TPHCM: Số ca xuất huyết đang tăng bất thường
Bước vào tháng đầu của mùa mưa (tháng 5) bệnh sốt xuất huyết đã tăng gần 30% so với tháng trước, tại nhiều quận huyện trên địa bàn TPHCM. Trong khi những năm trước, vào cuối tháng 6 bệnh mới bắt đầu tăng.
Mới vào mùa mưa, số ca SXH tại các bệnh viện đã liên tục tăng cao
Số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho thấy số bệnh nhân mắc SXH tính từ đầu năm đến nay đã lên tới hơn 3.500 ca. Hiện toàn thành phố đã có 3 trường hợp tử vong vì SXH. BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cho biết: “Trong tháng 5 có tới 14/24 quận huyện số ca SXH tăng cao hơn so với tháng trước. Đáng chú ý nhất là quận Bình Tân, quận 8, quận 6… với trên dưới 60 ca bệnh trong tháng. Những quận nằm trong khu vực trung tâm thành phố như quận 1, quận 3, Tân Bình số ca bệnh cũng bắt đầu tăng nhanh. Dự báo SXH sẽ còn có những diễn biến theo chiều hướng phức tạp trong thời gian tới”.
Còn ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố, số ca mắc bệnh có diến biến tăng bất thường trong giai đoạn nửa cuối tháng 5. Cụ thể, theo số liệu của phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, trung bình mỗi ngày bệnh viện phải tiếp nhận trên dưới 40 bệnh nhân mới mắc bệnh. Số ca điều trị nội trú liên tục giao động 70-80 ca. Riêng tháng 5, số bệnh nhân nhập viện điều trị tại bệnh viện đã tăng gần 40% so với tháng trước, trong đó đa pần là bệnh nhân sinh sống trên địa bàn thành phố.
Trong khi đó, tại 2 bệnh viện nhi đồng, số bệnh nhi mắc SXH nhập viện điều trị cũng liên tục tăng. Theo BS Trịnh Hữu Tùng, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2, nếu tháng 4, số trẻ tới khám SXH tại bệnh viện khoảng gần 200 ca thì trong tháng 5, con số này đã lên gần 300 ca, số trẻ phải nhập viện điều trị nội trú trong thời gian cuối tháng 5 luôn giao động từ 25-30 ca mỗi ngày.
Video đang HOT
Đây là loại bệnh mang tính chu kỳ nhưng năm nay bệnh có diễn biến bất thường khi những năm trước, vào cuối tháng 6 bệnh mới bắt đầu tăng. Thực tế trên cho thấy, công tác phòng chống dịch bệnh tại nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố đang “có vấn đề”. Khảo sát thực tế tại khu vực Rạch Làu, điểm nóng của nạn muỗi hoành hành hàng năm trên địa bàn quận 8, người dân ở đây cho biết từ khi những trận mưa lớn xuất hiện, muỗi ở khu vực này đã bùng phát mạnh. Người dân đang phải dùng đủ các biện pháp để đối phó với muỗi, tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn chưa phun thuốc diệt muỗi. Tình trạng tương tự cũng đang xảy quanh khu vực Rạch Lăng thuộc quận Bình Thạnh.
Công tác phòng chống SXH tại quận huyện chưa quyết liệt
Trước tình hình trên, Sở Y tế yêu cầu các quận huyện tăng cường công tác phòng chống SXH tại các điểm nguy cơ cao, không để dịch bệnh lây lan rộng trên địa bàn. Quận huyện phải chủ động diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi.
BS Nguyễn Đắc Thọ kêu gọi người dân chủ động các biện pháp diệt lăng quăng tại nhà vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, gọn gàng phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, san lấp các hố, vũng nước đọng, lật úp các vật dụng chứa nước không dùng đến để muỗi không còn nơi sinh sản. BS Thọ khuyến cáo người dân nên thường xuyên ngủ mùng, mặc quần áo dài tay phòng muỗi đốt. Sử dụng các loại hóa chất diệt và xua muỗi, như: phun thuốc, tẩm mùng bằng hóa chất, hương muỗi.
Theo báo cáo của Viện Pasteur TPHCM trong tuần qua, các tỉnh khu vực phía Nam ghi nhận 1.315 ca SXH mới mắc, tăng 7,6% so với tuần trước. Các tỉnh có số mắc cao là TPHCM, Kiên Giang, Sóc Trăng. Trong tuần không có bệnh nhân tử vong.
Tổng số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam tính từ đầu năm 2012 đã lên đến 17.462 ca, tử vong 8 ca, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Vân Sơn
Theo dân trí
Mẫu tóc bé trai viêm da lạ tử vong ở Nhi Đồng 1 có thạch tín
Kết quả xét nghiệm một trong nhiều mẫu tóc của bệnh nhi Phạm Văn Thách, 9 tuổi ở Quảng Ngãi, mắc bệnh viêm da lạ điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, dương tính với asen - chất vô cơ có thể gây loét da.
Bé viêm da điều trị ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 qua đời
Bé Thách trong thời gian được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: B.V
Tiến sĩ - bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết,cần có nhiều xét nghiệm ở những bệnh nhân mắc viêm da lạ khác và phải thực hiện ở nhiều trung tâm xét nghiệm mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Nhưng nếu đúng bệnh nhân bị nhiễm asen thì đây có thể là nguyên nhân gây viêm loét da.
Bé Thách mắc bệnh từ tháng 3,được điều trị lần lượt tại Bệnh viện Quy Hòa, Bệnh viện Đa khoa Bình Đình. Ngày 20/5, Thách được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) nhưng sau một tuần điều trị đã qua đời do bệnh quá nặng. Các mẫu bệnh phẩm được lấy để mang đi xét nghiệm.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Đồng 1, kết quả cho thấy trong nhiều mẫu tóc mang đi xét nghiệm có một mẫu cho dương tính với asen (thạch tín) với hàm lượng cao gấp 100 lần bình thường. Tuy nhiên các mẫu còn lại đều âm tính. Bộ Y tế đang tiếp tục tiến hành lấy nhiều mẫu bệnh xét nghiệm để đối chiếu.
Ở Việt Nam, các cuộc thăm dò ô nhiễm nguồn nước tiến hành năm 2011 cho thấy trong nước ngầm ở nhiều nơi ở miền Bắc, miền Nam có chứa asen. Đây là chất vô cơ có thể gây loét da, rụng tóc, viêm dạ dày...
Ngày 30/5, cùng mắc bệnh viêm da lạ, bệnh nhân Phạm Thị Triêu, 33 tuổi, ở thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi đã qua đời. Bệnh nhân này nhập viện điều trị hơn một tuần và được lọc máu liên tục tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi nhưng vẫn không khỏi.
Tính đến nay, tổng số bệnh nhân mắc chứng viêm da lạ tại Quảng Ngãi đã là 214 người, trong số đó có 23 người tử vong.
Thiên Chương
Theo Vnexpress
Đột quỵ lúc tuổi còn thơ Thời gian qua, khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) đã tiếp nhận vài trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch mà trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Kết quả chụp CT cho thấy xuất huyết não vì vỡ dị dạng mạch máu não. Tuy hiếm nhưng trẻ vẫn...