TP.HCM nhân rộng chương trình “Trường học xanh”
Tại TP.HCM, nhiều trường học chú trọng đến việc xây dựng mô hình trường học xanh, thông qua các phong trào trồng cây xanh, tiết kiệm nước, phân loại rác tại nguồn…
Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, Sở TN&MT và Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp tổ chức hội thi “Trường học xanh” dành cho các trường học trên địa bàn thành phố và hiện có nhiều trường tham gia và duy trì rất tốt.
Tạo ra nhiều mảng xanh trong trường học
Nhiều trường học tại TP.HCM đã có các sáng kiến và mô hình rất hay, phù hợp thực tế. Thông qua những mô hình này, các em học sinh biết được về phân loại rác tại nguồn, tiết kiệm nước, giáo dục được cho các em tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường…
Cụ thể, tại Trường Mầm non Măng Non II (quận 10) với diện tích đất của trường khá nhỏ nên nhà trường đã tận dụng sân thượng, cải tạo khu vực hòn non bộ tại lầu 2 thành khu “Vườn cây của bé” để thực hiện công trình “Mảng xanh trên không”.
Vòi nước rửa tay kết hợp tưới cây giúp tiết kiệm nước tại Trường Tiểu học Lê Văn Việt (quận 9). Ảnh: CN
Qua đó, tạo ra nhiều mảng xanh, giúp điều hòa nhiệt độ, phủ xanh trường học. Khu vườn trồng nhiều loại cây cảnh, cây ăn quả, hoa, rau… các giáo viên đã tận dụng tốt các khu vực vườn cây, vườn hoa của trường để tạo cơ hội cho trẻ được quan sát, trải nghiệm, khám phá thể giới xung quanh. Ngoài ra, trường còn tổ chức các hoạt động cho trẻ được tưới cây, nhặt lá vàng, chăm sóc cây, thu hoạch các loại rau, quả…
Còn tại Trường Tiểu học Lê Văn Việt (quận 9), với khuôn viên rộng rãi, trường đã trồng nhiều cây xanh cho bóng râm phù hợp. Ngoài ra, nhà trường cũng đầu tư hệ thống trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh, kết hợp hệ thống nuôi cá. Bên cạnh đó, trường còn trang bị thùng rác 3 ngăn thuận lợi cho việc phân loại rác tại nguồn, giúp cho học sinh dễ thực hiện.
Video đang HOT
Điều đặc biệt tại Trường Tiểu học Lê Văn Việt là hệ thống vòi nước được lắp đặt tại các gốc cây của trường. Hệ thống kết hợp vừa rửa tay, vừa tưới cây sẽ giúp nhà trường tiết kiệm được một lượng nước lớn. Đồng thời, còn giúp giảm nhân công lao động và tạo được nhiều nơi rửa tay mát mẻ cho các em.
Nâng cao ý thức cho học sinh
Cô Phạm Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Việt cho biết: “Từ những hành động cụ thể, các em đã bắt đầu hình thành được thói quen bảo vệ môi trường, không cần sự giám sát của nhà trường, thầy cô, ba mẹ. Có nhiều em về nhà thấy phụ huynh bỏ rác không đúng nơi quy định cũng đã nhắc nhở. Bên cạnh đó, các em ý thức được việc tiết kiệm nước, tiết kiệm điện. Điều này làm cho chúng tôi càng có động lực hơn”.
Công trình “Mảng xanh trên không” tại Trường Mầm non Măng Non II (quận 10). Ảnh: TL
Đồng quan điểm, cô Lê Thị Thanh Xuân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Cẩm Tú (quận Bình Tân) chia sẻ: Mô hình “Trường học xanh” đã giúp cho các em có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Nếu các em học sinh có ý thức bảo vệ môi trường ở trường học thì chắc chắn các em sẽ làm tốt ở nhà hay ra ngoài xã hội.
“Nhiều em thấy rác là tự động nhặt bỏ vào thùng rác mà không cần cô giáo nhắc nhở, các em đã hình thành được thói quen tốt. Mỗi em học sinh cũng có thể là một “tuyên truyền viên” để tuyên truyền cho ba mẹ, ông bà… Tôi thấy mô hình “Trường học xanh” rất hay và có ý nghĩa, mong chương trình ngày càng được nhân rộng ở nhiều nơi”, cô Xuân chia sẻ.
Năm nay, các trường tham gia hội thi “Trường học xanh” được chia thành ba bảng và trải qua nhiều vòng thi từ cấp quận, huyện và thành phố.
Cụ thể: Bảng A là các trường cấp mầm non và cấp tiểu học. Bảng B gồm các trường học cấp trung học cơ sở. Bảng C gồm các trường học cấp trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên).
Cần Thơ: trường ĐH buộc sinh viên đóng tiền để trồng cây
Trong Kế hoạch tổ chức chương trình trồng cây xanh chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam, trường đại học (ĐH) Nam Cần Thơ bắt buộc tất cả học viên (HV), sinh viên (SV) khóa mới đóng tiền để mua cây về trồng.
Mấy ngày gần đây, dư luận xã hội ở TP Cần Thơ và các vùng lân cận bức xúc trước việc Trường Đại học Nam Cần Thơ buộc tân sinh viên phải đóng tiền để mua cây xanh về trồng trong khuôn viên trường.
Theo Kế hoạch số 14 của trường, tất cả học viên, sinh viên tuyển sinh năm 2020 phải đóng tiền để mua cây. Sinh viên các khóa cũ thì tự nguyện đóng góp.
Một góc trong khuôn viên trường ĐH Nam Cần Thơ. Ảnh: CHÂU ANH
Vận động trên tinh thần... bắt buộc
"Lớp có dưới 30 học viên, sinh viên thì trồng một cây, lớp từ 30 đến dưới 60 học viên, sinh viên thì trồng hai cây, lớp có từ trên 60 đến dưới 110 học viên, sinh viên thì trồng ba cây. Giá trị mỗi cây xanh là ba triệu đồng" - kế hoạch của Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu.
Khi kế hoạch được ban hành và triển khai, nhiều sinh viên và phụ huynh bức xúc cho rằng trường làm vậy là vô lý. Sinh viên LTK (ngụ tỉnh Hậu Giang) cho biết chỉ tính riêng tiền học phí là bảy triệu đồng, rồi còn các khoản khác như quần áo, tiền nhà trọ... cũng đã phải chi phí khá nhiều.
"Khi nhận thông báo phải đóng thêm 100.000 đồng để mua cây xanh em không đồng tình nhưng vẫn phải bóp bụng đóng vì sợ bị "để ý". 100.000 đồng nói nhiều không nhiều, nhưng em có thể ăn cơm được vài ngày. Thật sự không hiểu sao học phí cao thế mà còn lại bắt tụi em đóng thêm khoản cây xanh, vô lý quá" - K. bày tỏ.
Chị LTMP (ngụ tỉnh Trà Vinh, có người thân đang học năm nhất ở trường) bức xúc: "Trường ra văn bản bắt buộc như vậy là chưa phù hợp. Nếu muốn trồng cây xanh trường có thể ra văn bản để các em tự nguyện đóng, được bao nhiêu thì mua cây trồng. Đầu năm học tốn bao nhiêu tiền, tụi nhỏ xa nhà phải lo đủ thứ chi tiêu mà trường còn bày thêm đóng khoản cây xanh này hết sức kỳ cục".
Một học viên lớp Cao học chia sẻ: "Nhận được thông báo đóng tiền mua cây xanh tôi cảm thấy bức xúc giùm các em sinh viên. Như tôi đã có việc làm thì đóng 100.000 đồng cũng đỡ, còn các em đã làm gì ra tiền đâu. Tôi có gọi điện thoại hỏi Ban Giám hiệu, một thầy nói với tôi chương trình là vận động nhưng trên tinh thần bắt buộc. Thật khó hiểu".
Góp tiền mua cây cho đồng bộ
Trao đổi với PLO qua điện thoại, ông Nguyễn Nhật Trường, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên kiêm Bí thư Trường Đại học Nam Cần Thơ, xác nhận việc trường buộc đóng tiền mua cây xanh trồng là có.
Ông Trường thông tin hoạt động trồng cây xanh này là năm thứ bảy trường tổ chức để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, hưởng ứng phong trào phủ xanh sạch đẹp cho trường.
"Sáu lần trước mọi thứ diễn ra rất thuận lợi, chưa nghe các bạn sinh viên phản ánh gì. Việc đóng góp này không chỉ riêng sinh viên mà cả giáo viên, cán bộ, giảng viên của trường năm nào cũng trích một số tiền để trồng cây" - ông Trường thông tin.
Cũng theo ông Trường, trường thường trồng các loại cây lớn, tán rộng như cau vua, lộc vừng. Giá một cây xanh loại này khoảng ba triệu đồng, đã bao gồm luôn các dịch vụ bảo dưỡng và trồng. Ông Trường cũng nhận định với mức giá sinh hoạt như hiện nay, mức đóng 100.000 đồng/người không quá cao.
"Số tiền này ăn một ngày cũng hết mà mình trồng cây xanh như vậy sẽ để đời, vì khi các bạn trồng cây còn sẽ gắn bảng tên của lớp lên cây đó, rồi chụp hình lưu niệm cùng thầy cô" - ông Trường giải thích thêm.
Qua tìm hiểu, năm học mới này Trường Đại học Nam Cần Thơ tuyển sinh được hơn 3.000 sinh viên và hiện còn đang tuyển sinh. Nhiều sinh viên cho rằng khoản thu trên là vô lý, hạng mục cây xanh thuộc về cơ sở vật chất, trường phải bỏ tiền ra thực hiện. Trường hợp muốn giáo dục sinh viên trồng cây bảo vệ môi trường thì nên đưa ra kế hoạch để sinh viên tự đóng góp theo khả năng, hoặc tự mua cây về trồng.
Nhân rộng mô hình trường học xanh Từ năm 2018, Sở TN-MT TPHCM đã phối hợp với Sở GD-ĐT triển khai mô hình "Trường học xanh". Đến nay, chương trình đã được lan tỏa rộng rãi trong các trường học từ mầm non, tiểu học cho đến các trường THCS, THPT... góp phần nâng cao công tác tuyên truyền trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn thành phố. Cô...