TP.HCM: Nhiều trường đại học có phương án tuyển sinh sớm
Mặc dù Bộ GD&ĐT chưa chốt phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, một số trường trên địa bàn TP.HCM đã lên phương án sớm về kế hoạch tuyển sinh năm 2017.
Theo Hội đồng tuyển sinh Đại học Quốc gia TP.HCM, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 của các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM là hơn 13.000 chỉ tiêu.
Thí sinh đăng ký xét tuyển sẽ phải đáp ứng các điều kiện như: Tốt nghiệp THPT, có trung bình cộng các điểm trung bình 3 năm (lớp 10, 11, 12) từ 6,5 trở lên đối với các ngành Đại học và 6,0 đối với các ngành CĐ.
Đại học Quốc Gia TP.HCM dành 5% tổng chỉ tiêu xét tuyển thẳng thí sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
Ưu tiên xét tuyển học sinh 82 trường THPT chuyên, trường THPT năng khiếu các trường Đại học, tỉnh thành trên toàn quốc (chiếm từ 10-15% tổng chỉ tiêu); điều kiện tốt nghiệp THPT, đạt học sinh giỏi trong 3 năm lớp 10, 11, 12 hoặc là thành viên đội tuyển trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia 2017 với 80-85% tổng chỉ tiêu.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Anh Tuấn.
Về tổ hợp xét tuyển, các trường thuộc Đại học Quốc Gia TP.HCM vẫn giữ nguyên các tổ hợp xét tuyển như năm 2016.
Ngoài ra, Đại học Công nghệ thông tin có bổ sung tổ hợp D1 (Toán, Văn, tiếng Anh), Đại học Kinh tế – Luật bổ sung tổ hợp Toán tiếng Anh bài thi Khoa học tự nhiên (chia trung bình), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cũng dự kiến bổ sung thêm tổ hợp xét tuyển mới.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, điểm mới nhất là dự kiến trong năm 2017, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi bài thi đánh giá năng lực tại một số trường thành viên với chỉ tiêu khoảng 20% của từng ngành.
Điều kiện thí sinh dự thi giống như điều kiện đăng ký xét tuyển chung của Đại học này.
Video đang HOT
Bài thi đánh giá năng lực gồm 2 phần: phần thi tự luận chiếm 30 phút; phần thi trắc nghiệm gồm 100 câu hỏi (150 phút) về các kỹ năng như tiếng Việt, tiếng Anh, tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi không giống với nội dung đề thi THPT quốc gia 2017.
Tương tự, Đại học Nông lâm TP.HCM cũng vừa công bố phương án tuyển sinh Đại học dự kiến trong năm 2017. Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển dự kiến của năm 2017 là 5.100 và trường xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia.
Trong đó, cơ sở chính tại TP.HCM có 4.500 chỉ tiêu (tuyển thí sinh trong cả nước), còn lại ở hai phân hiệu ở Gia Lai và Ninh Thuận (tuyển thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên).
Với những tổ hợp có các môn lý, hóa, sinh, trường xét tuyển căn cứ vào điểm các môn thi thành phần trong tổ hợp bài thi khoa học tự nhiên.
Không chỉ các đại học lớn, top trên lên phương án tuyển sinh sớm hơn so với năm trước, hiện một số trường đại học thuộc top trung cũng dự kiến có điều chỉnh hoặc bổ sung phương án xét tuyển mới cho năm 2017.
Cụ thể, theo Đại học Văn Hiến, trong kỳ tuyển sinh 2017 sắp tới trường sẽ vẫn kết hợp xét tuyển theo 2 phương thức là điểm thi THPT quốc gia và học bạ THPT.
Tuy nhiên, trường dự kiến tổ chức một kỳ thi đánh giá năng lực. Đây là kỳ thi tuyển riêng, tổ chức sớm hơn thi THPT quốc gia.
Thí sinh trúng tuyển kỳ thi đánh giá năng lực chỉ cần tốt nghiệp THPT là trở thành sinh viên chính thức của trường.
Tương tự, theo Đại học Văn Lang, trong kỳ thi tuyển sinh năm nay, nhà trường dự kiến sẽ có thêm phương án xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT cùng với sử dụng kết quả thi THPT quốc gia.
Hiện phương án tuyển sinh đã được xây dựng và đang chờ Hội đồng tuyển sinh của trường quyết định và sẽ sớm công khai phương án xét tuyển tới thí sinh và phụ huynh.
Theo Thu Dịu / Báo Hải Quan
Bỏ điểm sàn đại học có loạn chất lượng?
Bài toán xác định điểm sàn như thế nào đang được trao về cho các trường đại học. Trường càng uy tín, điểm sàn càng cao.
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH năm 2017 công bố ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự kiến bỏ quy định về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (thường gọi là điểm sàn) vốn đã tồn tại nhiều năm qua.
Chủ trương này đang gây ra những ý kiến trái chiều. Trong đó, nổi bật là những lo ngại về loạn chất lượng - nhất là với các trường ngoài công lập - và làm cho việc phát triển bậc học cao đẳng càng thêm khó khăn.
Bước tiến trong việc trao quyền tự chủ
Bỏ quy định về điểm sàn chính là bước tiến trong việc trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường. Cần lưu ý, bỏ điểm sàn chỉ có nghĩa là Bộ GD&ĐT không bắt buộc các trường phải tuyển sinh trên một ngưỡng đầu vào nhất định, chứ bộ không cấm các trường tự quy định điểm sàn cho mình.
Bài toán xác định điểm sàn như thế nào đang được trao về cho các trường. Có khả năng những trường đưa ra điểm sàn càng cao thì uy tín của họ càng lớn.
Điểm sàn là một trong những dấu hiệu của "đẳng cấp". Các trường sẽ phải tự mình giải quyết tình thế lưỡng nan giữa số lượng và chất lượng, tùy theo tầm nhìn, chiến lược và phân khúc thị trường mà họ lựa chọn.
Các trường ĐH chứng tỏ chất lượng, uy tín của mình qua việc tự xác định điểm sàn. Ảnh: Người Lao Động.
Tuy nhiên, cũng có khả năng các trường mở rộng cửa đầu vào không giới hạn điểm sàn do họ có chiến lược riêng và tự tin vào khả năng mang lại giá trị gia tăng cho người học, đặc biệt là các trường có những bài trắc nghiệm riêng để đánh giá năng lực của người học mà không dựa vào điểm thi như yếu tố duy nhất.
Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng các trường "vơ bèo vạt tép", miễn sao có người học để có nguồn thu và duy trì sự tồn tại của mình, bất kể năng lực và kết quả học tập của người học, biến nhà trường thành một cỗ máy bán bằng về bản chất.
Điều quan trọng là với chủ trương bỏ điểm sàn của Bộ GD&ĐT, các trường được quyền tự do lựa chọn việc định nghĩa họ là ai, tồn tại bằng cách gì và hình dung như thế nào về tương lai của mình.
Ai sẽ bảo vệ người học?
Những lo ngại về "loạn chất lượng" xuất phát từ các quan niệm truyền thống về bản chất của giáo dục ĐH và về lối tổ chức đào tạo hiện nay của Việt Nam.
Đến nay, không ít người vẫn nghĩ rằng đại học là để đào tạo những người làm quan, làm thầy, làm chủ, vì thế là đặc quyền của một số ít trong xã hội. Kinh tế tri thức đã làm cho điều này thay đổi, đại học trở thành nơi đào tạo lao động có kỹ năng và nâng cao phẩm chất công dân. Nó không nên là đặc quyền mà cần mở rộng cho mọi đối tượng.
Xu hướng thế giới là ngày càng nhấn mạnh tính chất cá nhân hóa việc học. Việc đo lường khả năng tiếp thu và tiềm năng của mỗi cá nhân chỉ qua điểm thi vài môn học đang trở nên bất cập. Một học sinh kém toán không có nghĩa là kém mọi thứ và cánh cửa đại học đóng sập lại.
Cùng với việc cá nhân hóa quá trình học tập, các trường cần được tạo điều kiện để sáng tạo những thước đo riêng và lựa chọn những người học phù hợp với mục tiêu đào tạo.
Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất - các trường chỉ cần có người học, bất chấp năng lực nền tảng của họ và cũng không có những hành động thích hợp để nâng cao chất lượng đào tạo - thì ai sẽ bảo vệ người học?
Cái giá phải trả của quyền tự do lựa chọn là phải chịu trách nhiệm về những hệ quả mà quyết định của mình gây ra. Thí sinh ngày nay có rất nhiều quyền lựa chọn.
Bức tranh ĐH ngày nay đã đa dạng hơn rất nhiều với sự tham gia của các trường tư, trường có yếu tố nước ngoài, các chương trình liên kết. Trong từng loại công hay tư, các trường cũng có đặc điểm rất khác nhau, mức học phí khác nhau và cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, môi trường học tập, triết lý đào tạo, chương trình học cũng khác nhau.
Hơn bao giờ hết, người học phải là người tiêu dùng khôn ngoan. Họ cần ý thức rõ theo đuổi bậc ĐH là một cuộc đầu tư nghiêm túc không chỉ về tiền bạc mà còn về thời gian và cơ hội.
Vì vậy, nếu họ không nỗ lực tìm hiểu và đánh giá các trường qua nhiều nguồn thông tin, nếu họ lựa chọn những trường dễ dãi chỉ vì cần có tấm bằng ĐH mà không muốn bỏ công học tập nghiêm túc thì tấm bằng chỉ là một mảnh giấy vô dụng.
Nhà nước có thể bảo vệ người học bằng cách tạo ra một môi trường minh bạch về thông tin. Các trường nên có toàn quyền giới thiệu về mình để thu hút người học nhưng nếu có chứng cứ về những quảng cáo sai sự thật thì cần xử lý thật nặng.
Tấm bằng giá trị cần chuẩn mực
Lối tổ chức đào tạo truyền thống của Việt Nam xưa nay là siết chặt đầu vào nhưng thả lỏng đầu ra. Điều này lẽ ra cần phải ngược lại. Bất cứ ai cũng nên có quyền được học nhưng giá trị của tấm bằng cần được bảo vệ bằng những chuẩn mực không khoan nhượng.
Người học cần cân nhắc việc chỉ cần trả học phí là được học và học trong trường bao nhiêu năm cũng được. Song, nếu không chứng minh được những kiến thức, kỹ năng, năng lực được quy định cụ thể trong chuẩn đầu ra của từng ngành, họ có thể sẽ không bao giờ chạm tay được vào tấm bằng ĐH.
Theo Zing
Tuyển sinh đại học 2017: Sẽ 'mở' đầu vào Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học, khâu tuyển sinh sẽ "mở" đầu vào, đồng thời yêu cầu các trường công khai chuẩn đầu ra. Trao đổi tại hội thảo quốc tế Việt Nam học sáng 15/12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định "điểm trũng" nhất của giáo dục Việt Nam chính...