TP.HCM giao quyền chủ động cho các trường quyết định hình thức dạy học khi có F0
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thông tin từ ngày 14 – 22.2, số trẻ mắc Covid-19 tăng gấp 3 lần so với tuần trước đó là từ ngày 7 – 13.2.
Tại buổi họp giao ban định kỳ mới đây của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thông tin từ ngày 14 – 22.2, số trẻ mắc Covid-19 tăng gấp 3 lần so với tuần trước đó là từ ngày 7 – 13.2.
Cụ thể, TP đã ghi nhận 7.505 ca trong trường học, bao gồm 706 giáo viên (GV) và 6.799 học sinh (HS). Trong đó bậc mầm non là 394 trẻ, bậc tiểu học 2.786 HS, bậc THCS có 1.875 HS và bậc THPT là 1.744 HS.
Lớp 1.3 Trường tiểu học Lý Cảnh Hớn (Q.5, TP.HCM) có 26/42 học sinh đến trường học trực tiếp – ĐÀO NGỌC THẠCH
Ông Đặng Duy Phước, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Q.Bình Thạnh), cho biết trong 2 tuần tổ chức dạy học trường phát hiện rất nhiều F0 cả trong trường học và ở nhà. Tuy nhiên đến thời điểm này, hoạt động dạy học của trường vẫn ổn định khi duy trì song song hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Trong lần kiểm tra tầm soát vào tuần trước, Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu phát hiện cùng lúc 20 ca F0 nằm rải rác ở 17 lớp học, tất cả số lớp này đã được chuyển sang học trực tuyến.
Tương tự, ông Bùi Duy Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1), cũng cho biết đã phát hiện hơn 80 ca sau 2 tuần tổ chức dạy trực tiếp. Dù vậy, các trường hợp F0 đều được xử lý theo quy trình. “Việc chuyển đổi giữa các mô hình học tập cũng linh hoạt, có nhiều lớp chúng tôi chuyển hẳn cả lớp sang học trực tuyến nhưng cũng có lớp duy trì vừa dạy trực tiếp và phát trực tuyến cho những em đang cách ly ở nhà. Hết thời gian cách ly lại quay trở lại trường”, ông Phương nói.
Trong khi đó, tại Trường tiểu học Ngô Quyền (Q.Bình Tân) – nơi có khoảng 4.300 HS nhưng chỉ ghi nhận 8 ca nhiễm trong 2 tuần qua. Hiện 8 em này đang được điều trị cách ly, số HS còn lại vẫn đi học bình thường.
Video đang HOT
Tương tự, các trường mầm non cho biết vì mới đón trẻ 3 – 6 tuổi đến trường, nhiều trường đã tách lớp hoặc sĩ số ít nên số ca nhiễm trong trường học được kiểm soát tốt hơn.
Trước diễn biến nói trên, người đứng đầu ngành y tế cho biết sẽ tham mưu cho UBND TP.HCM xem xét ngưng việc học trực tiếp khi số trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp nhiều hơn 100 ca mỗi ngày.
Về phía ngành giáo dục, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT, cho biết đây là kế hoạch đã được Sở GD-ĐT và Sở Y tế thống nhất. Trong trường hợp nếu mỗi ngày TP có tới trên 100 ca HS mắc Covid-19, có triệu chứng nặng, cần phải can thiệp y tế thì 2 sở sẽ tính toán, tham mưu cho UBND TP xem xét việc dừng dạy và học trực tiếp. TP.HCM vẫn tiếp tục duy trì dạy và học trực tiếp trong đó từng nhà trường sẽ tăng cường các biện pháp phòng dịch, điều chỉnh linh hoạt kế hoạch phòng dịch, kế hoạch dạy và học để phù hợp với tình hình mới.
Bên cạnh đó UBND TP.HCM đã giao quyền chủ động cho các trường, các quận, huyện khi quyết định hình thức tổ chức dạy học tại lớp, tại trường khi có F0.
Học sinh làm bài kiểm tra ra sao ?
Tại TP.HCM, HS lớp 1, lớp 2, lớp 6 đang thực hiện các bài kiểm tra học kỳ nên thực tế có những HS trở thành F0, F1 phải thực hiện cách ly, theo dõi phải tạm ngừng việc kiểm tra. Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong trường hợp này, HS sẽ làm các bài kiểm tra sau. HS lớp 1, lớp 2, Sở giao quyền chủ động cho các trường chỉ tổ chức kiểm tra khi HS đảm bảo mạch kiến thức chuẩn chung của chương trình, không bắt buộc phải hoàn tất việc kiểm tra trong thời gian cố định.
Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh, cho biết việc tổ chức thi cuối kỳ vẫn diễn ra bình thường, nếu HS là F0 sẽ được xem xét phương án xét điểm trong quá trình học tập.
Liên quan đến việc kiểm tra, thi cử, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.Hải Phòng, cho biết: “Việc kiểm tra, thi cử chỉ diễn ra trong thời điểm HS đã trở lại học trực tiếp một cách ổn định, được tiếp thu đủ kiến thức”.
Còn tại Vĩnh Long, lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng cho hay nếu có HS mắc Covid-19 hay F1 thì sẽ được cho thực hiện kiểm tra sau khi kết thúc điều trị, cách ly theo quy định.
Các trường mầm non ở Đà Nẵng lập Tổ phòng, chống COVID-19
TP. Đà Nẵng sẽ cho trẻ bậc mầm non đi học lại từ ngày 21/2, trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ.
Hiện, các cơ sở mầm non tại thành phố đã thành lập Tổ COVID-19 để xử lý tình huống khi xuất hiện F0 trong trường học và sẵn sàng đón trẻ trở lại.
Các trường ở Đà Nẵng đã sẵn sàng đón trẻ mầm non, nhưng một số phụ huynh vẫn lo lắng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên chưa dám cho con tới trường. Chị Trương Thị Oanh, ở quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng cho biết, chị có con nhỏ 3 tuổi đang ở nhà, vợ chồng chị vừa đi làm vừa phải thay nhau chăm sóc. Dù có chút vất vả nhưng chị Oanh chưa muốn cho con tới trường trong thời điểm này: "Cháu nhà tôi còn quá nhỏ, chưa được tiêm vaccine. Ba mẹ quyết định thôi ráng đến sang năm tình hình ổn rồi mới cho con đến trường".
Khảo sát của một số trường mầm non trên địa bàn TP. Đà Nẵng, so với thời điểm vài tháng trước đây, hiện tại, tỷ lệ phụ huynh đồng ý cho trẻ đến trường đã cao hơn rất nhiều. Tại trường mầm non Bình Minh, quận Hải Châu, cách đây vài tháng chỉ có khoảng 10% số phụ huynh đồng ý cho con tới trường thì nay đã hơn 50%.
Các giáo viên trường Mầm non Bình Minh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng sơn lại tường, cổng... sẵn sàng đón trẻ trở lại trường.
Cô Nguyễn Quốc Thư Trâm, Hiệu trưởng trường Mầm non Bình Minh cho biết, đầu tuần sau sẽ có khoảng 200 trẻ tới trường. Với số lượng trẻ đông như vậy, trường đã có kế hoạch cụ thể đảm bảo phòng dịch. Trường phân luồng đi giữa học sinh nhà trẻ và học sinh mẫu giáo. Đối với trẻ nhỏ thì phụ huynh được bế con lên lớp, tiếp xúc với giáo viên không quá 5 phút. Còn tất cả các trẻ khác thì tự đi vào trường như những năm trước.
Nhân viên y tế tập trung thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho các trẻ. Trường cũng thành lập một Tổ phòng, chống COVID-19 bao gồm Ban Giám hiệu, nhân viên y tế và các Tổ trưởng, Tổ phó giáo viên để xử lý khi xuất hiện trường hợp F0.
"Khi có F0 nhân viên y tế sẽ cách trẻ vào trong phòng riêng và thông báo với phụ huynh cũng như cơ quan y tế địa phương. Nếu như phát hiện trong 1 lớp thì cách ly nguyên lớp đó, không di tản đi đâu, đợi ý kiến chỉ đạo của nhà chuyên môn y tế rồi sau đó thực hiện theo", cô Trâm nói.
Các giáo viên tất bật dọn dẹp, vệ sinh trường lớp.
Mọi góc học tập trong trường Mầm non Bình Minh đều đã sạch sẽ.
Tại trường Mầm non Wonderland, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng theo khảo sát cách đây 3 tháng, chỉ có khoảng 22% phụ huynh muốn đưa con đến trường. Hiện nay, dù mỗi lớp chỉ có 4 đến 5 em nhưng trường vẫn quyết định mở cửa đón trẻ. Ông Phan Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT trường mầm non Wonderland cho rằng, cần cho trẻ sớm quay lại trường, giúp trẻ được tham gia vào môi trường học tập, trải nghiệm và tương tác xã hội. Tuy nhiên, ngành Y tế nên công bố cụ thể về tỷ lệ lây nhiễm, tỷ lệ chuyển nặng và tử vong nếu mắc COVID-19 ở trẻ là rất thấp bằng con số cụ thể, truyền thông cho phụ huynh nắm được điều này, giúp họ yên tâm đưa con tới trường.
Ông Phan Thanh Bình cho biết, các phương án phòng dịch nhà trường đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, không có chuyện đóng - mở cửa trường học một cách đột ngột khi có F0: "Chúng tôi sẽ xử lý các trường hợp F0 ở phạm vi hẹp nhất. Nếu một cháu nào bị F0 thì trường sẽ đưa cháu đó đi cách ly, các cháu còn lại sẽ được theo dõi và nếu các cháu âm tính thì lớp đó vẫn học bình thường".
Theo ông Đỗ Bá Hy, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải Châu, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi đón trẻ đến trường, Phòng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non tại quận khẩn trương lên các phương án ứng phó khi xuất hiện F0: "Chúng tôi yêu cầu các đơn vị cơ sở giáo dục thành lập tổ COVID-19 trong đó phân công nhiệm vụ cho các giáo viên một cách cụ thể. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non giữ mối liên hệ liên lạc thường xuyên với y tế địa phương để xử lý khi xuất hiện trường hợp F0 tại các đơn vị trường học".
Trường Mầm non Wonderland tại Đà Nẵng có không gian xanh, thoáng đãng, sạch sẽ sẵn sàng đón trẻ trở lại.
Tại TP. Đà Nẵng, từ ngày 21/2 các trường mầm non được phép tổ chức dạy học trực tiếp đối với các vùng có cấp độ dịch 1, 2, 3. Thời gian cụ thể với từng trường do UBND các quận, huyện quyết định sau khi kiểm tra thực tế và việc tổ chức dạy học trực tiếp phải dựa trên cơ sở đăng ký tự nguyện của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ. Nhiều trường đã lập Tổ phòng, chống COVID-19 ngay tại trường, kịp thời hỗ trợ học sinh và phụ huynh khi xuất hiện F0 trong lớp học.
Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng cho rằng, khi cho trẻ đến trường, để đảm bảo an toàn cho các em, trách nhiệm không chỉ ở nhà trường mà còn chính từ mỗi phụ huynh trong việc đảm bảo và theo dõi sức khỏe của các cháu khi ở nhà: "Hiện nay, đối với trẻ mầm non vì các cháu có độ tuổi nhỏ, chưa tự chăm sóc mình, cần sự tăng cường hướng dẫn của phụ huynh. Khi đến trường, các cô giáo mầm non phải chuẩn bị kỹ các phương án để dạy học. Trong một không gian thì không tiếp xúc nhiều các trẻ. Các cơ sở mầm non phải phân luồng các lối đi cho trẻ để nếu như không may có ca F0 thì hạn chế thấp nhất việc lây lan"./.
Ngày đầu trẻ mầm non đến lớp 6 tới trường: Học sinh hào hứng, nhà trường cẩn trọng Sáng 14-2, hơn 1 triệu trẻ từ mầm non đến lớp 6 tại TP HCM đã quay trở lại trường học tập trực tiếp. Ngày học đầu tiên diễn ra an toàn Ghi nhận tại nhiều trường mầm non và tiểu học, học sinh (HS) hào hứng, vui mừng trong ngày đầu tiên trở lại trường. Các cơ sở giáo dục thực hiện...