TPHCM đề xuất tự tổ chức xét tốt nghiệp THPT
Sở GD-ĐT TPHCM đề xuất cho phép ngành giáo dục TPHCM những cơ chế đặc thù, trong đó nhấn mạnh đến việc giao cho Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm với UBND thành phố tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Trong báo cáo tham luận về công tác giáo dục và đào tạo TPHCM năm học 2017-2018, Sở GD- ĐT TPHCM đã nêu ra đề xuất cho phép giáo dục thành phố những cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm triển khai những giải pháp mang tính đột phá, đổi mới.
TPHCM đề xuất thành phố chủ động xét tốt nghiệp THPT
Cụ thể, thành phố đề xuất, giao cho các Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm với UBND thành phố tổ chức xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhà trường và giáo viên giảng dạy có trách nhiệm đánh giá định kỳ học sinh, Sở GD-ĐT tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp. Các trường đại học, cao đẳng tự tổ chức tuyển sinh theo nguyện vọng của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Sở GD-ĐT TPHCM cũng đề xuất Bộ GD-ĐT cần có sự linh hoạt trong một số quy định. Như định hướng mở trong biên chế năm học (thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay); cơ cấu giờ, tiết học cũng linh hoạt học 1 buổi, 2 buổi hoặc học cả ngày để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp với đặc điểm của những địa phương khó khăn. Cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương.
Đề xuất tăng biên chế giáo viên
Với đặc thù của TPHCM, lượng người nhập cư mỗi năm đều tăng, bình quân mỗi năm tăng 60.000 học sinh. Thành phố dành ngân sách để xây dựng thêm trường, lớp nhằm đảm bảo đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh, hằng năm xây thêm trên 1.000 phòng học.
Ngoài việc tăng phòng học, ngành giáo dục TPHCM cho rằng cần phải tăng biên chế giáo viên đáp ứng số phòng học mới là cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay việc tăng biên chế này hiện đang gặp phải nhiều khó khăn do phải được chấp thuận của Bộ Nội vụ.
Sở cũng kiến nghị, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng trường học, đề nghị Bộ Xây dựng cho phép thành phố thực hiện thí điểm các dự án xây dựng trường học ở các quận nội thành không còn quỹ đất được nâng tầng cao phù hợp thực tế từng địa bàn, tính chất từng dự án một, giải quyết tình trạng thiếu phòng học ở các khu dân cư đông đúc, tập trung và tránh lãng phí kinh phí đầu tư xây dựng mặt bằng chiếm đất xây dựng.
Được biết, tính đến tháng 6/2018, 268 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học từ 3 đến 18 tuổi, đang tiến tới mục tiêu năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân số. Năm học 2017-2018, đã có 85 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư là 4.783 tỷ đồng. Số phòng học mới đưa vào sử dụng năm 2017 là 1.621 phòng học mới.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Video đang HOT
Hà Giang: 330 bài thi được nâng ít nhất từ 1,0 đến 8,75 điểm
Chiều 17/7, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng UBND tỉnh Hà Giang họp báo công bố về điểm thi bất thường trong kì thi THPT quốc gia 2018. Theo đó, có 114 thí sinh với 330 bài thi được nâng điểm ít nhất từ 1,0 đến cao nhất là 8,75 điểm.
Họp báo về điểm thi cao bất thường ở Hà Giang
114 thí sinh được nâng điểm
Theo kết quả rà soát về điểm thi ở Hà Giang, có tổng cộng 114 thí sinh với 330 bài thi được nâng điểm.
Cụ thể, với các bài thi tự luận môn Ngữ văn, đã đối chiếu điểm thi ở trên bài thi của tất cả các thí sinh với biên bản thống nhất điểm. Đối chiếu kết quả thi trên biên bản thống nhất điểm với kết quả đã công bố, kết quả cho thấy hoàn toàn chính xác, trùng khớp.
Tuy nhiên, với bài thi trắc nghiệm, qua xác minh cho thấy có dấu hiệu nâng cao kết quả của thí sinh một cách bất thường.
Cụ thể, có 102 bài thi Toán đã chênh lệch từ 1,0 điểm đến 8 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0 điểm; đã công bố là 9,0 điểm).
Có 85 bài thi Vật lý đã chênh lệch lên từ 1,0 điểm đến 7,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 8, 75 điểm).
Có 56 bài thi Hóa đã chênh lệch từ 1,0 điểm đến 8,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 0,75 điểm; điểm đã công bố là 9,5 điểm).
Có 8 bài thi môn Sinh đã chênh lệch lên từ 1,0 điểm đến 4,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 4,25 điểm; điểm đã công bố là 9,0 điểm).
Có 9 bài thi Lịch sử đã chênh lệch lên từ 1,0 điểm đến 7,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 2,5 điểm; điểm đã công bố là 9,75 điểm).
Có 3 bài thi Địa lý đã chênh lệch từ 1, 25 điểm đến 3,0 điểm (điểm chấm thẩm định là 6,0; điểm đã công bố là 9,0 điểm).
Có 52 bài thi Tiếng Anh đã chênh lệch từ 1,4 điểm đến 7,8 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,2 điểm; điểm đã công bố là 9,0 điểm).
Qua chấm thẩm định có một số bài thi có điểm tăng hơn đã công bố từ 0,2 đến 1 điểm. Cá biệt, có 3 bài thi môn GDCD có điểm chấm thẩm định tăng hơn 5,75 điểm so với đã công bố.
Như vậy, có tổng cộng tất cả 114 thí sinh, với 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lệch hơn 1 điểm so với điểm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lệch lên hơn 20 điểm so với điểm thẩm định. Cá biệt, có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Qua xác minh ban đầu cho thấy Ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang là người trực tiếp can thiệp vào kết quả thi của thí sinh. Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ, củng cố hồ sơ để xử lí các cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Ông Mai Văn Trinh Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục trả lời báo chí
Thay thế toàn bộ kết quả thi ban đầu
Tại cuộc họp báo, ông Mai Văn Trinh Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, cho biết,thực hiện quy chế thi THPT quốc gia năm 2018, Hội đồng chấm thẩm định quyết định:
Kết quả chấm thẩm định được sử dụng để thay thế cho toàn bộ kết quả chấm bài thi trắc nghiệm do Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang công bố ngày 11/7/2018.
Kết quả chấm thẩm định này được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp năm 2018 theo quy chế.
" Hành vi nâng điểm thi cho thí sinh trong khi chấm thi đã vi phạm rất nghiêm trọng quy chế thi. Bộ GDĐT kiên quyết chỉ đạo xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể vi phạm, theo quy định của pháp luật để đảm bảo kỷ cương, nghiêm túc của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và cả cho những năm tiếp theo" - lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Điểm cao bất thường của Hà Giang so với cả nước (Ảnh: vtv.vn).
Hành trình phát hiện, xử lý gian lận điểm thi cao bất thường tại Hà Giang
- Ngày 11/7/2018, kết quả điểm thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 (THPTQG 2018) chính thức được công bố trên cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố và trên các cơ quan thông tấn, báo chí.
Qua dư luận báo chí phản ánh, đồng thời qua rà soát của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia thấy có dấu hiệu bất thường về kết quả điểm thi của một số thí sinh tại Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang.
Ngay khi có dư luận phản ánh nghi ngờ về điểm thi cao bất thường tại Hà Giang, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp trao đổi với đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đề nghị phối hợp chỉ đạo điều tra, làm rõ sự việc để xử lý nghiêm các sai phạm.
- Ngày 12/7/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 2868/BGDĐT-QLCL yêu cầu Ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang kiểm tra, rà soát, xác minh toàn bộ các khâu của Kỳ thi và báo cáo bằng văn bản về Ban Chỉ đạo thi quốc gia. Bộ trưởng Bộ GDĐT đã trực tiếp chỉ đạo rà soát, xác minh và xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) trên tinh thần nghiêm túc, kiên quyết, kịp thời, chính xác theo đúng quy chế và các quy định hiện hành.
- Ngày 13/7/2018, sau khi nhận được báo cáo của Ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2593/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Tổ công tác của Ban Chỉ đạo thi Trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018 chỉ đạo việc kiểm tra, xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi tại Hội đồng thi Trung học phổ thông tỉnh Hà Giang (bao gồm các thành viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an).
Kết quả công tác kiểm tra, xác minh cho thấy có dấu hiệu nâng kết quả điểm thi của thí sinh ở bài thi trắc nghiệm.
Bằng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ đã xác nhận dữ liệu ảnh quét các Phiếu trả lời trắc nghiệm gốc của thí sinh được hoàn thiện trước ngày 03/7/2018 hiện vẫn còn nguyên vẹn, không bị sửa chữa, thay thế. Tuy nhiên, kết quả thi của một số thí sinh có dấu hiệu cao bất thường.
- Ngày 14/7/2018, Ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang đã có Công văn số 787/CV-BCĐ đề nghị Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tiến hành chấm thẩm định toàn bộ các bài thi trắc nghiệm của tất cả các thí sinh thuộc Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang.
- Ngày 15/7/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2594/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Hội đồng chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm Kỳ thi THPTQG 2018 tại Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. Hội đồng chấm thẩm định đã tiến hành chấm thẩm định tất các các bài thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế thi và đã có kết quả.
- Ngày 17/7, Họp báo công bố kết quả chấm thẩm định.
Lãnh đạo Bộ GD&DDT cho rằng, việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia tại các địa phương do Sở GDĐT chỉ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức với phần lớn các môn thi/bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, trong mỗi phòng thi mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng; bài thi trắc nghiệm được chấm bằng máy với quy trình chặt chẽ là giải pháp tốt để đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan của kết quả thi.
Tuy nhiên, tính nghiêm túc, trung thực, độ tin cậy của kết quả thi chỉ đạt được nếu trong mỗi khâu của quá trình tổ chức thi mỗi cá nhân phải thực hiện nghiêm túc quy chế thi.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Đề Toán lớp 10 ở TPHCM: Lời "cảnh tỉnh" cho dạy thêm - học thêm! Đề thi Toán trong kỳ tuyển sinh lớp 10 ở TPHCM vừa diễn ra được nhiều người hoan hô và xem đó như là "lời cảnh tỉnh" cho giáo viên và học sinh... còn nặng nề dạy học nhồi nhét, chạy theo dạy thêm - học thêm. Ngay sau buổi thi môn Toán trong kỳ tuyển sinh lớp 10 ở TPHCM diễn ra...