trường TH Phan Chu Trinh.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng Phòng GD-ĐT Quận Gò Vấp chúc mừng ban giám hiệu nhà trường
Qua nhiều năm phát triển, đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường được đánh giá là một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất, quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện, giúp học sinh phát triển về “Đức – Trí – Thể- Mỹ”.
Các tố chức đoàn thể của nhà trường đã hưởng ứng tất cả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tham gia nhiệt tình, tích cực bằng sự nhận thức đúng đắn, bằng tình cảm cao đẹp và cách làm sáng tạo, đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt, Trường THCS Phan Tây Hồ, Trường TH Phan Chu Trinh rất chú trọng cho hoạt động giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống địa phương.
Nhà trường luôn quan tâm xây dựng hình thành truyền thống trường, tạo nên những nét đẹp văn hóa rất riêng của ngôi trường mang tên chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh.
Tiết mục văn nghệ của cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Phan Tây Hồ và TH Phan Chu Trinh trong lễ kỷ niệm
Theo lãnh đạo nhà trường, đã 45 mùa xuân đi qua, ngôi trường Phan Tây Hồ, Phan Chu Trinh đã ươm trồng biết bao thế hệ mầm non cho đất nước.
Biết bao thế hệ học trò đã học tập, lớn lên và trưởng thành từ mái trường này và những thầy cô giáo đã thầm lặng cống hiến, dựng xây. Đó là thầy Nguyễn Văn Tiến – vị Hiệu trưởng tiền nhiệm đã quá cố – Người đã đặt những viên gạch đầu xây dựng nền móng Phan Tây Hồ, là TS Đỗ Tuyết Bảo và ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích. Họ là những người đã thầm lặng cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giáo dục Phan Tây Hồ – Phan Chu Trinh đơm hoa kết trái.
Nhiều chuyển biến trong chất lượng giáo dục toàn diện ở huyện Như Thanh
Xác định nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một trong những tiền đề quan trọng, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Vì vậy, cùng với việc tạo chuyển biến trong công tác quản lý giáo dục, nền nếp, kỷ cương trường học, ngành giáo dục huyện Như Thanh đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
Thầy, trò Trường THCS Hải Long trong giờ học ngoại ngữ.
Với tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp ngày một tăng; nhận thức về việc đầu tư cho con em học tập ở nhiều gia đình có sự chuyển biến tích cực, sâu sắc hơn; mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ học sinh (HS) ngày càng mật thiết; đội ngũ cán bộ, giáo viên đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề... tất cả đã, đang tạo cho ngành giáo dục huyện Như Thanh những bước đi vững chắc trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Kết thúc năm học 2019-2020, ngành giáo dục huyện gặt hái được nhiều thành tích đáng tự hào, với tỷ lệ HS khá, giỏi bậc THCS đạt gần 50%, tăng gần 6% so với năm học 2015-2016; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ HS tiểu học được đánh giá hoàn thành môn học đạt gần 99%, HS hoàn thành mức độ hình thành và phát triển về năng lực đạt 99,52%...
Chất lượng giáo dục mũi nhọn có bước chuyển mạnh mẽ. Tại kỳ thi HS giỏi các môn văn hóa lớp 8 và lớp 9 cấp huyện, có 265 em đạt giải, tăng 44 em so với năm học 2015-2016. Tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, tỷ lệ HS trúng tuyển đạt 93%, trong đó 4 em đỗ vào Trường THPT chuyên Lam Sơn. Cũng trong kỳ thi này, năm học 2020-2021, toàn huyện có 6 em trúng tuyển vào Trường THPT chuyên Lam Sơn, xếp thứ 7/27 huyện, thị xã trong tỉnh có HS trúng tuyển vào Trường THPT chuyên Lam Sơn...
Có được kết quả trên, ngoài sự phấn đấu, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên và HS trong dạy và học, là sự quan tâm sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân trong huyện. Bên cạnh đó, ngành giáo dục huyện luôn quan tâm, thực hiện đồng bộ các giải pháp, như chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương, đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy mạnh phong trào thi đua "hai tốt"... nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng đều, tiến bộ ở tất cả các bậc học.
Trong đó, cấp mầm non tập trung đổi mới nội dung, tăng cường các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non; thực hiện các chuyên đề đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với thực tế của địa phương, như:
Lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi, giáo dục thẩm mỹ, kỹ năng sống, phát triển vận động cho trẻ. Đối với bậc phổ thông, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với đối tượng HS; rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng giảm tải; xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn địa phương và nhà trường.
Ngoài ra, ngành đã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sắp xếp điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên đúng quy trình. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia đào tạo nâng chuẩn, tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá...
Đến nay, toàn ngành có 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, hơn 85% cán bộ, giáo viên trên chuẩn. Cùng với đó, chủ trương kiên cố hóa trường lớp, xã hội hóa và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Thống kê đến tháng 10-2020, toàn huyện đã có 36/46 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 78,26%. Trong đó, cấp mầm non đạt 71,43%, tiểu học 83,33%, THCS đạt 78,57%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Phòng GD&ĐT huyện, cùng với những kết quả đạt được, ngành giáo dục huyện Như Thanh vẫn tồn tại những hạn chế, như: Tỷ lệ xếp loại học lực yếu, kém giảm mạnh, song vẫn còn chênh lệch giữa các địa phương trong huyện; chất lượng giáo dục mũi nhọn ở bậc THCS thiếu tính ổn định, bền vững. Việc giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động ngoại khóa dù đã được các nhà trường, gia đình và địa phương quan tâm, song, việc tổ chức ở một số nhà trường thiếu tính thường xuyên, liên tục.
Ý thức trách nhiệm của một số cán bộ quản lý, giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng toàn diện chưa cao, thiếu tính quyết liệt, chậm đổi mới... Những hạn chế, yếu kém trên đòi hỏi ngành giáo dục huyện Như Thanh nỗ lực hơn nữa để có giải pháp khắc phục. Từ đó, tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển toàn diện, vững chắc.
Thi học sinh giỏi không có ý nghĩa về chiến lược phát triển con người Bản thân sự tồn tại của việc thi học sinh giỏi đã là một sự mâu thuẫn lớn. Nếu đánh giá, công nhận học sinh giỏi chỉ qua kết quả một bài thi thì thật sự sai lầm. Sự cần thiết của thi học sinh giỏi là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh...