TP.HCM: Tăng cường kiểm tra, giám sát các lớp học, giờ học trực tuyến
Ngày 14/4, Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản gửi các trường học về tăng cường hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, bắt nạt, xâm hại trẻ em, HSSV khi học tập trực tuyến và sử dụng môi trường mạng.
Học sinh tiểu học tại TP.HCM học tập trên internet trong đợt nghỉ phòng dịch Covid-19. Ảnh minh hoạ
Theo đó, để bảo vệ học sinh, sinh viên khỏi tác động tiêu cực khi tham gia học tập trực tuyến và khai thác sử dụng môi trường mạng, tạo môi trường học tập trực tuyến lành mạnh, hiệu quả, chất lượng, Sở GD-ĐT đề nghị người đứng đầu các đơn vị tổ chức triển khai hiệu quả tại đơn vị các nội dung:
Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể học sinh, sinh viên về kiến thức, kỹ năng Internet, mạng xã hội đảm bảo an ninh, an toàn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các lớp/ giờ học trực tuyến nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm, gây rối khi tổ chức các hoạt động dạy và học qua môi trường mạng;
Đồng thời hướng dẫn học sinh, sinh viên khai thác kho dữ liệu, học liệu số, nền tảng số và các video clip hỗ trợ tâm lý, kĩ năng học tập, sử dụng mạng xã hội an toàn.
Khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên tích cực tham gia xây dựng các video clip ngắn, dễ hiểu để truyên truyền nhằm chia sẻ kinh nghiệm tốt trong dạy và học trực tuyến, thực hiện ứng xử văn hoá trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Sở GD-ĐT cũng nhấn mạnh, các đơn vị cần phát huy vai trò của tổ tư vấn tâm lý trong nhà trường, tổ chức tư vấn trực tiếp, trực tuyến hoặc qua điện thoại, các hình thức phù hợp.
Sở cũng yêu cầu các cơ sở GD tiếp tục thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Bộ GD-ĐT tại công văn số 1247 ban hành ngày 13/4/2020 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên trong quá trình học tập qua internet và công văn của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 29/4 về đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy và học trực tuyến.
Kết hợp dạy học trực tuyến - trực tiếp: Thay đổi căn bản hoạt động giáo dục
Là phương thức dạy học mới hoàn toàn về chất, dạy học trực tuyến khi được tích hợp với dạy học trực tiếp sẽ làm thay đổi căn bản các hoạt động giáo dục và dạy học thường được quan niệm như trước đây.
HS Trường Tiểu học Thăng Long (Hà Nội).
HS tiểu học có nên học trực tuyến?
Trong giai đoạn tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, quyết định của thành phố Hải Phòng với hoạt động học tập của HS lớp 1, lớp 2 được dư luận hết sức quan tâm. Câu hỏi có nên cho HS nhỏ tuổi học trực tuyến hay không cũng được trao đổi nhiều từ đây và có những ý kiến trái chiều. Liên quan đến ý kiến trái chiều này, có thể phân ra một số nhóm lí do:
Thứ nhất từ phụ huynh. Dạy học trực tuyến với HS đầu cấp tiểu học đương nhiên sẽ ảnh hưởng, xáo trộn ít nhiều trong sinh hoạt gia đình và kế hoạch làm việc của bố mẹ: Hướng dẫn, quản lí sử dụng thiết bị số, các ứng dụng để vận hành học tập trực tuyến, thời gian học, lịch học...
Tiếp đến là kĩ năng học tập trực tuyến của HS. Đến trường trực tiếp mang ý nghĩa kép: Vừa học tập vừa học kĩ năng học tập. Tuy nhiên, trong môi trường trực tuyến chủ yếu mới chỉ hỗ trợ học tập. HS chưa được trang bị các kĩ năng cơ bản của việc học tập trực tuyến. Nhất là vấn đề tự tạo động lực học tập và quản lí bản thân.
Liên quan đến kĩ năng dạy học trực tuyến của GV, hiện không ít GV chưa được trang bị thành thục các kĩ năng dạy học trực tuyến (nhất là việc áp dụng các phương pháp dạy học được đào tạo trước đây - cho dạy học trực tiếp - sang bối cảnh "dạy trước màn hình" đang được thực hiện một cách cơ học). Quá trình tổ chức các hoạt động học tập trên nền tảng trực tuyến (nhờ ứng dụng công nghệ) đang là thách thức, khó khăn với GV cả nhận thức lẫn kĩ năng thực hiện.
Cuối cùng là cơ chế vận hành dạy học trực tuyến. Dạy học trực tuyến không chỉ là việc thực hiện "bài giảng online" mà đây là phương thức chuyển đổi dạy học trên nền tảng công nghệ. Một hệ thống vận hành tổng thể không chỉ là đặc quyền của khoa học giáo dục, sư phạm mà còn có sự tích hợp, can dự của các giải pháp công nghệ. Đó là nhà trường ảo, lớp học ảo, không gian học tập ảo không thể chỉ vận hành bởi "màn hình" hiển thị.
Đằng sau đó là cả một hệ sinh thái giáo dục mới: Hệ thống các nội dung, bài học, tài nguyên học tập được số hóa; hoạt động dạy học được hỗ trợ bởi công nghệ, hệ thống quản lí được vận hành bởi giải pháp công nghệ, hệ thống thiết bị, hạ tầng và phần mềm chuyên dụng... Và đương nhiên, kèm theo đó là các chính sách về con người, chế độ, cách tính công lao động sư phạm, sự công nhận chính thức... về phương thức dạy học mới này.
HS đầu cấp tiểu học, việc được đến trường học tập, giao tiếp trực tiếp với thầy cô, bạn bè là cơ hội tuyệt vời để tạo nên cảm xúc, động lực học tập. Tuy nhiên, cũng không loại bỏ các cơ hội tiếp cận bài học, kiến thức, hoạt động bổ trợ hình thành kĩ năng, phẩm chất được thiết kế khoa học trên nền tảng học tập trực tuyến.
Một buổi dạy học trên truyền hình. Ảnh: Thế Đại
Giải pháp bảo đảm hiệu quả
Về cơ bản, triển khai công tác giáo dục và dạy học thời gian qua, các sở/phòng GD&ĐT và các nhà trường đã ứng dụng mạnh công nghệ, giải pháp nền tảng (ở các cấp độ khác nhau, theo điều kiện của địa phương) theo mô hình cổng thông tin, phần mềm quản lí, giải pháp kĩ thuật cụ thể... Tuy nhiên, còn một số tồn tại: Chưa hình thành rõ mô hình mang tính hệ thống, tổng thể theo các tiêu chuẩn thống nhất; thiếu tính đồng bộ, liên thông trong hạ tầng truyền dẫn, kĩ thuật dùng chung, an toàn thông tin và bảo mật; cơ sở dữ liệu dùng chung...
Việc Bộ GD&ĐT xây dựng, tiến tới ban hành Thông tư về dạy học trực tuyến, cung cấp hành lang pháp lí qui định, công nhận phương thức dạy học trực tuyến với các hướng dẫn thực hiện kèm theo là bước đi phù hợp với xu thế. Đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Trên cơ sở áp dụng dạy học trực tuyến một cách khoa học, đồng bộ hệ thống và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương, quá trình này sẽ tạo nên những bước đột phá, đổi mới sáng tạo trong giáo dục và dạy học nói riêng. Với tư cách là một phương thức dạy học mới hoàn toàn về chất, dạy học trực tuyến khi được tích hợp với dạy học trực tiếp sẽ làm thay đổi căn bản các hoạt động giáo dục và dạy học vẫn thường được quan niệm như trước đây.
Để triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến, cần thống nhất xây dựng nền tảng quản lí học tập chung cho các cấp học giáo dục phổ thông. Theo kinh nghiệm một số nước, Bộ GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm phê duyệt và quản lí chung khoảng 2 - 4 hệ quản lí học tập chung. Trên nền tảng chung này, nhà trường chủ động đề xuất tích hợp thêm các hạ tầng và giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể.
Cần làm rõ, nghiên cứu và lựa chọn áp dụng các mô hình quản lí giáo dục, dạy học phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số với các thành tố cơ bản mang tính nguyên tắc. Trong đó bao gồm: Cơ sở dữ liệu, tài nguyên học liệu số; hạ tầng giao tiếp, kết nối; công cụ học tập dễ tiếp cận; phương pháp dạy học; tổ chức và quản lí quá trình dạy học; chính sách đào tạo thế hệ GV mới, hỗ trợ GV và HS; mối quan hệ giữa nhà nước - doanh nghiệp - trường học. Việc sắp xếp, ưu tiên thứ tự các thành tố sẽ dẫn đến những chính sách và sự ra đời các mô hình vận hành khác nhau.
Cuối cùng, cần có sự can thiệp nhất định về chính sách để tạo công bằng trong tiếp cận giữa các cơ sở giáo dục ở những địa phương, vùng miền khó khăn. Đồng thời tạo cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng chuyển đổi số trong giáo dục từ các nhà đầu tư, công ty có uy tín hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Dạy trực tuyến không còn mang tính đối phó, tạm thời Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Học sinh học trực tuyến trong những ngày không đến trường vì dịch Covid-19 giữa năm 2020 - ĐÀO NGỌC THẠCH Đồng tình với những quy định của Bộ nhưng...