TP.HCM nâng cao năng lực điều trị ung thư từ tuyến y tế cơ sở
Theo Sở Y tế TP.HCM, chăm sóc giảm nhẹ ung thư tại tuyến y tế cơ sở là phần không thể thiếu trong quá trình điều trị ung thư toàn diện.
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị ung thư hạ hầu.
Bệnh nhân là NMT (sinh năm 1974, ngụ Long An) nhập viện vì nuốt nghẹn, được chẩn đoán ung thư hạ hầu đã di căn xa đến khẩu hầu, lan xuống dưới đến thực quản cổ, ra phía trước đến khí quản – sụn giáp, di căn hạch cổ 2 bên.
Bệnh nhân ở tỉnh đến TP.HCM khám ung thư tăng mạnh
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt trọn hầu – thực quản cổ – thanh quản, sụn giáp, cơ trước giáp thành một khối và nạo hạch cổ hai bên. Sau đó, bác sĩ phối hợp lấy đoạn hỗng tràng (ruột non) cuống mạch máu đôi cho bệnh nhân.
1 bệnh nhân ung thư hạ hầu được điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh: BVCC
Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi sát, tập vật lý trị liệu và thăm khám dinh dưỡng mỗi ngày. Sau 18 ngày điều trị, vết mổ lành tốt, bệnh nhân có thể uống nước.
TS-BS Diệp Bảo Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết ước tính năm 2024, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 880 ngàn lượt bệnh nhân đến khám. Số ca mắc mới ung thư trong năm 2024 là hơn 41.700 ca, trong đó ung thư tuyến giáp chiếm tỉ lệ cao nhất (23,6%).
Kể từ khi tiếp nhận cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vào năm 2020, bệnh viện đã có cơ sở mới, khang trang với diện tích lớn hơn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.
Video đang HOT
Số lượng bệnh nhân đến khám tại cơ sở 2 đã tăng lên đáng kể. Hiện bệnh viện tiếp nhận từ 4.000-4.900 bệnh nhân/ngày, trong đó khoảng 1.000 bệnh nhân yêu cầu các chuyên khoa như xạ trị và điều trị nội khoa.
“Đáng chú ý, số lượng bệnh nhân từ các tỉnh, TP khác như Bình Phước, Đắk Lắk, Khánh Hòa… đến khám đã tăng mạnh. Trước đây khoảng 75% bệnh nhân là từ các tỉnh, nay lên đến 80-81%” – bác sĩ Tuấn nói.
Nâng cao năng lực điều trị ung thư ở tuyến dưới
Trước tình hình quá tải, TP.HCM đã và đang nỗ lực tăng cường nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, đẩy nhanh thủ tục hành chính… nhằm phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Tuy nhiên, do số lượng người đến khám quá lớn nên vẫn có tình trạng phải xếp hàng chờ.
Mỗi ngày Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiếp nhận gần 5.000 lượt khám. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Ông Tuấn cho biết thêm, TP.HCM đang phối hợp các bệnh viện ung bướu tại các tỉnh để tăng cường năng lực điều trị ung thư, giảm tải cho các cơ sở y tế tại TP. Mục tiêu không chỉ giảm bớt áp lực cho các bệnh viện tuyến cuối mà còn nâng cao chất lượng điều trị ung thư ở các bệnh viện tuyến dưới, giúp người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe gần hơn.
PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhận định ung thư là một trong những thách thức lớn đối với hệ thống y tế toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Tỉ lệ mắc mới ung thư vẫn có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi không chỉ tập trung vào điều trị mà còn phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh.
Bác sĩ Dũng cho biết các bệnh viện tuyến tỉnh như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, Bệnh viện Vĩnh Long, Bệnh viện Khánh Hòa cũng đang được nâng cấp để trở thành các trung tâm điều trị ung thư quan trọng, góp phần chia sẻ gánh nặng với các cơ sở điều trị tại TP.HCM.
Theo đó, vào tháng 6-2024, Hội nghị đồng thuận về kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới phòng chống ung thư vùng Đông Nam Bộ đã diễn ra thành công, thống nhất xây dựng “Mạng lưới phòng, chống ung thư vùng” kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành Đông Nam bộ, bao gồm 3 cấp độ chăm sóc: ban đầu, cơ bản và chuyên sâu.
Với kế hoạch phòng chống ung thư trong đề án liên kết vùng, ông Dũng cho rằng cần tăng cường hợp tác giữa TP.HCM và các địa phương trong chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cán bộ y tế và hỗ trợ nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị ung thư cho các cơ sở y tế tuyến dưới. Điều này sẽ giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối và nâng cao chất lượng điều trị ngay tại các tỉnh, thành trong khu vực.
Cạnh đó, việc chăm sóc giảm nhẹ ung thư tại y tế cơ sở là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị ung thư toàn diện, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Khi triển khai sẽ phát huy nguồn lực sẵn có của từng địa phương, đảm bảo tuân thủ các quy định của Bộ Y tế, giúp nâng cao chất lượng điều trị và giảm tỉ lệ tử vong do ung thư.
“Tôi tin rằng với sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh, thành, Sở Y tế TP.HCM, bệnh viện và các chuyên gia y tế, đề án sẽ đạt được kết quả tích cực, đóng góp vào công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân trong khu vực” – bác sĩ Dũng chia sẻ.
Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư
Các bác sĩ đã dùng ruột non để tái tạo hầu - thực quản cho bệnh nhân bị ung thư hạ hầu giai đoạn IVB.
Đây là một kỹ thuật khó.
Một phần đoạn ruột được đưa ra ngoài để theo dõi sau khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Ảnh: BVCC.
Trao đổi với Tri Thức - Znews chiều 20/11, TS.BS Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, cho biết sau khi trải qua ca phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định.
Trước đó, nam bệnh nhân N.M.T. (50 tuổi, ngụ Long An) nhập viện vì nuốt nghẹn. Bệnh nhân được được chẩn đoán là ung thư hạ hầu giai đoạn IVB. Bướu lan phía trên đến khẩu hầu, lan xuống dưới đến thực quản cổ, ra phía trước đến khí quản - sụn giáp, phía sau đến cân trước cột sống và di căn hạch cổ hai bên.
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt trọn hầu - thực quản cổ - thanh quản, sụn giáp, cơ trước giáp thành một khối và nạo hạch cổ hai bên.
Sau đó, ê-kíp lấy đoạn hỗng tràng (ruột non) cuống mạch máu đôi theo kỹ thuật đã được cập nhật từ Viện Ung thư Quốc tế Osaka (Nhật Bản). Ê-kíp tạo hình - vi phẫu thực hiện khâu nối hai cuống mạch máu, rồi tái tạo hầu - thực quản cổ bằng vạt hỗng tràng tự do. Ca mổ diễn ra thành công.
Sau mổ, bệnh được theo dõi sát mỗi 2-3 giờ trong vòng 72 giờ đầu tiên và mỗi 6 giờ trong 5 ngày sau đó. Trong quá trình hồi phục, bệnh nhân được tiến hành tập vật lý trị liệu và thăm khám dinh dưỡng mỗi ngày. Sau 18 ngày điều trị, vết mổ lành tốt, bệnh nhân đã có thể uống nước.
Qua kết quả chụp CT Scan có thuốc cản quang cho thấy ống tiêu hóa sau tái tạo hoạt động tốt, không có dấu hiệu xì rò đoạn hầu - thực quản đã được tái tạo. Dự kiến bệnh nhân sẽ chuyển khoa để được xạ - hóa trị nhằm phòng ngừa bệnh tái phát.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau mổ. Ảnh: BVCC.
Theo PGS.TS Nguyễn Anh Khôi, Trưởng khoa Ngoại - Đầu cổ - Hàm mặt, ung thư hạ hầu chiếm khoảng 3 - 4% ung thư vùng đầu và cổ. Có đến khoảng 77% các trường hợp nhập viện ở giai đoạn IV, bệnh có tiên lượng xấu nhất trong các loại ung thư ở phân vùng này, với tỉ lệ sống còn 5 năm chỉ khoảng 35%.
Bệnh có đặc điểm là bướu đa ổ, lan dưới niêm và di căn hạch cổ sớm. Điều trị là sự kết hợp của nhiều chuyên khoa bao gồm phẫu thuật ung thư - tạo hình, xạ trị, nội khoa ung thư, chẩn đoán hình ảnh, phục hồi chức năng và dinh dưỡng. Phẫu thuật được khuyến cáo với diện cắt rộng 2-3 cm, do đó, khuyết hổng thường rất lớn chiếm trọn chu vi hầu - thực quản.
Sau phẫu thuật điều trị, phẫu thuật tái tạo là bắt buộc để phục hồi lại chức năng sống cơ bản của người bệnh.
"Đây là phẫu thuật rất phức tạp, chỉ có thể được thực hiện tại những trung tâm ung bướu có đầy đủ các chuyên khoa và được trang bị hiện đại", PGS Khôi nói.
Sáng 19/11, Ban Giám đốc Bệnh viện đã trao quyết định khen thưởng cho ê-kíp thực hiện thành công trường hợp tái tạo hầu - thực quản bằng vạt hỗng tràng cuống đôi.
11 loại ung thư đầu mặt cổ: Căn bệnh nào nguy hiểm nhất? Vùng đầu mặt cổ có nhiều loại mô khác nhau và tế bào ung thư có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Ung thư đầu mặt cổ là loại ung thư bắt đầu trong tế bào lót miệng, cổ họng (hầu họng) và thanh quản. Ngoài ra, ung thư đầu mặt cổ có thể hình thành trong xoang hoặc tuyến nước bọt...