TPHCM: Kiến nghị nhiều giải pháp thực hiện chính sách phát triển đặc thù đối với giáo dục
Sở GD-ĐT TPHCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ chương trình Nghị quyết 16/NQ-CP (ngày 8-6-2012) và Nghị quyết 54/2017/QH14 (ngày 24-11-2017) của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
Ảnh minh họa
Theo đó, nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo hiện nay chiếm từ 25-28% tổng chi ngân sách TPHCM, định mức đầu tư/ học sinh các cấp học, ngành học đảm bảo cơ cấu 80% chi con người và 20% chi hoạt động đảm bảo đáp ứng các thay đổi về chế độ chính sách của Nhà nước.
Cụ thể, đối với bậc mầm non, giai đoạn 2012-2020, toàn TPHCM tăng thêm 519 trường, tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn là 69%. Tổng số trường thực hiện mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế là 16 trường.
Hiện nay, TPHCM thực hiện tổ chức giữ trẻ 6-18 tháng tuổi, giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại khu chế xuất và công nghiệp, hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất…
Video đang HOT
Ở bậc tiểu học, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày là 73%, trong đó 83,4% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày đáp ứng các yêu cầu chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình là 99,12%. Toàn TPHCM có 99,2% học sinh được đánh giá đạt các tiêu chí về phẩm chất và năng lực.
Đối với giáo dục trung học, TPHCM có 36 trường THCS và 22 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giảng dạy theo quy định một cách chủ động, hiệu quả, đảm bảo truyền thụ chuẩn kiến thức, kỹ năng, tăng cường hoạt động trải nghiệm trong dạy học.
Đến nay, TPHCM đã hoàn tất quy hoạch mạng lưới trường lớp tại 5 huyện ngoại thành làm cơ sở cho việc thực hiện xây dựng mạng lưới trường lớp giai đoạn 2020-2030. Trong đó, quy mô và mạng lưới các cấp học được đầu tư phát triển đồng bộ.
So với năm 2012, số lượng trường ngoài công lập tăng 474 trường, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là trường mầm non.
Sở GD-ĐT TPHCM nhận định, trong quá trình phát triển, do đặc thù là TP lớn, tốc độ tăng dân số cơ học kéo theo tốc độ tăng học sinh trung bình trong giai đoạn 2012-2020 dao động từ 50.000-75.000 học sinh/năm tạo áp lực lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức cho học sinh học tập sinh hoạt cả ngày trong trường.
Hiện nay, sĩ số học sinh/lớp còn đông, số lớp học 2 buổi/ngày chưa đạt yêu cầu đề ra dẫn đến khó khăn trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thông dù đã có nhiều điều chỉnh, tuy nhiên vẫn còn khá nặng nề, quá tải, mang đậm tính hàn lâm, thiếu thực hành, ứng dụng, chưa tạo điều kiện để học sinh phát huy tính sáng tạo, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm. Phân phối chương trình chưa phù hợp về thời lượng và thời gian dẫn đến học sinh phải học nhiều, thiếu thời gian vận dụng kiến thức trong thực tế dẫn đến hệ lụy phải học thêm, dạy thêm.
Từ thực tế đó, TPHCM kiến nghị Bộ GD-ĐT cho phép ngành giáo dục và đào tạo TP áp dụng cơ chế đặc thù, triển khai những giải pháp mang tính đột phá. Cụ thể, cho phép học sinh các trường chuyên, lớp chuyên được thi một số tín chỉ ở một số môn tương ứng, phù hợp đang được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng để được chứng nhận hoàn thành tín chỉ môn cơ bản.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cho phép nhà trường và giáo viên giảng dạy có trách nhiệm đánh giá định kỳ học sinh, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp.
Bộ GD-ĐT cần giao quyền cho các tỉnh, TP trực thuộc trung ương thực hiện kiểm tra đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT. Bộ GD-ĐT sẽ định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục của các tỉnh, TP theo các chuẩn quốc tế và công bố rộng rãi toàn quốc.
Ngoài ra, các trường cần được chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy các bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra đánh giá cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế trong từng loại hình trường.
Phân bổ kinh phí cho địa phương đặc biệt khó khăn phát triển giáo dục
Cử tri tỉnh Bắc Kạn đề nghị xem xét có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ cho các tỉnh không bảo đảm nguồn ngân sách địa phương để triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025; đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong GDPT giai đoạn 2018 - 2025".
Ảnh minh họa/INT
Với đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong GDPT giai đoạn 2018 - 2025", Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 1223/KH-BGD&ĐT và Công văn số 1676/BGD&ĐT-GDTrH hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án. Theo đó, Bộ triển khai thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể: Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS phổ thông; Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; Phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học; Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp trong GDPT; Bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS phổ thông; Huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng HS phổ thông; Tăng cường quản lý với giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng HS phổ thông.
Đưa nội dung hướng nghiệp, phân luồng vào Luật Giáo dục năm 2019 (Điều 9). Trong Chương trình GDPT mới, trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân thành công, hạn chế của giáo dục hướng nghiệp và phân luồng trong các chương trình đã có, nội dung giáo dục hướng nghiệp đặc biệt được chú trọng, lồng ghép trong từng môn học và hoạt động giáo dục thông qua việc lựa chọn nội dung giáo dục gắn với thực tiễn. Với môn Toán, Tin học, Khoa học Tự nhiên, chương trình sẽ được triển khai theo định hướng giáo dục STEM. HS được trang bị kiến thức gắn liền với ứng dụng công nghệ, có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tiễn trong quá trình học tập.
Triển khai Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025: Với mục đích hỗ trợ các tỉnh không bảo đảm nguồn ngân sách địa phương, Bộ GD&ĐT đã tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ (chủ yếu là Tiếng Anh, ưu tiên giáo viên phổ thông; xây dựng chương trình và học liệu dùng chung...).
Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất và phân bổ, bố trí kinh phí cho các địa phương đặc biệt khó khăn; tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng HS; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với cơ sở GDPT thực hiện tư vấn nghề; thực hiện thí điểm mô hình kết hợp dạy văn hóa phổ thông và dạy nghề; chỉ đạo đa dạng hóa các chương trình, nội dung và hình thức tổ chức dạy học; chú trọng phát triển các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thiết thực và hiệu quả để thu hút nhiều người đến học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên; tiếp tục mở rộng dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề, góp phần phân luồng HS sau THCS.
Chọn trường quốc tế cho trẻ thời hậu Covid? Theo một thống kê của HSBC, các bố mẹ Việt đã dành 47% tổng chi tiêu của gia đình cho việc giáo dục của con cái, chủ yếu là chi tiêu cho việc học ngoại ngữ, các trường quốc tế và đi du học. Trong 2 năm gần đây, mặc dù Covid-19 đã gây ảnh hưởng ít nhiều nền kinh tế của mỗi...