TP.HCM đưa nội dung ‘Smartphone trong đời sống xã hội’ vào giảng dạy
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn các trường THCS, THPT thực hiện kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm trong năm học 2020-2021.
Học sinh trung học tham gia hoạt động trải nghiệm tại Đường sách TP.HCM trong một sự kiện do Sở GD-ĐT TP tổ chức trong năm học 2019-2020. Ảnh: H.HG
Theo đó, Sở yêu cầu các trường THCS, THPT đổi mới nội dung các chủ đề giáo dục ngoài giờ lên lớp cho phù hợp với xã hội hiện nay, tiếp cận chương tình trải nghiệm của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trong đó, các trường có thể thực hiện giáo dục theo các chủ đề như: Nghề tương lai trong cách mạng 4.0; Giao tiếp mạng xã hội; Smartphone trong đời sống xã hội; Văn hoá giao thông; Văn hóa gia đình.
Bên cạnh đó, Sở cũng định hướng việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa cần chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo.
Video đang HOT
Được biết, hoạt động trải nghiệm trong nhà trường bao gồm hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm được tổ chức ở các bộ môn trong và ngoài nhà trường. Cụ thể:
Hoạt động ngoại khoá: nhằm củng cố kiến thức rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tổ chức cho nhiều đối tượng khối lớp học sinh tham gia, không xác định được lượng kiến thức trong các môn học và có thu phí trên tinh thần tự nguyện của học sinh. Hoạt động này không kiểm tra đánh giá học sinh.
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức ở các bộ môn trong và ngoài nhà trường: có bài kiểm tra đánh giá học sinh, tổ chuyên môn của trường phải xây dựng kế hoạch, nội dung kiến thức thực hiện, phương thức thực hiện, phương thức kiểm tra đánh giá, đối tượng học sinh và lực lượng giáo viên, giảng viên tổ chức hoạt động dạy học.
Còn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là nội dung giáo dục trong chương trình chính khoá, được bố trí 2 tiết/tháng.
Công khai giá sách giáo khoa và hỗ trợ học sinh khó khăn
Đầu năm học 2020-2021, năm đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới, các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Cần Thơ nghiêm túc thực hiện việc công khai thông tin danh mục, giá sách giáo khoa (SGK), đồng thời có nhiều giải pháp hỗ trợ học sinh khó khăn để các em an tâm đến trường.
Công khai thông tin danh mục, giá sách
Học sinh Trường TH Võ Trường Toản trong ngày khai giảng năm học mới.
Có con vào lớp 1 Trường Tiểu học (TH) Trần Quốc Toản trong năm học này, anh Nguyễn Hoàng Kiên, quận Ninh Kiều, cho biết: "Trên bảng thông báo của Trường có niêm yết danh mục SGK - Kết nối tri thức với cuộc sống, phụ huynh có thể tự mua hoặc đăng ký mua tại Trường. Vợ chồng tôi chuẩn bị sớm nên khi có danh mục sách đã chủ động tìm mua". Theo anh Kiên, bộ sách có giá hơn 300.000 đồng, nếu tính luôn cả bộ vở bài tập, tổng cộng khoảng 500.000 đồng.
Ghi nhận tại các trường TH ở TP Cần Thơ, hầu hết trường đều niêm yết công khai thông tin về SGK, các loại sách tham khảo và cung cấp đầy đủ thông tin về giá để phụ huynh, người dân nắm rõ. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, các trường cũng đã triển khai vấn đề chọn SGK, giúp phụ huynh hiểu và trang bị đủ sách cho con. Theo cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường TH Nhơn Nghĩa 1, huyện Phong Điền, Trường lựa chọn bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, có giá bán khoảng 360.000 đồng (gồm cả sách Tiếng Anh). Thông qua các buổi họp, trường cũng thông tin về đơn vị cung cấp sách và giá cho phụ huynh học sinh. Theo cô Mạch Lệ Xuân, Hiệu trưởng Trường TH Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều), việc nhà trường chọn bộ sách "Chân trời sáng tạo" đã thông tin đến phụ huynh trước ngày đăng ký nhập học. Bộ sách có 10 cuốn, giá trọn bộ khoảng 336.000 đồng bao gồm sách Tiếng Anh (theo giá của Công ty Cổ phần Sách, thiết bị trường học TP Cần Thơ cung cấp).
Trong năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới ở lớp 1, bên cạnh chuẩn bị nguồn lực, ngành Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ chú trọng đến công tác tuyên truyền về sự đổi mới này. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố đã hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác truyền thông thông qua nhiều phương thức. Chẳng hạn, các cơ sở giáo dục thiết kế các sản phẩm truyền thông: pano, áp-phích, Cổng thông tin điện tử của trường,... phù hợp với đối tượng về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện Chương trình GDPT mới tại các cổng trường, góc phụ huynh; qua đó góp phần đưa chủ trương của ngành đến với nhân dân, tạo sự đồng thuận khi triển khai thực hiện.
Về SGK lớp 1, đến ngày 4-5-2020, 100% các cơ sở giáo dục TH trên địa bàn thành phố đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình lựa chọn sách. Có khoảng 25% trường chọn bộ sách Cánh Diều, khoảng 75% trường chọn các bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục; Cùng học để phát triển năng lực. Đại diện Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cho biết: Các trường đã hướng dẫn, tư vấn phụ huynh trong việc chọn, trang bị sách cho học sinh. Phụ huynh có thể mua SGK tại các nhà sách hoặc có thể nhờ nhà trường mua hộ theo đúng giá bìa... Ngoài ra, Sở còn chuẩn bị một số SGK, giúp các trường giải quyết những trường hợp đặc biệt mà đến ngày nhập học, học sinh chưa kịp trang bị sách.
Hỗ trợ học trò khó khăn
Từ đầu năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đã ban hành văn bản số 2282/SGDĐT-GDTH chỉ đạo về việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo trong trường TH. Đồng thời yêu cầu các Phòng GD&ĐT khẩn trương chấn chỉnh, thực hiện nghiêm các nội dung về SGK và tài liệu tham khảo đã được quy định tại Điều lệ trường TH. Sở chỉ đạo mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo. Phụ huynh, học sinh tự mua theo nhu cầu thực tế và tuyệt đối không bắt buộc.
Đối với bộ SGK lớp 1 năm học 2020-2021, thực hiện theo Chương trình GDPT 2018 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt gồm 8 môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc, gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật và 1 môn học tự chọn là Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh), trường TH phải tổ chức công khai, thông tin kịp thời để học sinh và phụ huynh biết, đảm bảo tất cả học sinh đều có SGK phục vụ nhu cầu học tập trong năm học mới. Trường hợp phụ huynh không có khả năng mua SGK do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà trường có thể sử dụng tủ sách dùng chung cho học sinh mượn để học.
Theo lãnh đạo các địa phương, ngành Giáo dục đã chủ động tìm giải pháp nhằm đảm bảo không để học sinh thiếu SGK khi đến trường. Các trường học trang bị sách ở thư viện để những em hoàn cảnh khó khăn chưa mua sách có thể mượn sách để sử dụng. Ngoài ra, các chi hội khuyến học, ban đại diện cha mẹ học sinh vận động xã hội hóa để mua thêm sách tặng cho học sinh nghèo, khó khăn...
Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cho biết: Đến nay, ngành chưa ghi nhận trường hợp học sinh khó khăn nào mà không có sách đến trường. Các địa phương cũng đảm bảo nhu cầu sách cho cán bộ giáo viên và học sinh theo danh mục sách mà nhà trường đã chọn.
Các địa phương nỗ lực chuẩn bị cơ sở vật chất thực hiện đổi mới giáo dục Bộ GD&ĐT đã tổ chức các đoàn kiểm tra thực tế tại một số địa phương về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo cho triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới; sắp xếp mạng lưới trường học; an toàn trường học. Ghi nhận từ các cuộc kiểm tra cho thấy, mỗi địa phương đều căn cứ...