TPHCM gấp rút chọn sách giáo khoa
Các hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cấp thành phố ngày 17/3 đã có buổi làm việc đầu tiên. Đây là bước cuối cùng quyết định việc bộ SGK lớp 2 và lớp 6 nào sẽ đến tay học sinh năm học tới.
Phụ huynh trước “ma trận” SGK
5 bước độc lập
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, người đứng đầu 9 hội đồng lựa chọn SGK tiểu học, cho biết, các hội đồng đang làm việc gấp rút theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Việc lựa chọn SGK được tiến hành theo 5 bước độc lập với đầy đủ thành phần tham gia.
Bước 1 là lựa chọn SGK ở tổ chuyên môn. Ở bước này, các giáo viên đều phải tham gia thảo luận, đánh giá và bỏ phiếu chọn ít nhất 1 SGK. Tiếp đó, hiệu trưởng tổ chức cuộc họp nhiều thành phần, bao gồm giáo viên, ban đại diện cha mẹ học sinh… để thảo luận, đánh giá, lựa chọn 1 SGK cho mỗi môn học.
Sau đó, các trường gửi kết quả về Phòng GD&ĐT quận, huyện để tổng hợp số liệu gửi về Sở GD&ĐT. Ở bước cuối cùng, Hội đồng lựa chọn SGK sẽ thẩm định lại và bỏ phiếu thông qua trước khi trình UBND thành phố phê duyệt. Theo ông Dũng, các bước chọn SGK được thực hiện độc lập.
Ở bước cuối cùng là tập hợp các giáo viên có chuyên môn giỏi của thành phố để thẩm định lại SGK, nhưng việc này không làm mất đi các quyền lựa chọn SGK trước đó của nhà trường, giáo viên.
Video đang HOT
Bà Phạm Thúy Hà, Phó phòng GD&ĐT quận 4, thư ký Hội đồng lựa chọn SGK tiểu học môn Tiếng Việt, cho biết, trong buổi làm việc đầu tiên, Chủ tịch hội đồng phân công nhiệm vụ đến các thành viên. Các công việc lựa chọn SGK được tiến hành theo đúng quy định, thẩm quyền được giao…
Theo quyết định của UBND TPHCM, thành phố có 20 hội đồng lựa chọn SGK năm 2021. Cụ thể, cấp tiểu học có 9 hội đồng, cấp THCS có 11 hội đồng. Mỗi hội đồng có 19 thành viên, đứng đầu là các phó giám đốc Sở GD&ĐT. Các ủy viên là hiệu trưởng và giáo viên các trường học trong thành phố.
Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT TPHCM, cuối tháng 3 sẽ công bố kết quả lựa chọn SGK năm học 2021-2022. Sở GD&ĐT sẽ thông báo đến các trường danh mục sách đã được UBND TPHCM phê duyệt trước thời điểm bắt đầu năm học mới ít nhất 5 tháng và hướng dẫn sử dụng SGK theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Phong, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phong (TPHCM), cho biết, năm học 2020-2021, trường chọn bộ SGK lớp 1 gồm 9 cuốn sách của 3 NXB khác nhau. “Chúng tôi chọn sách dựa trên chuyên môn của các thầy cô lẫn đóng góp ý kiến của phụ huynh, hoàn toàn không có sự can thiệp nào từ bên ngoài”, ông Phong nói.
Tuy nhiên, năm nay, Trường Tiểu học An Phong chỉ còn chọn duy nhất bộ sách Chân trời sáng tạo cho cả lớp 1 lẫn lớp 2. “Chúng tôi tổ chức chọn SKG theo đúng quy trình, hiện đã gửi danh mục chọn SGK cho các cấp cao hơn để chờ phê duyệt” ông nói và cho biết, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới khá trơn tru, không gặp nhiều khó khăn dù có nhiều bộ SGK.
Ở bậc THCS, nhiều giáo viên tỏ ra khá băn khoăn với việc tích hợp SGK lớp 6. Một giáo viên dạy Vật lý ở một trường THCS quận 3 (xin không nêu tên) cho rằng, môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ Sinh học, Hóa học, Vật lý nên ít nhiều sẽ gặp khó khăn.
“Hơn 10 năm qua, mình chuyên dạy Lý nên nhiều kiến thức chuyên sâu về hai môn kia gần như không còn nhớ nhiều”, giáo viên dạy Vật lý tâm sự. Tuy nhiên, theo giáo viên này, kiến thức trong SGK tích hợp tương đối nhẹ nhàng, bên cạnh đó, sắp tới sẽ được tập huấn cũng như bồi dưỡng kiến thức nên giáo viên cũng sẽ thích nghi dần với cách học tích hợp;học tích hợp là một xu thế.
Chia sẻ về việc tích hợp SGK tại buổi tọa đàm bàn về SGK lớp 2 và lớp 6 diễn ra mới đây, PGS. TS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 (bộ Cánh Diều),nói: “Ở Việt Nam, đây là môn học đầu tiên tích hợp. Vì vậy, khi viết SGK môn học tích hợp để giáo viên trong điều kiện đang dạy riêng lẻ từng môn có thể dạy được và yên tâm để dạy là một thách thức rất lớn”.
“Khi viết, chúng tôi đưa ra phương châm SGK mới kế thừa được điểm hay, điểm ưu việt của SGK hiện hành, nhưng phải tinh giản, đạt được yêu cầu của hiện đại và phải thiết thực. Học cái gì, không học cái gì và phải gắn liền với cuộc sống. Ví dụ, một bài học tải được cả kiến thức Hóa học và Sinh học nhưng ví dụ đó thực sự xa với cuộc sống thì nhận thức của các em lại khó. Chúng ta vẫn dạy kiến thức thế giới đang dạy nhưng kiến thức đó phải được lồng vào những hiện tượng của Việt Nam, lồng vào cuộc sống của học sinh để các em dễ học. Nhưng SGK mới khác với sách hiện hành là phải khơi nguồn sáng tạo”, ông Tuấn nói.
“Khi viết, chúng tôi đưa ra phương châm SGK mới kế thừa được điểm hay, điểm ưu việt của SGK hiện hành, nhưng phải tinh giản, đạt được yêu cầu của hiện đại và phải thiết thực. Học cái gì, không học cái gì và phải gắn liền với cuộc sống. Chúng ta vẫn dạy kiến thức thế giới đang dạy nhưng kiến thức đó phải được lồng vào những hiện tượng của Việt Nam, lồng vào cuộc sống của học sinh để các em dễ học. Nhưng SGK mới khác với sách hiện hành là phải khơi nguồn sáng tạo”. PGS.TS Mai Sỹ Tuấn
Phải quan tâm đến đặc thù cấp học
Ở tiểu học, giáo viên dạy theo lớp, nên một giáo viên sử dụng cả bộ SGK của một lớp, do được phân công dạy.
Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF), nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), cho rằng: Lựa chọn sách giáo khoa (SGK) là công đoạn quan trọng trong lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021. Cần xác định đặc thù của từng cấp học để đưa ra quyết định lựa chọn SGK phù hợp.
Ông Đặng Tự Ân.
Theo đó, việc lựa chọn SGK ở tiểu học sẽ khác lựa chọn SGK ở THCS và THPT. Nhấn mạnh điều này, Giám đốc Quỹ VIGEF làm rõ: Ở tiểu học, giáo viên dạy theo lớp, nên một giáo viên sử dụng cả bộ SGK của một lớp, do được phân công dạy.
Ngược lại, ở THCS và THPT, giáo viên phân công dạy theo môn, nên một giáo viên chủ yếu sử dụng nhiều SGK của cùng một môn và nhiều lớp khác nhau. Giáo viên các cấp học có hình thức tác nghiệp khác nhau nên khác nhau về cách lựa chọn công cụ tác nghiệp, ở đây chính là SGK.
Theo Luật Giáo dục 2019, UBND tỉnh, thành phố quyết định lựa chọn SGK. Tuy nhiên, ông Đặng Tự Ân cho rằng, nên hiểu cấp có thẩm quyền ra quyết định là UBND tỉnh, thành phố; còn trong quá trình lựa chọn SGK để trình UBND quyết định, phải dựa trên cơ sở các trường, giáo viên được trực tiếp thực hiện các khâu trong quá trình lựa chọn. Nghĩa là chỉ thay đổi cấp ra quyết định còn quy trình và cách làm là giống nhau.
Từ quan điểm trên, ông Đặng Tự Ân cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Thông tư cần ghi rõ là hướng dẫn việc lựa chọn SGK lớp 1 bậc tiểu học. Về nguyên tắc lựa chọn SGK (Điều 2), nên quy định lựa chọn một SGK chủ đạo (chính). Các bộ SGK trong danh mục Bộ GDĐT duyệt cho lưu hành là bình đẳng và giáo viên vẫn cần các SGK khác để hiểu biết đầy đủ cách tiếp cận của từng SGK, qua đó xây dựng kế hoạch lên lớp có chất lượng hơn, sát đối tượng.
Mặt khác, sẽ hạn chế giáo viên chỉ quan tâm tới SGK được chọn mà bỏ qua các SGK khác. "Quy định mỗi trường (trong thư viện) có đầy đủ các bộ SGK đã được Bộ GDĐT phê duyệt. Điều này giúp giáo viên có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu các cách tiếp cận bài học từ nhiều SGK khác nhau", ông Đặng Tự Ân nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề biên soạn các bộ SGK mới tiếp theo đây, ông Ân phân tích: Hãy nhìn nhận một cách nghiêm túc về bộ SGK lớp 1 và tổ chức cho các cấp giáo dục đánh giá qua một học kỳ thay SGK mới. SGK mới, quả thực quá "lùm xùm", nhiều chê bai thời gian qua. Người ta nói "Thất bại nhiều lần là lý do của thành công".
Bộ GDĐT mới đây công bố 72 đầu sách của lớp 2 và lớp 6. Đây là cơ hội tốt để các địa phương sớm tiếp cận và tham giai góp ý, giúp Bộ sớm có quyết định ban hành bộ SGK chính thức, trước 5 tháng so với ngày khai giảng năm học mới 2021-2022. Ngoài Hội đồng Thẩm định của nhà nước, Bộ GDĐT còn tiến hành mời các chuyên gia giáo dục, chuyên gia đầu ngành ở nhiều lĩnh vực để đọc thẩm định, phản biện độc lập SGK.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GDĐT có nhắc lại: "Không buông lỏng, mà hãy giám sát chặt chẽ hơn quá trình làm SGK trong cơ chế thị trường" là những tín hiệu rất đáng mừng, chờ đợi cho sự ra đời những bộ sách có chất lượng tiếp theo.
SGK lớp 3,7 "tựa tựa" như SGK lớp 2, 6, vì cùng thuộc giai đoạn giáo dục cơ bản. Tuy nhiên SGK lớp 10 lại khác cơ bản. Đây là bộ SGK đầu tiên của giai đoạn giáo dục nghề ở phổ thông. Mong muốn của những người tâm huyết với giáo dục nước nhà, sớm có bản thảo thô SGK lớp 3,7,10 để có thể dạy thực nghiệm 8 tháng, chí ít nhất là được một học kỳ của năm học 2021-2022.
Giáo viên 4 ngày vừa dạy vừa phải đọc, góp ý 24 cuốn sách giáo khoa? Bộ Giáo dục cần mở diễn đàn góp ý sách giáo khoa công khai để giáo viên, bạn đọc được tự do trình bày ý kiến của mình một cách nhanh và chính xác nhất. Ảnh minh họa 4 ngày cho 24 cuốn sách đọc lướt cũng chưa xong Người viết nhận email của tổ chuyên môn về việc góp ý sách giáo...