TP.HCM kiểm tra gói hỗ trợ: Người dân ‘ngộ nhận’ ai cũng được nhận, đăng ký tràn lan
Mở đầu đợt tổng kiểm tra các gói hỗ trợ tại 22 quận, huyện, TP Thủ Đức, ngày 2-11, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã chủ trì buổi kiểm tra đầu tiên tại quận Phú Nhuận.
Ông Võ Văn Hoan – phó chủ tịch UBND TP – chủ trì kiểm tra gói hỗ trợ tại quận Phú Nhuận sáng 2-11 – Ảnh: VŨ THỦY
Với tổng số nhân khẩu thực tế hơn 168.000 người, đợt 1 quận Phú Nhuận đã hỗ trợ 4,52% tổng số dân với khoảng 7.600 người. Đợt 2 hỗ trợ 14,7% (10.700 lao động tự do và gần 13.000 hộ nghèo, cận nghèo, hộ lao động có hoàn cảnh khó khăn), đợt 3 hỗ trợ 68% với 120.200 người được phê duyệt nhận hỗ trợ.
Bà Nguyễn Thị Kiều Nhi – phó chủ tịch UBND quận Phú Nhuận – cho biết với tiêu chí hỗ trợ người dân mất thu nhập, không có việc làm, có hoàn cảnh thực sự khó khăn, tổ dân phố gặp rất nhiều áp lực.
“Quận có không ít chung cư cao cấp nhưng cư dân trong đó cũng yêu cầu hỗ trợ rất nhiều. Có nhiều người làm kinh doanh, tiếp viên hàng không… cũng nói rất khó khăn. Nhiều trường hợp tổ dân phố lập danh sách đưa lên vẫn phải bình xét lại.
Nhiều nơi phường tổ chức các đoàn để xét duyệt, bình nghị tại chỗ, nếu không đúng diện sẽ kiên quyết không xét cho những trường hợp này ngay từ đầu. Quá trình chi trả phát hiện không đúng diện cũng sẽ ngưng chi trả”, bà chia sẻ.
Theo đó, đợt 3 quận Phú Nhuận đã ngưng chi trả cho hơn 5.000 trường hợp đã được lập danh sách nhưng sau đó phát hiện vẫn đang hưởng lương hưu, đã nhận ở nơi khác…
Ông Nguyễn Đông Tùng – chủ tịch UBND quận Phú Nhuận – chia sẻ các gói hỗ trợ triển khai trong hoàn cảnh nhiều người đều đang gặp khó khăn.
Video đang HOT
“Giãn cách kéo dài, người lúc đầu có thể đủ ăn theo thời gian cũng dần khó khăn. Giãn cách 4 tháng thì phải khó. Ở đây là cái tâm của người dân, người ít khó khăn nhường cho người khó khăn hơn. Nhưng điều này thì chính các anh chị cơ sở phải nói cho được”, ông Tùng nói.
Qua kiểm tra, ông Hoan đánh giá cách triển khai gói hỗ trợ của quận Phú Nhuận đã thể hiện rõ quan điểm về xác định tính ưu tiên.
Cụ thể, trong lúc ai ai cũng khó khăn, có nhiều người cần được hỗ trợ, thì quận ưu tiên hộ lao động nghèo đông con, người cao tuổi neo đơn, linh động giải quyết các trường hợp khó khăn không đúng diện. Đồng thời giải quyết kịp thời khiếu nại để tạo ra sự chấp nhận, đồng thuận với chính sách trong dân.
“Nhiều quận, huyện phản ảnh nhiều người dân không thuộc diện nhưng vẫn yêu cầu được hỗ trợ. Người dân thì nói người khác cũng như tôi mà sao quận khác cho nhận hỗ trợ, còn tôi không được nhận. Họ truyền tai nhau rồi cả khu vực đồng loạt kéo lên phường yêu cầu hỗ trợ.
Khi nghe quận huyện phản ảnh, chúng tôi chỉ đạo các quận huyện nếu làm đúng thì cứ thẳng thắn, mạnh dạn làm. Sau đó tổ chức các đoàn đi xem xét ngẫu nhiên một số hộ tại các khu vực, giải thích cho người dân”, ông Hoan chia sẻ thông tin.
Ông Hoan cũng đánh giá tiêu chí của đợt 3, hỗ trợ người dân “có hoàn cảnh thực sự khó khăn” là chung chung, định tính, gây khó khăn cho địa phương, các cô chú tổ dân phố, ban điều hành khu phố, không tránh khỏi tình trạng nhiều trường hợp địa phương làm đúng quy định nhưng người dân vẫn cho rằng làm sai.
“Nhưng cũng có những địa phương rơi vào tình huống lỡ rồi, giải quyết rộng tay cho một trường hợp thì dẫn đến rất nhiều người khác cũng làm theo, du di một trường hợp sẽ thành một hàng, một khu phố”, ông nói.
Theo kế hoạch, chiều 2-11, đoàn 1 do ông Võ Văn Hoan chủ trì sẽ tiếp tục kiểm tra tại quận 1. Tiếp đó là các quận 3, 6, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Phú.
Các đoàn khác gồm đoàn 2 do ông Lê Minh Tấn – giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM – làm trưởng đoàn, kiểm tra tại các quận/huyện 1, 4, 5, 7, 8, Củ Chi, Hóc Môn.
Đoàn 3 do ông Nguyễn Văn Lâm – phó giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM – làm trưởng đoàn, kiểm tra tại quận/huyện 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
Công việc dự kiến kéo dài đến 13-11.
Về kết quả gói hỗ trợ đợt 3, tính đến ngày 2-11, đã có 5,9 triệu/7,53 triệu người được xét duyệt hỗ trợ đợt 3 được nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người, đạt hơn 78%.
Trong đó, quận 5 đã hoàn tất chi tỉ lệ 100% cho khoảng 80.000 người, Phú Nhuận đạt 99,5% với 115.000 người, TP Thủ Đức đạt 97,1% với 1,093 triệu người.
Các quận, huyện có tỉ lệ chi thấp là Bình Chánh 41,1% (trên tổng số hơn 803.000 người), Bình Tân 50,5% (tổng số 513.000 người), quận 12 đạt 63% (tổng số 691.000 người), quận 7 đạt 69,2% (tổng số 256.000 người).
Trước đó, UBND TP đã có văn bản về việc kéo dài đợt hỗ trợ đến ngày 7-11 và 31-10 với một số quận huyện và TP Thủ Đức.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM: Từ 1/10, người dân ra đường không có lý do chính đáng vẫn bị xử lý
Từ 1/10, người dân được di chuyển trong nội - ngoại thành nhưng phải có lý do chính đáng, những trường hợp không nêu được lý do vẫn bị lực lượng chức năng xử lý.
Tối 30/9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã tham dự chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" để giải đáp trực tiếp những thắc mắc của người dân về chỉ thị mới được áp dụng từ 1/10.
Trong livestream này, ông Võ Văn Hoan đã giải đáp thắc mắc liên quan đến chỉ thị mới về phục hồi kinh tế của TP.HCM và chính sách hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Đối với việc lưu thông từ 1/10 sau khi các chốt kiểm soát được gỡ bỏ, không cần giấy đi đường, ông Hoan cho biết người dân có thể đi lại bình thường trong nội, ngoại TP.HCM (không di chuyển ra địa bàn tỉnh khác).
Người dân ra đường phải có lý do chính đáng nếu không sẽ bị xử phạt
Người dân trong quá trình lưu thông cần chuẩn bị mã QR khai báo di chuyển tại ứng dụng VNEID và lịch sử tiêm chủng vắc-xin hoặc là F0 đã khỏi bệnh đủ điều kiện lưu thông. Dù không còn chốt kiểm soát cố định nhưng TP.HCM vẫn có các chốt lưu động, tuần tra để kiểm tra ngẫu nhiên.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP, nếu người nào đó đi ra đường không có lý do chính đáng, khi bị lực lượng chức năng kiểm tra thì vẫn sẽ bị xử lý.
TP.HCM sẽ áp dụng chỉ thị mới để thích ứng, an toàn trong môi trường có dịch và tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh, lao động. TP sẽ cố gắng mở cửa từng bước, an toàn, nới lỏng đến đâu, an toàn đến đó. "Không thể phòng chống dịch đi trước, sản xuất kinh tế đi sau hay ngược lại", ông Hoan nói.
Đối với các trường hợp có nguyện vọng về quê, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết sẽ cân nhắc kỹ lưỡng, cần có sự phối hợp giữa các tỉnh để đón công dân của mình về quê một cách an toàn, đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh.
Trao đổi về việc người lao động ở khu vực giáp ranh di chuyển lên TP.HCM làm việc và ngược lại như thế nào, ông Võ Văn Hoan cho rằng hiện nay TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai dù xác định là tâm điểm của dịch nhưng cũng là trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng của phía Nam nên cần phải có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương để thống nhất điều kiện cho lao động lưu thông.
'TP.HCM mở cửa từ ngày 1.10, vì sao tôi vẫn không về quê được ?' Tại buổi đối thoại của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan tối 30.9, một người dân thắc mắc: Tại sao ngày 1.10 mở ra nhưng tôi vẫn không về quê được ? Có cách nào để cho người dân về quê không ?. Vào 20 giờ ngày 30.9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan có buổi livestream đối thoại,...