TP.HCM nắng nóng gay gắt, chỉ số UV rất cao
TP.HCM cùng các tỉnh Nam bộ đang bước vào những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt. Tình trạng này được dự báo sẽ kéo dài liên tục từ nay đến hết tháng 4.
Nhiều người tranh thủ trốn nắng ở các khu vực cầu vượt Ảnh: Ngọc Dương
Nắng nóng, không muốn ra đường
Khoảng 2 tuần trở lại đây, người dân TP.HCM và một số tỉnh miền Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh đang phải trải qua những ngày thời tiết nắng nóng vô cùng khó chịu. Nếu như trước đây buổi sáng và tối trời có gió, mát mẻ hơn thì vài ngày qua, từ 5 giờ sáng, mặt trời chưa lên, không khí đã ngột ngạt, oi bức.
Sáng nào cũng dậy đi bộ tập thể dục từ 5 giờ sáng, chị Tú Quyên (ngụ Q.4) cho hay thời tiết nắng nóng cảm nhận rõ ràng. Thường ngày, chị đi bộ 5 km nhưng do sáng sớm, trời mát mẻ nên không có nhiều mồ hôi. Tuy nhiên thời gian này, mới chỉ đứng khởi động mà mồ hôi đã rịn khắp người. Thời tiết oi bức khó chịu khiến chị cảm thấy mệt mỏi, bức bối hơn rất nhiều. “Sáng sớm đã như vậy, trời càng trưa càng oi bức kinh khủng. Ngồi làm việc trong phòng máy lạnh không sao, bước chân ra khỏi phòng là cảm giác cái nắng táp thẳng vào người, rất khó chịu. Nhà tôi ở chung cư trên tầng cao nên tối có nhiều gió nhưng cảm tưởng có gió trời vẫn oi bức, không thể dùng mỗi quạt như mọi khi. Tháng này tiền điện cũng tăng lên do dùng máy lạnh quá nhiều”, chị Quyên than thở.
Nắng nóng, người dân TP.HCM ra đường phải bịt kín để tránh nắng Ảnh: Ngọc Dương
Video đang HOT
Tương tự, nhiều hộ gia đình tại các khu chung cư cho hay do bồn nước nằm trên tầng thượng, phơi nắng cả ngày nên cứ từ khoảng hơn 1 giờ chiều trở đi, nước rất nóng. Giữa cái nắng oi bức, muốn mở vòi rửa mặt hoặc tắm rửa nhưng không cách nào có nước mát. Đã nóng, nay càng nóng hơn.
Nắng tháng 3 gay gắt, cộng thêm những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, người dân thành phố những ngày này “rủ nhau” ở nhà trốn dịch, trốn nắng, đường sá TP.HCM vắng hoe.
Theo trang dự báo thời tiết Weather Online, nhiệt độ tại TP.HCM từ hôm qua (15.3) đến hết ngày 18.3 duy trì ở mức 35 độ C, trời nắng nóng, không mưa. Đáng chú ý, chỉ số tia UV (tia cực tím) ở mức rất cao, duy trì ở 11. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số UV cao nhất là 11 (quá cao), thời gian gây bỏng là 10 phút. Chỉ số UV mức 8 – 10 (rất cao), thời gian gây bỏng là 25 phút. Như vậy, với chỉ số UV dự báo tiệm cận mức quá cao, người dân thành phố và các tỉnh Nam bộ cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời trong thời gian từ 11 giờ – 15 giờ. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, người dân cần có các biện pháp bảo vệ như: mặc áo khoác, đeo khẩu trang, kính chống nắng, thoa kem chống nắng…
Ảnh: Khả Hòa
Nhiệt độ có thể lên 38 – 39 độ C
Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Đình Quyết (Phó trưởng phòng Dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ) cho biết những ngày này, chỉ số tia UV ở TP.HCM và Nam bộ rất cao là do nắng nóng gay gắt, trời ít mây. Theo ông Quyết, thông thường TP.HCM và các tỉnh Nam bộ sẽ bắt đầu bước vào mùa nắng nóng từ nửa cuối tháng 3, nhiệt độ lên cao đỉnh điểm vào sau đầu tháng 4. Do đó, dù nắng nóng nhưng những ngày này thời tiết vẫn ở mức trung bình như mọi năm, chưa có gì đột biến. Sang tuần, nhiệt độ tại TP.HCM sẽ tiếp tục tăng cao, có thể lên tới 38 độ ở các tỉnh miền Đông Nam bộ.
“Từ giờ đến cuối tháng 3, có những ngày nhiệt độ có thể lên trên 38 độ, tới 39 độ C vào tháng 4, tập trung tại các tỉnh miền Đông như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh… TP.HCM đỡ hơn một chút, nhiệt độ chênh lệch khoảng 1 – 2 độ tùy ngày. Nắng nóng sẽ kéo dài đến hết tháng 4, theo từng đợt, mỗi đợt cao điểm kéo dài khoảng 5 – 7 ngày”, ông Quyết cho hay và thông tin thêm: Năm nay, các tỉnh Nam bộ có mưa trái mùa ít. Mọi năm vào tháng 2, tháng 3, mỗi tháng sẽ có khoảng 2 – 3 cơn mưa trái mùa, làm dịu thời tiết. Tuy nhiên năm nay tháng 2 mới chỉ có 1 cơn mưa, tháng 3 có 1 cơn tại Cà Mau nên cảm giác nắng nóng nhiều hơn. Điều này cũng khiến tình trạng khô hạn xảy ra nghiêm trọng hơn tại các tỉnh Nam bộ. “Từ nay đến hết tháng 5, lượng mưa ít, không có nước đổ về sông Mê Kông nên nguy cơ khô hạn tăng cao. Dự kiến khoảng giữa tháng 5 mới bước vào mùa mưa, tình trạng khô hạn nguy kịch mới có khả năng chấm dứt”, ông Quyết nói.
Theo xu thế thời tiết từ ngày 11.3 – 10.4 do Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 1 – 2 độ C so với trung bình nhiều năm (TBNN), riêng khu vực Tây nguyên và Nam bộ có khả năng cao hơn từ 0,5 – 1,5 độ C so với TBNN. Trong thời kỳ dự báo, tại khu vực Nam bộ có khả năng xuất hiện nhiều ngày nắng nóng, tập trung nhiều hơn ở miền Đông Nam bộ. Trong cả thời kỳ dự báo, khu vực phía đông Bắc bộ có lượng mưa cao hơn so với TBNN từ 15 – 30%, khu vực tây Bắc bộ và bắc Trung bộ lượng mưa xấp xỉ so với TBNN, khu vực trung Trung bộ phổ biến thấp hơn TBNN từ 20 – 40%. Đặc biệt, tại các tỉnh, thành thuộc nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ vẫn phổ biến ít mưa, tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển Nam bộ tiếp tục diễn ra khá gay gắt.
Theo thanhnien.vn
Không khí lạnh ảnh hưởng đến các khu vực Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh với nền nhiệt độ thấp nhất khoảng 18-21 độ C; riêng các tỉnh vùng núi phía Bắc trời chuyển rét với nền nhiệt độ thấp nhất khoảng 16-19 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/3, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh với nền nhiệt độ thấp nhất khoảng 18-21 độ C; riêng các tỉnh vùng núi phía Bắc trời chuyển rét với nền nhiệt độ thấp nhất khoảng 16-19 độ C.
Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió chuyển hướng Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động.
Thủ đô Hà Nội, ngày 14/3 có lúc có mưa. Trời chuyển lạnh với nền nhiệt độ thấp nhất khoảng 19-21 độ C.
Diễn biến thời tiết ngày 14/3:
Phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi; riêng Điện Biên và Lai Châu trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C, có nơi dưới 18 độ C; cao nhất 21-24 độ C, riêng khu Điện Biên và Lai Châu 26-29 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ sáng có mưa rào và dông rải rác, gió Đông Bắc cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời lạnh, vùng núi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C, vùng núi 16-19 độ C; cao nhất 20-23 độ C, vùng núi có nơi dưới 19 độ C.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế nhiều mây, ngày có mưa, mưa rào và rải rác có dông, gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C, có nơi trên 23 độ C; cao nhất phía Bắc 21-24 độ C, phía Nam 25-28 độ C, có nơi trên 28 độ C.
Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, gió Đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.
Khu vực Tây Nguyên ngày nắng, có nơi nắng nóng, gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C, cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 35 độ C.
Khu vực Nam Bộ ngày nắng nóng, gió Đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, cao nhất 34-36 độ C, có nơi trên 37 độ C./.
Theo Thắng Trung (TTXVN/Vietnam )
Nắng nóng diện rộng ở miền Trung, nhiều nơi hơn 37 độ Các tỉnh phía Tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế xuất hiện nắng nóng cục bộ trong hôm nay và ngày mai với nhiệt độ cao nhất 35-37 độ, có nơi trên 37 độ. Ngày mai (9/3) nắng nóng hơn 37 độ có thể xuất hiện cục bộ ở miền Trung và Tây Bắc Bộ Trung tâm...