TP.HCM không thu học phí trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ra thông báo về việc thực hiện các khoản thu học phí trong năm học 2020-2021 do tạm ngưng hoạt động dạy học vì Covid-19.
Cụ thể, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị các cơ sở giáo dục công lập tiếp tục thực hiện theo nội dung hướng dẫn của công văn số 2772/GDDT-KHTC; 3102A/GDĐT-KHTC; 267/SGDĐT-VP về tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu, chi khoản thu năm học 2020-2021 của ngành GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM.
TP.HCM không thu học phí trong thời gian nghỉ học vì dịch Covid-19. Ảnh: Tiểu học, THCS và THPT Vạn Hạnh.
Ngoài ra, sở yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện công văn số 589/SGDT-KHTC ngày 3/3/2021 về tổ chức thực hiện các khoản thu học phí và khoản thu khác khi tổ chức học lại sau thời gian ngừng đến trường vì dịch.
Qua đó, các cơ sở cần lưu ý thời gian thu học phí và các khoản thu khác phải đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá khung thời gian quy định, cụ thể là 9 tháng. Nội dung này được nêu rõ tại tại quyết định 2752/Qp-UBND ngày 4/8/2020 của UBND TP.HCM về kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố.
Video đang HOT
Trong thời gian học sinh, sinh viên, học sinh nghỉ học để phòng, tránh dịch, các đơn vị không được thực hiện thu học phí. Việc thu học phí chỉ được diễn ra khi cơ sở tổ chức học trực tuyến hoặc bố trí học bù.
Đặc biệt, các khoản thu thỏa thuận và thu chi hộ phải thu theo thời gian học và chi phí thực tế phát sinh. Các đơn vị giáo dục phải điều chỉnh kế hoạch giảng dạy và mức thu phù hợp với tình hình thực tế.
Nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời thực hiện chủ trương không dùng tiền mặt của UBND TP.HCM, Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu 100% đơn vị triển khai thực hiện thu phí không dùng tiền mặt. Các phương thứ thanh toán ưu tiên ctrên thiết bị di động, liên kết thẻ ngân hàng. Chính sách này nhằm tạo điều kiện cho phụ huynh, học sinh thuận lợi trong việc thanh toán, không phải đến trường, hạn chế giao dịch trực tiếp tại trường.
Các địa phương lên phương án sẵn sàng học bù, lùi thời gian kết thúc năm học
Các địa phương, trường học đang khẩn trương lên kế hoạch dạy trực tuyến, học bù và dự phòng phương án lùi thời gian kết thúc năm học.
Tính đến sáng 4/5, cả nước có 7 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh tạm nghỉ từ ngày 3/5 cho đến khi có thông báo mới. Việc dạy và học của các trường sẽ chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến. Tuy nhiên, đây là thời điểm các trường chuẩn bị cho học sinh kiểm tra học kỳ II, khiến nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh lo lắng kế hoạch học tập và thời gian kết thúc năm học sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Phan Xuân Quyết, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên cho biết, việc cho học sinh tạm nghỉ căn cứ vào tình hình dịch bệnh COVID 19 diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, đặc biệt là sau dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tiềm ẩn nhiều rủi ro. Địa phương cho học sinh nghỉ từ ngày 4/5 đến khi có thông báo trở lại.
Trong thời gian nghỉ, Sở GD&ĐT Hưng Yên yêu cầu các trường tổ chức dạy học trực tuyến, giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh học qua các công cụ, phần mềm dạy học. Các nhà trường rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT bảo đảm việc quản lý thời gian, nội dung chặt chẽ, đúng quy định.
Đồng thời, Sở này đề nghị các trường lên kế hoạch việc học bù và kiểm tra học kỳ II khi học sinh trở lại trường. Trong trường hợp học sinh phải nghỉ dài ngày, Sở sẽ tính đến phương án điều chỉnh thời gian kết thúc năm học phù hợp nhất cho học sinh, đặc biệt là khối lớp 9 và lớp 12.
Học sinh trường THPT Việt Đức ôn bài. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Tương tự, đại diện Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng cũng biết, trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường, Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học chủ động thực hiện kế hoạch dạy học trực tuyến, hướng dẫn học sinh, học viên, sinh viên hoàn thành chương trình học tập, chuẩn bị kiểm tra học kì II và các kỳ thi khác.
Sở GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về chuyên môn đến các trường. Đồng thời yêu cầu các trường học khẩn trương rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện chương trình năm học và đề xuất về Sở để có hướng giải quyết phù hợp với từng đơn vị đặc thù.
Theo bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (Hà Nội), trường dự kiến hoàn thành việc kiểm tra học kỳ II ở các khối lớp trong ít ngày tới. Tuy nhiên, tình hình dịch có diễn biến phức tạp, do đó việc học sẽ được chuyển sang hình thức trực tuyến.
Đợt tạm nghỉ này không ảnh hưởng nhiều đến thời gian, kế hoạch dạy và học của nhà trường. Bởi ngay từ đầu năm học trường đã tính đến các phương án cho học sinh kiểm tra định kỳ sớm, những tuần còn lại cuối tháng 5 sẽ hoàn thành chương trình, đẩy mạnh ôn thi cho học sinh cuối cấp và kết thúc năm học.
Đáng lo hơn là học sinh các khối lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp, việc học trực tuyến khó đảm bảo chất lượng được như học trên lớp. Nhà trường sẽ lên kế hoạch ôn tập dựa trên tình hình thực tế và lịch học bù, tăng cường bồi dưỡng sau khi các em trở lại trường.
Trao đổi với chí, ông Trịnh Văn Mừng, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho biết, thời điểm này, học sinh các trường chuẩn bị cho kiểm tra định kỳ, hoàn thành chương trình để ôn tập thi vượt cấp, thi tốt nghiệp THPT. Học sinh, các trường không bị động với việc học trực tuyến, học qua truyền hình.
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc chỉ đạo các trường ưu tiên xếp thời khoá biểu thuận lợi cho học sinh lớp 9, lớp 12 để các em học, đảm bảo nội dung, kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi vượt cấp, thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ GD&ĐT về dạy học trực tuyến, giáo viên chỉ được kiểm tra, đánh giá thường xuyên, còn kiểm tra định kỳ, cuối kỳ phải được thực hiện trên lớp. Nếu dịch sớm được khống chế, học sinh sẽ quay lại trường để hoàn thành chương trình, kiểm tra cuối kỳ 2.
Ông Mừng lo ngại: "Nếu dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khung thời gian năm học. Khi đó, Sở sẽ xem xét, tham mưu xin ý kiến cấp trên về việc lùi thời gian kết thúc năm học, nhằm đảm bảo chất lượng học tập".
Tư vấn hướng nghiệp vào mùa: "Biết mình, biết ta" Để thu hút người học, các trường ĐH-CĐ tung ra ngành học mới, tên gọi mỹ miều với nhiều phương thức tuyển sinh. Chương trình Kết nối chuyên gia hướng nghiệp đến từng học sinh do Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức. Ảnh: Quốc Anh Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ) chia...