TP.HCM tăng tiết 6 môn thi tốt nghiệp THPT
Tuy phải dạy và học nghiêm túc ngay từ đầu năm học nhưng khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp, hầu hết các trường THPT ở TP.HCM cho biết sẽ tổ chức tăng tiết.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển sáng 29/3 thông báo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tổ chức vào các ngày 2, 3 và 4/6 với 6 môn: Văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa học, Sinh học, Địa lý; các môn thi theo hình thức trắc nghiệm là Ngoại ngữ, Hóa học, Sinh học.
Môn Ngoại ngữ, học sinh sẽ thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật; học sinh không theo học hết chương trình THPT hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy – học thì được thi thay thế bằng môn vật lý (trắc nghiệm). Đối với hệ giáo dục thường xuyên, học sinh thi 6 môn: Văn, Toán, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Vật lý ; các môn thi theo hình thức trắc nghiệm là Hóa học,Sinh học, Vật lý.
Một giờ học của khối 12 hệ THPT tại TPHCM.
Không thi môn lịch sử
Ngoài 3 môn thi bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ thì việc Bộ GD-ĐT chọn thêm 3 môn trong 5 môn cơ bản (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý) trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khi biết sẽ thi Hóa học, Sinh học, Địa lý thì học sinh tại TPHCM đón nhận với những tâm trạng khác nhau.
Trần Hiếu Nghĩa, học sinh Trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú), cho biết do học tốt các môn khoa học tự nhiên nên em nhẹ nhõm khi biết không có môn Lịch sử, môn Địa lý thì không đáng sợ vì thiên về tư duy và cũng có thể dựa vào Atlat để làm bài. Ngọc Thảo, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) cũng nói rất vui khi không thi lịch sử. Thảo dự thi ĐH khối A1 nên nếu đổi môn hóa học thành môn Vật lý thì còn dễ chịu hơn nữa.
Video đang HOT
Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, phân tích: “Không thi lịch sử có thể là niềm vui đối với rất nhiều học sinh, giáo viên cũng đỡ áp lực do những năm trước đây điểm môn này thường rất thấp”. Ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Thanh Bình (quận 3) cho biết những học sinh có tư duy tốt sẽ lợi thế khi thi Hóa học, Sinh học và Địa lý.
Áp lực kết quả tốt nghiệp
Hầu hết các trường THPT ở TP.HCM cho biết tuy phải dạy và học nghiêm túc ngay từ đầu năm học nhưng khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp thì vẫn phải tổ chức tăng tiết nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng làm bài cho học sinh để có kết quả thi tốt nhất.
Hiệu trưởng một trường THPT công lập nói không hẳn là bệnh thành tích nhưng sau 12 năm học phổ thông, không chỉ học sinh muốn đậu tốt nghiệp mà thầy cô giáo lẫn phụ huynh cũng đều muốn, bởi đơn giản là đậu tốt nghiệp THPT mới được dự thi ĐH, CĐ. Áp lực về kết quả thi tốt nghiệp còn đè nặng hơn lên các trường ngoài công lập vì có kết quả tốt sẽ là thành tích để các trường dễ tuyển sinh tốt trong những năm tiếp theo.
Các môn thi được chọn ngẫu nhiên
Trước băn khoăn của dư luận về việc không tiếp tục tổ chức thi môn Lịch sử mà thi môn Địa lý, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết các môn thi được chọn ngẫu nhiên để bảo đảm tính khách quan nhằm tránh học tủ, học lệch. Đề thi vẫn sẽ bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Bộ GD-ĐT sẽ chủ động giao cho các địa phương việc tổ chức coi thi, chấm thi nhưng thắt chặt khâu chấm thi bằng việc tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi các môn tự luận. Để tăng cường kỷ luật phòng thi, thí sinh được mang các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin vào phòng thi.
Theo Người Lao động
Bộ GD thừa nhận nhiều bài thi tốt nghiệp chấm sai
Một thống kê do Bộ GD-ĐT vừa công bố khiến nhiều người giật mình: Sau khi chấm thẩm định hơn 1.000 bài thi môn toán, văn, lịch sử, địa lý ở các trường khác nhau, Bộ nhận định việc chấm thi chưa nghiêm túc.
Cán bộ chấm thi thiếu trách nhiệm?
Lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng-Bộ Giáo dục đào tạo cho biết, dựa trên kết quả tốt nghiệp năm 2012 của các đơn vị, Bộ Giáo dục đã thành lập hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định bài thi tự luận các môn toán, ngữ văn, lịch sử và địa lý của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kết quả thi tăng đột biến so với các năm trước và trùng lặp nhiều ở một mức điểm.
Kết quả chấm thẩm định cho thấy, một số cán bộ chấm thi không thực hiện đúng quy định của quy chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, hạ thấp yêu cầu đánh giá bài làm của thí sinh so với hướng dẫn chấm, đáp án của bộ. Vì vậy có nhiều bài thi bị chấm sai, chấm không đúng đáp án và thang điểm hoặc bị cộng điểm sai.
Thầy cô chấm thi nghiêm túc mới đảm bảo công bằng cho thí sinh.
Một số lượng đáng kể các bài thi có kết quả công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của bộ, chủ yếu là điểm công bố cao hơn từ 1-2 điểm, cá biệt là 3 điểm và cao hơn so với đáp án và thang điểm của bộ.
Còn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận của Bộ Giáo dục đã chấm 1.405 bài thi môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý của một số trường. Kết quả cho thấy: "Việc chấm thi của các trường có sai sót, chưa nghiêm túc, không chấm hai vòng độc lập theo quy định, có biểu hiện đánh dấu bài".
Có thể nói, đây là vấn đề rất đáng chú ý vì số lượng bài chấm thẩm định mới chỉ hơn 1.000 bài mà đã có "đầy đủ" những kiểu sai phạm. Trong khi đó, số lượng bài thi của kỳ thi này lên tới hàng triệu bài, thì nếu thẩm định lại toàn diện, những sai phạm sẽ còn nhiều tới mức nào?
Theo ông Ngô Kim Khôi, những hạn chế trong công tác coi thi, chấm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT cho thấy công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi, chấm thi, công tác kiểm tra, thanh tra trước, trong và sau kỳ thi ở các cơ sở giáo dục chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ. Hậu quả của những thiếu sót, khuyết điểm kể trên là kết quả thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi, cũng như kết quả thi tốt nghiệpTHPT của 16 tỉnh, thành có bài thi được chấm thẩm định của cả nước bị sai lệch, cao hơn thực chất. Đối với các trường ĐH, phát hiện chấm thi có sai phạm đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc và xử lý kỷ luật các đơn vị, cá nhân có liên quan.
Sẽ bổ sung vào hội đồng tổ chấm kiểm tra
Để chấn chỉnh công tác chấm thi, trong năm 2013 các biện pháp mà Bộ Giáo dụcđưa ra là: Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT bổ sung mỗi hội đồng chấm thi một tổ chấm kiểm tra bài thi tự luận, độc lập với các tổ chấm thi, thực hiện chấm lại để kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi do các giám khảo đã chấm xong, theo tiến độ chấm của hội đồng chấm thi, nhằm tăng cường các biện pháp đảm bảo tính khách quan trong chấm thi tự luận.
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ bổ sung ban chấm thanh tra trực thuộc hội đồngtuyển sinh trường, ban chấm thanh tra có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi của mỗi môn tự luận.
Tuy nhiên, ông Vũ Viết Bình - Phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội - cho rằng, bộ cần cân nhắc số lượng chấm thanh tra 10% số bài thi vì đây là một số lượng rất lớn. Thành phần chấm thanh tra cũng cần phải quy định chặt chẽ, những người đã chấm thi thì không ở trong tổ chấm thanh tra.
Theo ông Nguyễn Đức Minh - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngân hàng TP.HCM nhận định: "Việc chấm thanh tra 10% là quá nhiều, các trường sẽ không đủ thời gian để thực hiện theo quy định của bộ, nhất là đối với những trường đông thí sinh. Trường cũng không nên thành lập ban chấm thanh tra vì sẽ tốn kém, cồng kềnh. Không chỉ thế, ngay chính trong quy định vấn đề này của bộ thì lại không yêu cầu nhất thiết phải sử dụng kết quả của ban này, điều này cho thấy tính hiệu quả của ban này sẽ rất... kém!
Những biện pháp giám sát bổ sung như trên phát huy tác dụng đến đâu, phải sau khi kết thúc kỳ thi mới biết. Nhưng để có những kỳ thi thực sự khách quan, công bằng, nghiêm túc, thì có lẽ- như một lãnh đạo trường đại học đề xuất- phải dạy lại sự trung thực trong toàn bộ ngành giáo dục, bắt đầu từ những giáo viên tương lai trở đi".
Theo Lao Động
Chưa liên thông, trường chuyên lãng phí Phát triển hệ thống trường chuyên nhằm phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước nhưng loại hình này cho đến nay vẫn chưa được liên thông Hiệu trưởng các trường THPT chuyên, trường có lớp chuyên ở TPHCM cho rằng đa số học sinh (HS) vào lớp chuyên chỉ để tạo đà đi du học và tạo lợi thế điểm số...