TPHCM: Tăng giá vé một số tuyến xe buýt liên tỉnh
Kể từ tuần này, một số tuyến xe buýt nối Long An, Tây Ninh, Bình Dương với TPHCM sẽ tăng giá vé vì giá xăng dầu tăng cao.
Theo Trung tâm Quản lý và điều hành Vận tải hành khách công cộng, các tuyến tăng giá vé đợt này là tuyến Bến đò Bình Mỹ – Bến xe Bình Dương (MS 61-7), Bến xe Củ Chi – Hậu Nghĩa (MS 62-3), Bến xe An Sương – Hậu Nghĩa (MS 62-5), Bố Heo – Lộc Hưng (MS 70-5), Bến xe Củ Chi – Hòa Thành (MS 70-2). Giá vé tăng khoảng 1.000 – 4.000 đồng/lượt vé (tùy tuyến).
Áp lực tăng giá xăng dầu khiến nhiều tuyến xe buýt không được trợ giá phải tăng giá vé
Giá vé từng tuyến tăng cụ thể như sau:
Tên tuyến
Mã số
Giá vé hiện nay
(đồng/lượthành khách)
Giá vé điều chỉnh
(đồng/lượthành khách)
Bến đò Bình Mỹ – Bến xe Bình Dương
61-7
5.000
6.000
Bến xe Củ Chi -Hậu Nghĩa
Video đang HOT
62-3
6.000
6.000 (dưới 1/2 cự ly)
8.000 (từ 1/2 cự ly đến suốt tuyến)
Bến xe An Sương – Hậu Nghĩa
62-5
5.0006.000
6.000 (dưới 1/2 cự ly)
8.000 (từ 1/2 cự ly đến suốt tuyến)
Bố Heo – Lộc Hưng
70-5
5.000
6.000
Bến xe Củ Chi – Hoà Thành
70-2
7.000 14.000 16.000 18.000.
20.000 (suốt tuyến)
7.000 14.000 17.000 21.000.
24.000 (suốt tuyến)
Các tuyến xe tăng giá vé đợt này đều là các tuyến liên tỉnh, không được thành phố trợ giá hoặc chỉ trợ giá 1 phần. Trong đó chỉ có tuyến Bến xe Củ Chi – Hậu Nghĩa là được trợ giá đoạn từ Bến xe Củ Chi đến cầu Thầy Cai, tuyến Bến xe An Sương – Hậu Nghĩa được trợ giá đoạn từ Bến xe An Sương đến Nhị Xuân còn lại đều không được trợ giá.
Cũng từ ngày 17/9, tuyến xe buýt vòng quanh quận 1 sẽ chính thức khởi hành. Đây là tuyến xe buýt có lộ trình hoạt động đi qua các cơ quan hành chính nhà nước, trường học và trung tâm thương mại… nhằm phục vụ hành khách là cán bộ công nhân viên, sinh viên học sinh và người dân có nhu cầu đi lại trong khu vực trung tâm thành phố.
Mã số tuyến là 35, điểm đầu là công viên 23/9 và điểm cuối là Bến xe buýt đường Hoàng Sa. Chuyến đầu tiên xuất bến là 6h, chuyến cuối cùng xuất bến 20h. Thời gian giãn cách khoảng 8-12 phút/chuyến. giá vé là 4.000 đồng/hành khách/lượt.
Lộ trình di chuyển qua các đường chính như Tôn Thất Tùng, Bùi Thị Xuân, Cống Quỳnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Trần Hưng Đạo, Hồ Hảo Hớn, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học, Lê Thị Hồng Gấm, Ký Con, Nguyễn Công Trứ, Pasteur, Hàm Nghi, Lê Lợi, Lý Tự Trọng, Hai Bà Trưng, Nguyễn Du, Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Khắc Khoan, Điện Biên Phủ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu…
Theo Dantri
"Vừa bán, vừa la vẫn đắt hàng"
Liên hệ với hơn 10 hãng xe chất lượng cao để đặt vé xe, nhưng cả sáng 30.12, anh Phan Văn Đức chỉ nhận được những câu trả lời: Hết vé! Thậm chí, nhiều nhân viên bán vé còn "mắng" anh: "Đi chơi mà đến giờ này mới hỏi vé à?"
Trong khi xe ở bến tại Hà Nội phải ngậm ngùi không tăng giá vé và "chắt chiu" khách thì ngược lại, xe ngoài bến với danh nghĩa "du lịch lữ hành", "xe hợp đồng chạy tuyến cố định" tha hồ "chặt chém" khách.
Vé ... nằm dưới sàn xe cũng không còn
Gọi điện đến hơn 10 hãng xe chất lượng cao của các hãng du lịch lữ hành như Camel, Hưng Long... để đặt vé về quê (TP. Huế) vào chiều 31.12 nhưng cả sáng 30.12, anh Phan Văn Đức (SV năm thứ 3, ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) chỉ nhận được những câu trả lời: Hết vé! Thậm chí, nhiều nhân viên bán vé còn "mắng" anh: "Đi chơi mà đến giờ này mới hỏi vé à?
"Dưới danh nghĩa xe hợp đồng, xe "VIP", các nhà xe ngang nhiên lập bến cóc, chiếm dụng bến xe buýt để bắt khách, bán vé cao gấp đôi mà không cơ quan nào xử lý
Cực chẳng đã, anh phải nhờ một lãnh đạo của một công ty vận tải mua hộ 2 vé đi Huế (xe ngồi) với giá cắt cổ: 270.000 đ/vé, tức là tăng gấp đôi so với ngày thường.
Đại diện công ty vận tải Hưng Thành cho hay, từ chiều 29.12 doanh nghiệp đã khoá vé xe giường nằm đi miền Trung. Vé ngồi chỉ còn lác đác, dù cho số lượng xe đã được tăng cường hơn 30% so với ngày thường, và giá vé cũng tăng gần gấp đôi. Ví dụ như xe đi Huế giường nằm đến chiều 29.12 đã tăng từ 180.000đ lên 300.000đ/vé.
Tương tự, xe du lịch chất lượng cao của công ty Hưng Long cũng tăng gần 100.000đ/vé chặng đi Quảng Bình, Hà Tĩnh, Vinh trong dịp tết dương lịch song cũng đã hết vé từ sáng 29.12. Ngày thường vé nằm xe này đi Đồng Hới chỉ 170.000/vé nhưng nay lên 250.000đ cũng không có mà mua.
Công ty du lịch Lạc Đà trên phố Trần Khát Chân cũng cho hay, từ chiều 29.12 đã không còn vé đi Huế, Quảng Trị, Đồng Hới, thậm chí vé... nằm dưới sàn cũng không còn.
Trong khi các xe du lịch lữ hành, xe hợp đồng đón khách trên phố, tại bến cóc Trần Khát Chân, Võ Thị Sáu... đều cháy vé thì xe trong các bến xe lớn của Hà Nội như Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm vẫn giữ nguyên giá vé.
Lái xe giường nằm của công ty Sao Vàng chạy tuyến Nước Ngầm - Quảng Ngãi cho biết, 16g xe xuất bến nhưng đến 15g vẫn trống cả chục giường (xe có 39 giường), điều đáng nói là, giá vé đi Quảng Ngãi còn thấp hơn vé xe ngồi đi Huế của các công ty lữ hành bên ngoài bến.
Lái xe Hải Vân (Đà Nẵng) cũng không thể hiểu nổi, tại sao nhiều người chen chúc mua vé "tour" bên ngoài để đi Đà Nẵng với giá 400.000đ, mà xe nằm Hải Vân trong bến xe Nước Ngầm giá giữ nguyên 250.000 đ/vé vẫn rất ít người mua.
Cũng tại bến xe Nước Ngầm, nhân viên bán vé của xe Mai Linh cho biết, đến gần trưa ngày 30.12, vé đặt trước của khách đi trong các ngày 30, 31 cũng chỉ mới khoảng 50% số ghế, dù cho, vé của Mai Linh vẫn giữ nguyên mức cũ.
"Xe dù" chất lượng cao
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các nhà xe nâng giá vé đều là xe không đăng ký hoạt động trong bến mà tự lập bến cóc gần các trường đại học (như khu vực ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân), hoặc ngang nhiên chiếm dụng bến xe buýt thành "bến nhà" như nhà xe Hưng Long trên đường Trần Khát Chân.
Trong khi xe ngoài bến thì không còn chỗ thì xe trong bến vẫn đìu hiu chờ khách, dù giá vé không tăng
Hơn nữa, đây thực chất là những xe dán mác "xe hợp đồng", "xe du lịch lữ hành" (xe tour) nghĩa là chỉ được chở khách theo hợp đồng, không được bán vé lẻ trên xe. Tuy nhiên, các nhà xe này thường chở "khách quen" là cán bộ, sinh viên tại những địa phương đó đang học tập, làm việc tại Hà Nội chứ không phải hề có hợp đồng trước.
Thêm vào đó, tuyến cố định của nhà xe thường "ăn theo" các điểm du lịch như đi Huế, Quảng Bình (Phong Nha) để núp bóng xe du lịch lữ hành, "qua mặt" cơ quan chức năng và tha hồ chặt chém, tăng giá vé mà không cần phải thông báo với các bến xe.
Khi được phóng viên phản ánh chuyện tăng giá vé gấp đôi của các "xe hợp đồng", "xe du lịch lữ hành" này, ông Nguyễn Hoàng Linh, phó giám đốc sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, sở Giao thông chỉ có quyền tiếp nhận thông báo bảng giá của doanh nghiệp đăng kí lên, chứ không có chế tài nào quy định sở Giao thông hay thanh tra giao thông được phạt nếu doanh nghiệp tăng giá, mà đó là trách nhiệm của sở Tài chính.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Amip ăn não người bị nghi giết chết một em bé Mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhi chết do ápxe não tại TP HCM vừa cho kết quả dương tính với Naegleria fowleri - loại amip ăn não người. Bác sĩ đang chờ các kết quả xét nghiệm khác trước khi kết luận "bé tử vong vì amip ăn não người'. Thông tin ban đầu, bệnh nhi tử vong vài ngày trước. Mẫu...