TP.HCM: Gần 20 trường ĐH về địa phương chấm thi trắc nghiệm
Kỳ thi THPT quốc gia 2019 cả nước có 63 cụm thi. Để ngăn chặn nâng điểm thi như năm 2018, Bộ GD&ĐT đã quy định rõ các đơn vị – trường đại học chấm thi trắc nghiệm.
Bộ GD&ĐT đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn gian lận trong kỳ thi THPT 2019.
Năm nay, TP.HCM có gần 20 trường đại học (ĐH) được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ chủ trì chấm thi môn trắc nghiệm tại các cụm thi địa phương.
Theo đó, các trường ĐH Bách khoa, Kinh tế – Luật, Khoa học tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM chủ trì chấm thi trắc nghiệm tại cụm thi TP.HCM. ĐH Nông lâm TP.HCM chủ trì chấm thi trắc nghiệm tại cụm thi tỉnh Gia Lai. ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chấm thi tại cụm thi tỉnh Đắk Lắk.
Tại tỉnh Đắk Nông sẽ do ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM chủ trì chấm thi môn trắc nghiệm. ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM chủ trì chấm thi tại tỉnh Bình Thuận, ĐH Tôn Đức Thắng được giao nhiệm vụ chấm thi trắc nghiệm tại tỉnh Bình Phước.
ĐH Ngân hàng TP.HCM nhận nhiệm vụ chủ trì chấm thi trắc nghiệm tại cụm thi tỉnh Bình Dương. Tỉnh Đồng Nai do ĐH Công nghiệp TP.HCM phụ trách chấm thi. ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ phụ trách công tác chấm thi tại tỉnh Long An, ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ chấm thi tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
ĐH Tài nguyên và Môi trường THPT chủ trì chấm thi trắc nghiệm tại cụm thi tỉnh Tiền Giang, ĐH Kinh tế TPHCM chấm thi tại tỉnh Vĩnh Long, ĐH Sài Gòn chấm thi tại tỉnh Trà Vinh.
Cụm thi tỉnh Sóc Trăng sẽ do ĐH Luật TP.HCM và cụm thi tỉnh Bạc Liêu do ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) chủ trì chấm thi môn trắc nghiệm.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT cho biết, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 về cơ bản đã hoàn tất. Để ngăn chặn tối đa việc gian lận tại kỳ thi năm nay, Bộ GD&ĐT đã đưa ra các giải pháp như các trường CĐ, ĐH không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình; bốc thăm phân cán bộ coi thi, bốc thăm phương án phát đề thi trắc nghiệm; đặt camera giám sát phòng chấm thi, mã hóa toàn bộ dữ liệu chấm thi, chấm kiểm tra tất cả các bài thi tự luận có điểm cao…
Theo infonet
Trường đại học chủ trì chấm thi, sẽ hết tiêu cực?
Bộ GD-ĐT vừa công bố phân công nhiệm vụ các trường đại học (ĐH) tham gia coi thi và chủ trì chấm thi trắc nghiệm ở 63 cụm thi trên cả nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giải pháp này không mới và chỉ mang tính chữa cháy.
Về lâu dài, Bộ GD-ĐT nên có phương án thay thế khi kỳ thi này cáo chung sau năm 2020. Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục về những giải pháp mang tính dài hơi trong cải tiến, đổi mới thi cử.
PGS-TS ĐỖ VĂN XÊ - Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TPHCM: Không có tiêu cực trong coi thi, chấm thi
Việc gian lận thi cử nằm ở khâu chấm thi và nhập điểm lên hệ thống dữ liệu. Do đó, việc phân công các trường đi coi thi sẽ không có tác động đến việc chống gian lận. Có điều khác với năm ngoái, năm 2019, Bộ GD-ĐT giao cho các trường ĐH chấm thi trắc nghiệm sẽ ổn hơn. Nếu nhìn lại sẽ thấy, năm đầu tiên tổ chức thi lấy kết quả dùng cho xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH (năm 2015), các trường ĐH tổ chức thi theo cụm và các trường ĐH chấm thi. Năm đó chỉ có trục trặc về công bố điểm thi chứ không có tiêu cực trong coi thi, chấm thi động trời như hiện nay.
Điều này tôi đã đề nghị nhiều năm rồi mà Bộ GD-ĐT không ghi nhận. Không phải bộ không biết việc giao cho các trường ĐH chấm thi sẽ hạn chế gian lận, nhưng có vẻ như bộ bị... áp lực nên để các tỉnh, thành giành việc tổ chức thi và chấm thi, tạo nên những con số đẹp cho địa phương.
TS HOÀNG NGỌC VINH - Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT): Cần đầu tư một ngân hàng đề thi
Nguyên nhân hàng đầu của việc gian lận thi cử năm 2018 là dùng kết quả thi và học lực để xét tuyển vào ĐH, cộng với việc thiết kế kỹ thuật đề thi quá dễ để gian lận.
Đã đến lúc cần tính đến giải pháp khác trên tinh thần phân cấp cho địa phương, tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH và hiện đại hóa công tác đo lường trong giáo dục. Điều ấy được hiểu là Bộ GD-ĐT nên có chỉ đạo và đầu tư làm một ngân hàng đề thi đủ lớn, thử nghiệm khoảng 3 - 5 năm đảm bảo ổn định và chuẩn hóa rồi cung cấp cho các địa phương tự tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT. Với các đề thi chuẩn thì việc đánh giá chất lượng giáo dục so sánh giữa các địa phương để làm chính sách giáo dục vẫn tốt. Việc tuyển vào ĐH, tùy các trường có thể lấy kết quả kỳ thi THPT nếu họ tin tưởng, hoặc sử dụng đề thi do cơ quan khảo thí của bộ cung cấp, hoặc kết hợp cả các hình thức khác...
Thực tế diễn ra trong kỳ thi THPT vài năm qua, tôi thấy ý tưởng thì tốt nhưng thiếu thực tiễn. Có ý tưởng đổi mới mà không có khả năng thực hiện được ý tưởng, là sự lãng phí ý tưởng. Thời gian để có một ngân hàng trắc nghiệm không phải ngày một ngày hai, mà phải mất vài ba năm với nguồn lực chuyên gia và tài chính đầy đủ. Đổi mới vội vã, thiếu lộ trình, kế hoạch dài hơn thì rủi ro sẽ nhiều hơn.
Th.S PHẠM THÁI SƠN - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông (Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM): Cải tiến khâu đánh giá phù hợp chương trình đào tạo
Có lẽ kỳ thi sử dụng cho nhiều mục đích là quá khó, những lợi ích lớn của kỳ thi như kỳ vọng ban đầu đã bị làm mờ bởi những tiêu cực. Thực ra, tổ chức một kỳ thi như thế này rõ ràng là hiệu quả về mặt kinh tế, giảm được chi phí xã hội khá lớn, đặc biệt các thí sinh khó khăn ở vùng xa đã bớt tốn kém. Nhưng cùng một lúc để vừa đánh giá tốt nghiệp vừa tuyển chọn học sinh, có lẽ là khó. Chưa kể đến việc bị lợi dụng để trục lợi của một số cá nhân. Về lâu dài thì phải cải tiến khâu đánh giá cho phù hợp với chương trình đào tạo, với việc tốt nghiệp thì nên giao về địa phương chủ trì và tổ chức đánh giá theo chuẩn đầu ra của chương trình.
Trung tâm khảo thí cấp quốc gia cần nhanh chóng triển khai để khâu đánh giá được trở thành một dịch vụ, các trường có thể sử dụng. Vấn đề này vừa phù hợp chủ trương về tự chủ trong công tác tuyển sinh của các trường được quy định trong luật, vừa đảm bảo chất lượng cho công tác đánh giá, vừa giảm chi phí hao tốn cho các trường cũng như xã hội.
Rõ ràng trong kỳ thi vừa qua thì sai phạm xảy ra là với mục đích vào ĐH, chứ không phải là mục đích tốt nghiệp THPT của các thí sinh. Bộ cũng đã khuyến khích các trường đánh giá riêng, tự chủ trong tuyển sinh, nhưng đâu phải trường nào cũng đủ nguồn lực để thực hiện. Vấn đề này, lỗi Bộ GD-ĐT là 1 thì lỗi các trường là 5 và lỗi ở tỉnh là 10.
Th.S HỨA MINH TUẤN - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM: Có trung tâm đánh giá năng lực độc lập
Tạm thời, khi các bộ cùng vào cuộc xử lý nghiêm những tiêu cực thì năm 2019 có thể ổn. Dù sao, Bộ GD-ĐT đã cam kết phương án thi THPT quốc gia với 2 mục tiêu xét tốt nghiệp và dùng kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, cao đẳng sẽ thực hiện đến hết năm 2020.
Sau 2020 và tiếp nữa, chúng ta nên tính phương án xây dựng ngân hàng đề thi, có trung tâm đánh giá năng lực và tổ chức như kỳ thi SAT của Mỹ sẽ tốt hơn. Những trường nào muốn tuyển sinh riêng thì kết hợp kỳ thi đánh giá năng lực như hiện nay. Ngân hàng đề thi quốc gia nếu như phương án tôi đưa ra là phải chuẩn bị từ bây giờ và phải quyết tâm làm.
PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Nên giao việc chấm thi cho các trường ĐH
Việc giao chấm thi cho địa phương làm là một sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến tiêu cực như năm 2018. Năm nay, Bộ GD-ĐT thay đổi theo cách cũ, đó là giao việc chấm thi cho các trường ĐH chủ trì. Cách này sẽ giảm chứ không thể hết hoàn toàn được (còn khâu coi thi, chấm tự luận). Chúng ta phải tính đến phương án có một trung tâm khảo thí độc lập để làm việc này. Nếu chưa có kinh nghiệm thì học nước ngoài mà làm. Người ta làm sao thì mình học theo và làm đúng là được. Chúng ta cứ loay hoay cải tiến, đổi mới thi cử, nhưng càng đổi thấy càng nhiều vấn đề, càng tệ.
THANH HÙNG
Theo SGGP
Trường đại học chủ trì chấm thi trắc nghiệm, kết quả tin cậy hơn? Theo cán bộ quản lý của nhiều trường đại học, việc các trường đại học được giao trách nhiệm chủ trì chấm thi trắc nghiệm chính là một cách làm khác trong việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và sẽ giúp cho kết quả đáng tin cậy hơn. Việc chấm thi trắc nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ do...