TPHCM siết tình trạng học sinh lớp 10 chuyển trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức xin ý kiến rộng rãi dự thảo 20 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
ảnh minh họa
Mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, TPHCM sẽ có nhiều biện pháp để hạn chế học sinh đăng ký nguyện vọng vô tội vạ, thậm chí hạn chế cả việc học sinh đăng ký nơi học cách xa nơi ở.
Rút ngắn thời gian học ở TPHCM: Lợi hại là đâyTPHCM đề xuất rút ngắn thời gian học: Làm gì tránh chuột bạch?TPHCM tuyên dương 408 học sinh điển hình tiên tiến làm theo lời Bác
Trao đổi với báo chiều 22/1, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, tình trạng chuyển trường ở bậc THPT công lập diễn ra khá nhiều trong những năm gần đây. Đặc biệt, có nhiều em đăng ký nguyện vọng vào trường cách nơi ở vài chục km là điều bất hợp lý. Chẳng hạn như nhà ở quận 3 nhưng đăng ký về học ở Nhà Bè…
Mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, TPHCM sẽ có nhiều biện pháp để hạn chế học sinh đăng ký nguyện vọng vô tội vạ, thậm chí nhiều em đăng ký nơi học cách xa nơi ở mấy chục cây số…
Theo ông Hoàng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất là các em đăng ký vào các trường nào đó có điểm chuẩn thấp cách xa nhà, sau khi học một thời gian thì xin chuyển lại về trường có điểm chuẩn cao hơn ở gần nhà. Thứ hai là không loại trừ một số trường, giáo viên chạy theo thành tích, chỉ tiêu nên định hướng các em học sinh đăng ký vào các trường công lập có điểm chuẩn thấp dù xa nơi ở…
Do đó, mùa tuyển sinh năm học tới Sở GD&ĐT TPHCM cũng sẽ chấn chỉnh tình trạng chuyển trường. Nếu học sinh không thay đổi chỗ ở, cha mẹ không thay đổi nơi làm việc, gia đình không khó khăn… thì không được chuyển trường. Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu hiệu trưởng trường THCS phải phân công giáo viên chủ nhiệm tư vấn, hướng dẫn chọn nguyện vọng thật kỹ càng và sát sao cho học sinh và phụ huynh học sinh lớp 9 khi làm hồ sơ tuyển sinh.
Video đang HOT
Ông Hoàng cho biết, các quy định này đều theo quy định của Bộ GD&ĐT về chuyển trường. Cụ thể, học sinh được chuyển từ trường THPT công lập này sang trường THPT công lập khác trên cùng địa bàn tỉnh, thành nếu chuyển nơi cư trú theo cha/mẹ hoặc người giám hộ; học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình, hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường. Tuy nhiên, ông Hoàng cũng cho rằng, Sở sẽ không cứng nhắc mà linh động xử lí phù hợp nhất với từng đối tượng.
Trước đó, vào đầu năm học này, nhiều trường THPT tại TPHCM yêu cầu học sinh và phụ huynh ký cam kết không chuyển trường trong 3 năm học. Cụ thể, một trường ở quận Gò Vấp yêu cầu phụ huynh ký cam kế với nội dung: “Tôi xin cam kết con tôi sẽ chấp hành nghiêm túc các nội quy của nhà trường và sẽ không cho con chuyển trường trong suốt 3 năm học (2017- 2020). Kính mong thầy Hiệu trưởng cho phép con tôi vào học lớp 10 của trường năm học 2017- 2018″.
Vị hiệu trưởng trường này cho rằng: “Đây chỉ là việc làm nhằm tránh việc học sinh học ở trường được 1 thời gian, sẽ rút hồ sơ chuyển đi trường khác, gây xáo trộn sĩ số lớp học… Nếu phụ huynh có nhu cầu chuyển trường thì nhà trường cũng sẽ tạo điều kiện cho phụ huynh chuyển trường theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT TP chứ hoàn toàn không làm khó làm dễ”.
Theo TPO
Ở Sài Gòn chưa bao giờ có lệnh cấm học sinh chuyển trường
Sau mỗi kỳ hoặc cuối năm học đầu cấp, cha mẹ phụ huynh cũng như học sinh lớp 10 lại nghĩ đến việc chuyển trường cho con là chuyện không lạ.
Mặc dù được Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến tiếp nhận nhưng học sinh vẫn chưa thể chuyển đi nếu không có ý kiến của trường đang học. (Ảnh: Đan Quỳnh)
Trong một học kỳ, nữ sinh 3 lần bị tai nạn
Ngày 18/01, phản ánh của độc giả đến Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Âu Dương Tân (sinh năm 1975) là phụ huynh của cháu Âu Trần Thu Thủy (*) (sinh năm 2002), học sinh lớp 10C Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh chưa thể chuyển trường được cho con.
Anh Tân kể, sau đợt sơ kết học kỳ 1, anh có nguyện vọng chuyển cho con từ Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (quận 1) về Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du (quận 8) để gần nhà.
Năm cuối bậc Trung học cơ sở, anh Tân thấy con gái đam mê một số bộ môn thể thao nên thể theo nguyện vọng và cho con ghi danh vào trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
Chỉ trong học kỳ 1, cháu Thủy tự đi xe đạp suốt quãng đường từ quận 8 sang quận 1 để học đã bị tai nạn đến 3 lần. Anh Tân cùng vợ nóng lòng nên quyết định xin cho con về gần nhà để học.
Anh Tân đã bày tỏ nguyện vọng với Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du và được tiếp nhận. Tuy nhiên, khi liên hệ lại với Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh để làm các thủ tục chuyển đi thì nơi đây không chịu ký quyết định cho con gái chuyển trường.
Anh Tân liên hệ với Ban Giám hiệu của trường con đang học và quan sát thấy tờ giấy đề nghị trả cháu Thủy về lại địa phương đang chờ trình ký. Hoảng hốt, anh tìm mọi cách liên lạc với Ban Giám hiệu nhưng nhận được sự thờ ơ của nhà trường.
Hiện tại, cháu Thủy vẫn đang học tại Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh ở những ngày đầu của học kỳ 2.
Chưa có quy định cấm học sinh chuyển trường
Sáng cùng ngày, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với cô Nguyễn Thị Mỹ Hậu, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao liên quan đến vụ việc. Cô Hậu giải thích, cô đang bận việc gia đình và qua tuần sẽ xem xét trường hợp của em Âu Trần Thu Thủy.
Anh Tân tâm sự, suốt quá trình học kỳ 1 ở Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, anh rất yên tâm với cách dạy của giáo viên tại trường. Việc học của cháu càng cải thiện rõ rệt.
Đơn xin rút học bạ của phụ huynh cháu Âu Trần Thu Thủy để xin chuyển về trường mới. (Ảnh: Đan Quỳnh)
Thế nhưng, do nhà xa trường nên anh đành lòng cho cháu về trường gần nhà để an toàn và giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn giao thông.
Trường hợp chuyển trường như anh Tân không phải là hiếm trong thời gian qua. Gần đây, nhiều phụ huynh truyền miệng nhau liên quan đến việc chấn chỉnh tình trạng học sinh lớp 10 xin chuyển trường giữa hoặc cuối kỳ học như cháu Thủy.
Và cũng có thông tin cho rằng, nếu học sinh không thay đổi chỗ ở hoặc cha mẹ không thay đổi nơi làm việc và một số trường hợp đặc biệt khác thì không được chuyển trường.
Để làm rõ vấn đề này, ngày 17/01, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Hoàng khẳng định, đến thời điểm này, Sở chưa có văn bản nào quy định như trên.
Trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung những ý kiến của các cá nhân rồi soạn dự thảo trình lên Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để phê duyệt kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm 2018.
Việc phụ huynh và học sinh có nhu cầu chuyển trường sau một học kỳ hoặc hết năm học là có thật. Như trường hợp của cháu Thủy, con gái anh Tân cũng đáng để suy nghĩ.
Theo Giaoduc.net
Bao giờ học sinh nghe, nói được tiếng Anh? Theo GS Nguyễn Lộc, chủ biên môn tiếng Anh, đường hướng chủ đạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh là giao tiếp. Vậy với dự thảo chương trình vừa được Bộ GD&ĐT công bố, học sinh Việt Nam liệu có nghe nói được bằng tiếng Anh sau khi tốt nghiệp THPT? ảnh minh họa Thi ngoại ngữ phải...