TPHCM: Hạn chế dạy livestream, không kiểm tra trong thời gian dạy trực tuyến
Chiều 7/10, tại cuộc họp cung cấp thông tin về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cho hay: Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các trường dạy học chủ yếu qua Internet. Có nhiều khó khăn và ngành giáo dục đề ra nhiều giải pháp khắc phục.
Chỉ dạy bằng hình thức livestream 50% thời lượng học tập
Sở GD-ĐT TPHCH cho rằng hình thức dạy và học online phù hợp với tình hình của TP hiện nay. Giáo viên và các trường sử dụng dạy học trên hệ thống quản lý học tập (LMS) để tổ chức giảng dạy cho học sinh. Dạy học trên internet với hệ thống LMS đã giúp mở rộng thời gian, không gian tổ chức dạy học cũng như tăng cường khả năng tự học cho học sinh.
Tuy nhiên, với quy mô rất lớn và nhu cầu băng thông phục vụ cho việc học tập rất cao khi sử dụng hình thức livestream cùng với một số hạn chế về mặt công nghệ đã có hiện tượng không truy cập hệ thống được khi dạy học. Để giải quyết khó khăn kể trên, Sở GD-ĐT đã đề ra nhiều giải pháp.
Học sinh tại TPHCM vẫn đang học online
Đối với các khó khăn về mặt công nghệ: Sở GD-ĐT đã có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông, Công viên phần mềm Quang Trung hỗ trợ tăng thêm máy chủ, băng thông đáp ứng yêu cầu truy cập hệ thống dữ liệu ngành.
Yêu cầu các trường tăng cường hướng dẫn học tập qua hệ thống LMS, gửi hướng dẫn học tập, giao nhiệm vụ, cung cấp thêm các video clip cho học sinh, tăng các hình thức tương tác khác để giảm thời lượng livestream. Điều này sẽ giúp học sinh có thể học tập khi gặp sự cố trong quá trình livestream do bị trở ngại kỹ thuật.
Đối với các khó khăn về công tác tổ chức, kỹ năng dạy học, công tác phân công, phối hợp khi dạy học qua internet, Sở đã tổ chức kiểm tra, nắm tình hình thực tế tại các địa bàn có khó khăn để hướng dẫn các địa phương và các nhà trường thực hiện, khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Sở GD-ĐT đã hướng dẫn các trường duy trì tăng cường thời lượng tổ chức học theo quá trình và chỉ duy trì thời khóa biểu livestream ở mức 50% tổng thời lượng học tập theo chương trình; dạy theo chủ đề dạy học ở cấp THCS và cấp THPT nhằm phát huy khả năng học tập, học có hướng dẫn và phát huy việc tự học cho học sinh đồng thời giảm quá tải do hình thức livestream gây ra.
Sở GD-ĐT cho phép các cơ sở giáo dục được linh hoạt trong khung giờ tổ chức học qua hình thức livestream; linh động trong chuyển đổi hệ thống quản lý học tập LMS khi hạ tầng và công nghệ của đơn vị cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng khi có nhiều đơn vị cùng sử dụng nhằm khắc phục các hạn chế.
Không kiểm tra, đánh giá học sinh lớp 1, lớp 2 trong thời gian học trực tuyến
Theo Sở GD-ĐT, mỗi tiết học ở bậc tiểu học chỉ trong khoảng thời gian 20-25 phút; mỗi buổi học không quá 4 tiết học. Giữa mỗi tiết học có thời gian nghỉ từ 5-7 phút cho học sinh thực hiện các hoạt động vận động, thư giãn.
Thời khóa biểu chú trọng các môn Tiếng Việt, Toán; còn các môn học và hoạt động giáo dục khác thực hiện sắp xếp các chủ đề học tập phù hợp với hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hoặc có thể hướng dẫn cho học sinh tự học với sự hỗ trợ của phụ huynh.
Đối với học sinh lớp 1, lớp 2: Cần khai thác các nội dung dạy học trên truyền hình, video clip đã ghi hình; không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này. Khi học sinh đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ.
Đối với học sinh từ lớp 3 đến lớp 5: Tổ chức dạy học trên môi trường Internet là chủ đạo, dạy học trên truyền hình và video clip đã ghi hình là bổ trợ, ưu tiên cho các lớp cuối cấp.
Chú trọng phân bố thời gian dạy học trên môi trường Internet cho các hoạt động trọng tâm như giới thiệu kiến thức mới, giải đáp các thắc mắc, các câu hỏi, tổ chức các hoạt động tương tác với học sinh… hạn chế sử dụng thời gian dạy học trên môi trường Internet để yêu cầu học sinh viết bài hay làm bài tập vào vở.
Các nội dung cần ghi chép hoặc bài tập có thể giao cho học sinh khi kết thúc thời gian dạy học trên môi trường Internet, học sinh có thể thực hiện vào các khoảng thời gian khác trong ngày.
Khi tình hình hình dịch bệnh được kiểm soát cần tập trung thời gian dạy học trực tiếp để tổ chức ôn tập, bổ sung các nội dung kiến thức cần thiết cho học sinh trước khi thực hiện dạy học nội dung mới và kiểm tra đánh giá theo quy định; không tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá vào các bài hoặc nội dung, yêu cầu đã được tinh giản; các bài không dạy hoặc đã chuyển thành đọc thêm, tự học.
Nhiều học sinh còn khó khăn, không liên lạc được
Video đang HOT
Trong quá trình áp dụng vào thực tiễn dạy – học đã xuất hiện một số khó khăn nhất định:
- Do giãn cách nên việc giao sách giáo khoa đến cho học sinh còn gặp đôi chút khó khăn trong giai đoạn vừa qua.
- Vẫn còn học sinh do hoàn cảnh khó khăn, thiếu thiết bị, đường truyền nên việc học trực tuyến còn chưa đồng bộ, nhất là tiểu học khi học sinh sử dụng thiết bị của bố mẹ. Giáo viên tiếp tục có giải pháp hỗ trợ cho từng học sinh để tăng số lượng học sinh tham gia học trực tuyến.
- Vẫn còn một số học sinh chưa liên hệ được, nhà trường tiếp tục liên hệ để tìm hiểu nguyên nhân, hỗ trợ kịp thời.
- Nhiều cơ sở giáo dục đang bị trưng dụng để phục vụ cho cho công tác phòng chống dịch (khu cách ly tập trung, khu điều hành bệnh viện dã chiến, khu hỗ trợ quân đội…).
- Vẫn còn giáo viên và học sinh đang bị nhiễm bệnh hoặc vừa khỏi bệnh nên ảnh hưởng đến việc phân công giáo viên dạy học đầu năm.
- Một số thầy/cô sử dụng laptop cũ tính năng chưa cao nên quá trình upload bài giảng và chia sẻ slide bài giảng còn chậm. Đường truyền bị trục trặc trong thời gian trực tuyến nên có đôi khi mất thời gian so với quy định thời khóa biểu của lớp.
Đường truyền internet thường xuyên không ổn định, dẫn đến việc kết nối bị ngắt quãng, ảnh hưởng đến việc dạy và học trực tuyến.
Học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn khi sử dụng các thiết bị, ứng dụng hỗ trợ trong học trực tuyến… phụ huynh cũng chưa quen với một số tính năng của công nghệ nên việc hỗ trợ học sinh thực hành hệ thống dạy trực tuyến cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong những tuần đầu tiên.
Một số phụ huynh có hoàn cảnh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
Giải pháp đối với học sinh không có điều kiện học trực tuyến
Xây dựng kho học liệu dạy học qua các tiết ghi hình môn từ lớp 1 đến lớp 5 ở tất cả các khối lớp đưa lên website của trường/phòng GD-ĐT, kho học liệu trên website của Sở GD-ĐT, YouTube…
Bộ GD-ĐT phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, phát sóng trên kênh VTV7 và được đăng tải lại đầy đủ trên kênh YouTube VTV7.
Sở GD-ĐT phối hợp với Đài truyền hình TPHCM thực hiện, phát sóng trên các kênh HTVC (Kênh số 5); SCTV (Kênh 196); VTVCab (Kênh 78); Viettel TV (Kênh 176); FPT Play (Kênh 14): MyTV (Kênh 14); AVG (Truyền hình số mặt đất kênh 65, Truyền hình vệ tinh kênh 95); K (Kênh 301); Truyền hình SDTV, Kênh tần số K33: Kênh 13 hằng ngày và được đăng tải lại đầy đủ trên kênh Youtube “Ôn bài” của HTV Key.
Đối với học sinh đang ở quê
Giáo viên hướng dẫn phụ huynh đăng ký cho học sinh học tạm ở địa phương, thường xuyên nắm tình hình học tập của học sinh.
Nếu không thể học tạm tại địa phương, giáo viên gọi điện thoại trực tiếp để hướng dẫn học sinh một số nhiệm vụ học tập đơn giản, kịp thời giải đáp thắc mắc cho học sinh về những nội dung chưa nắm vững.
Giáo viên hướng dẫn phụ huynh cho học sinh tham khảo bài dạy trên các kênh truyền hình hỗ trợ học tập.
Đối với học sinh đang ở khu cách ly
Giáo viên chủ nhiệm động viên, nắm tình hình sức khỏe của học sinh, ghi nhận những nội dung trọng tâm, gửi thông tin về các bài giảng trên truyền hình, link bài giảng của giáo viên gửi hoặc các bài giảng trên https://hoctructuyen.hcm.edu.vn để học sinh theo dõi và giáo viên trực tiếp thông báo đến phụ huynh qua tin nhắn.
Phối hợp với UBND phường cử lực lượng dân quân gửi bài (bản giấy), hướng dẫn nội dung học tập cho học sinh.
Khi học sinh hết thời gian cách ly giáo viên chủ động trao đổi, hướng dẫn học sinh cách tự học, có phương án tổ chức phụ đạo trực tuyến nhằm giúp học sinh nắm một số nội dung trọng tâm mà các em chưa tiếp cận trong thời gian cách ly y tế.
Giáo viên thường xuyên theo dõi quá trình học tập của học sinh để có những hỗ trợ kịp thời cho các em.
Gửi nội dung học tập qua bưu điện cho học sinh, đồng thời trao đổi với phụ huynh, học sinh để nắm tình hình học của học sinh.
Giáo viên biên soạn in ra giấy nội dung bài học, phiếu học tập gửi cho học sinh thông qua đội ngũ tình nguyện viên của địa phương (chuyên trách giáo dục).
Đối với học sinh không có thiết bị học trực tuyến
Tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận huyện có phương án hỗ trợ thiết bị học tập cho học sinh.
Kịp thời phối hợp với Mạnh Thường Quân, phụ huynh trao tặng thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh, sách giáo khoa, thiết bị, dụng cụ học tập.
Giáo viên giới thiệu cụ thể thông tin về lịch chiếu các bài giảng trên Đài Truyền hình và hướng dẫn học sinh cách học tập, kịp thời giải đáp thắc mắc cho học sinh về những nội dung học sinh chưa nắm vững; nhờ cha mẹ học sinh cùng hỗ trợ giúp các em tiếp cận quá trình học tại nhà.
Giáo viên gửi bài vào đường link của trường, nhà trường in trên giấy, photo giao ban điều phối của nhà trường chuyển đến nhà cho từng học sinh. Giáo viên hẹn thời gian thu phiếu lại chấm bài và gửi lại bài sửa đúng có hướng dẫn cách sửa lại bài để học sinh nắm kiến thức. Sau đó thu lại bài làm của học sinh sau khi sửa sai để giáo viên có căn cứ đánh giá tình hình học tập của học sinh.
Giáo viên biên soạn in ra giấy nội dung bài học, phiếu học tập gửi cho học sinh thông qua đội ngũ tình nguyện viên của địa phương (chuyên trách giáo dục).
Tương tác với phụ huynh và học sinh qua các ứng dụng thông dụng như Zalo, Viber… Học sinh làm bài trên giấy, phụ huynh chụp hình rồi gửi bài qua Zalo, Viber… giáo viên nhận xét, gợi ý, hướng dẫn thêm để học sinh có thể làm bài tốt hơn.
Liên hệ những phụ huynh gần nhà có con em cùng khối lớp thì tham gia học tập cùng nhau, hỏi bài những bạn được học trực tuyến tương tác với giáo viên (đảm bảo an toàn phòng chống dịch).
Học sinh không thể tham gia học trực tuyến, các em học qua các clip ghi hình hoặc phụ huynh có thể ghi hình gửi clip học bài cho giáo viên nhận xét.
Làm sao để đảm bảo công bằng khi đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hình thức trực tuyến?
Nếu bài kiểm tra định kỳ chỉ đóng vai trò là một trong những hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, kết hợp đánh giá học sinh trong nhiều thời điểm thì cả người dạy lẫn người học sẽ được cởi bỏ áp lực kiểm tra định kỳ, khi đó yêu cầu chống gian lận sẽ được gỡ bỏ.
Sáng 2-10, gần 800 cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên gia giáo dục và phụ huynh, học sinh đã tham dự Hội thảo trực tuyến với chủ đề "Thách thức và cơ hội của việc dạy học và kiểm tra đánh giá trên môi trường Internet" do Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với Sở Khoa học công nghệ TPHCM, Tập đoàn Công nghệ Intel và Công viên phần mềm Quang Trung tổ chức.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) cho biết, trong dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh, để đạt hiệu quả tốt nhất cần môi trường dạy học tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, từ đầu năm học 2021-2022 đến nay các trường phải triển khai dạy học trên internet.
Thực tế dạy học thời gian qua cho thấy đã xuất hiện nhiều khó khăn về môi trường dạy học, chất lượng đường truyền và thiết bị cũng như kỹ thuật dạy học của giáo viên.
Cụ thể, khi triển khai dạy học qua internet, các tiết học không được tổ chức liền mạch và thường xuyên. Môi trường dạy học hạn chế khi nhiều học sinh không có chỗ ngồi học tập yên tĩnh, xung quanh có tiếng ồn và bị ảnh hưởng bởi sinh hoạt của các thành viên khác trong gia đình.
Bên cạnh đó, triển khai dạy học qua internet đòi hỏi giáo viên phải có kỹ thuật dạy học tốt, biết sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến như quizz, kahoot... để kích thích sự tập trung và tham gia học tập của học sinh.
Tuy nhiên, việc áp dụng các phần mềm này khiến giáo viên mất nhiều thời gian chuẩn bị cũng như hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm.
Học sinh tiểu học ở TPHCM tham gia học tập theo hình thức trực tuyến
Đại diện Phòng Giáo dục Tiểu học cho biết, năng lực ứng dụng CNTT hiện nay của giáo viên không đồng đều. Có những giáo viên rất giỏi, sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ, song cũng còn nhiều giáo viên chậm trong việc sử dụng công nghệ.
Về học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 1 chưa có nhiều trải nghiệm học tập trên môi trường internet, các kỹ năng học tập cơ bản như nghe, nói, đọc, viết, tính toán còn hạn chế, tâm lý mới chuyển từ giai đoạn "vui chơi là chính" ở bậc mầm non sang "học tập là chính" ở bậc tiểu học đòi hỏi sự quan tâm đồng hành cũng như hỗ trợ về CNTT của cha mẹ học sinh.
Từ thực tế đó, khó khăn trong dạy học dẫn đến khó khăn trong yêu cầu kiểm tra, đánh giá. Theo đó, đánh giá không thể yêu cầu kết quả tuyệt đối đối với học sinh lớp 1, nhất là môn tiếng Việt. Đơn cử, ở yêu cầu sửa cách phát âm, đọc vần cho học sinh, giáo viên sẽ gặp khó do không nghe được âm thanh phát âm chuẩn của các em như khi học trên lớp, hạn chế của đường truyền, thiết bị...
Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá khó đảm bảo tính công bằng, chính xác, khó tránh việc tham gia hỗ trợ từ nhiều nguồn khác đối với học sinh. Giáo viên khó quan sát tiến trình học tập của học sinh khi chỉ quan sát được qua màn hình, không nhìn thấy những biểu hiện khác về năng lực, phẩm chất của người học. Do đó, kiểm tra, đánh giá khó đảm bảo tính bao quát, toàn diện.
Theo TS. Nguyễn Thanh Hải, Chuyên gia về giáo dục STEM, Viện nghiên cứu giáo dục STEM, Đại học Missouri (Mỹ), kinh nghiệm triển khai dạy học qua internet tại Mỹ là trước khi tổ chức dạy học, tất cả giáo viên đều được tập huấn hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ dạy học qua internet, ngoài ra được cung cấp nhiều nguồn tài liệu có sẵn để khi cần có thể tra cứu. Một tiết dạy online hiệu quả đòi hỏi yếu tố về công nghệ, thiết bị và đường truyền cũng như thao tác thành thạo của giáo viên - vốn đòi hỏi thời gian nhất định để làm quen và chuẩn bị.
Theo các chuyên gia giáo dục, hiện nay việc công nhận và đánh giá chất lượng một tiết dạy trên internet bao gồm nhiều hoạt động như theo dõi tần suất lên lớp của học sinh, đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên, kết quả theo dõi quá trình tiến bộ của người học, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ...
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc kiểm tra, đánh giá người học theo hình thức trực tuyến được thực hiện theo quy định về đánh giá thường xuyên. Trường hợp học sinh không thể đến trường học trực tiếp thì việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được giao cho người đứng đầu cơ sở, cụ thể là hiệu trưởng chịu trách nhiệm triển khai.
Đối với bậc tiểu học, hiện nay không bắt buộc giáo viên sử dụng một công cụ thống nhất mà có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào phù hợp điều kiện cụ thể của giáo viên và phụ huynh, học sinh.
Đơn cử, giáo viên có thể giới thiệu học liệu cho phụ huynh, học sinh như học qua truyền hình, video clip bài giảng tải trên internet... Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý, giáo viên không sử dụng thời gian dạy học trực tuyến tổ chức tiết học theo hình thức truyền thống, hay nói cách khác là mô phỏng lại tiết dạy trên lớp mà sử dụng thời gian đó để tạo môi trường học tập tương tác, giúp học sinh hiểu rõ hơn bài. Thời gian tổ chức một tiết học trực tuyến không kéo dài quá 20 phút, kết hợp tổ chức nhiều trò chơi, hoạt động chứ không yêu cầu học sinh chỉ chăm chăm dán mắt vào màn hình máy tính.
Đồng quan điểm, TS. Lê Chi Lan, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn cũng cho biết, quá trình tổ chức dạy và học, đánh giá trực tuyến là giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch bệnh. Do đó, thời gian đầu triển khai, cán bộ quản lý và giáo viên chưa quen, còn lúng túng với hình thức này.
Giáo viên dạy học trên môi trường internet để không gián đoạn quá trình học tập của học sinh
Để dạy học qua internet hiệu quả phải tác động nhận thức của người quản lý và giáo viên, có sự chuẩn bị chu đáo về tài liệu hướng dẫn, tập huấn cẩn thận cho giáo viên, tạo môi trường thực hành, thực tập để giáo viên thao tác dần dần đến khi thành thục.
Ngoài ra, các đơn vị phải xây dựng đội ngũ chuyên trách hỗ trợ cán bộ quản lý và giáo viên trong việc thực hiện dạy học và đánh giá online, đồng thời có chính sách thỏa đáng hỗ trợ những trường hợp người học không thể tham gia học tập trực tuyến để phụ huynh và học sinh yên tâm.
Trước câu hỏi làm thế nào đảm bảo tính công bằng, khách quan, giảm thiểu gian lận trong kiểm tra, đánh giá học sinh, Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) cho biết, đánh giá học sinh hiện nay được thực hiện bằng cả hai hình thức là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
Để đảm bảo tính công bằng, chính xác, các đơn vị trường học cần quan tâm việc đánh giá thường xuyên, hướng đến mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Theo đó, kết quả đánh giá học sinh không chỉ dựa vào kết quả một, hai bài kiểm tra định kỳ mà cần kết hợp đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm của học sinh, tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong cùng lớp học.
Nếu bài kiểm tra định kỳ chỉ đóng vai trò là một trong những hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, kết hợp đánh giá học sinh trong nhiều thời điểm thì cả người dạy lẫn người học sẽ được cởi bỏ áp lực kiểm tra định kỳ, khi đó yêu cầu chống gian lận sẽ được gỡ bỏ.
Trường học TPHCM bao giờ mở lại? Nếu như sau ngày 30/9, TPHCM từng bước trở lại trạng thái bình thường mới, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội sẽ từng bước khôi phục hoạt động. Cần Giờ có thể tiên phong Những ngày cuối tháng Chín, khi mà TPHCM đang ráo riết chuẩn bị nhiều phương án để tái thiết lại cuộc sống bình thường mới sau thời...